Hình thức rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí lớp 11

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí lớp 11 trung học phổ thông (Trang 55 - 58)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Hình thức rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí lớp 11

- Thông qua quá trình dạy học trên lớp: Trong một tiết dạy trên lớp đối với HS, bản đồ được sử dụng như một phương tiện khai thác tri thức. Còn đối với GV, bản đồ có thể dùng để kiểm tra kiến thức cũ, truyền thụ kiến thức mới và ra bài tập về nhà. Trong tiết học tại lớp, nếu bài giảng của GV gắn liền với bản đồ, thì HS phải luôn luôn làm việc, vừa nghe, nhìn, vừa suy nghĩ và ghi chép, có vậy mới phát huy được tính tích cực của HS trong việc tham gia vào bài giảng một cách hứng thú.

Sử dụng bản đồ trên lớp trong các khâu khác nhau của một bài học trên lớp là rất cần thiết. cụ thể là:

Bước kiểm tra đầu giờ: Khi kiểm tra bài cũ, GV phải treo bản đồ trước để HS có thời gian quan sát bản đồ và chuẩn bị trả lời câu hỏi, đồng thời vừa trả lời câu hỏi vừa chỉ các đối tượng Địa lí trên bản đồ,…

Ví dụ: Trong tiết giảng bài 10 tiết 2: Kinh tế

Khi kiểm tra bài cũ, GV treo bản đồ Tự nhiên Châu Á lên trước rồi đưa ra câu hỏi: Dựa vào bản đồ treo trên bảng, em hãy trình bày những đặc điểm quan trọng của tự nhiên và xã hội Trung Quốc. Đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế đất nước Trung Quốc.

Bước giảng bài mới: Phải thường xuyên thông qua các thao tác mẫu của GV khi sử dụng bản đồ để khai thác truyền đạt những nội dung của bài giảng, có như vậy HS mới hình dung ra được cách đọc bản đồ ngay trong khi nghe giảng. GV phát vấn HS trong quá trình giảng và đặt ra các câu hỏi để các em suy nghĩ trả lời như thế HS mới lưu ý quan sát bản đồ để trả lời. Từ đó thúc đẩy quá trình rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ, hình thành cho các em tư duy Địa lí trong suốt quá trình lên lớp.

Ví dụ: Khi dạy bài 10 - tiết 2. Bằng phương pháp đàm thoại gợi mở, GV đưa ra những câu hỏi phát vấn HS: Dựa vào bản đồ Kinh tế chung Trung Quốc, em hãy:

+ Nhận xét sự phân bố nông nghiệp, công nghiệp của Trung Quốc

+ Tại sao lại có sự phân bố như vậy? (Gợi ý các em dựa vào kiến thức bài trước để trả lời).

Bước củng cố: Dựa vào nội dung kiến thức vừa học GV kiểm tra và củng cố kiến thức bài học một lần nữa trên bản đồ. Cách làm như vậy sẽ giúp HS hình thành kĩ năng làm việc và từ đó hình thành kiến thức, phát triển tư duy Địa lí cho các em trong suốt quá trình lên lớp.

Ví dụ: GV đưa ra câu hỏi kiểm tra: Dựa vào bản đồ Kinh tế chung Trung Quốc, em hãy chỉ những trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc. Qua đó nhận xét về hướng phân bố các ngành công nghiệp của Trung Quốc trong tương lai.

GV cần chú ý trong các giờ thực hành: Đây là thời gian có ý nghĩa nhất và đóng vai trò quan trọng trong quá trình rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ cho HS.

- Thông qua giờ học ngoại khóa, thựa địa: Để các em có khả năng đối chiếu thực địa với bản đồ, hướng dẫn các em sử dụng bản đồ có tỉ lệ lớn để mô tả các đối tượng Địa lí mà các em quan sát được hoặc hướng dẫn trình bày minh họa các đối tượng Địa lí mà các em thu thập được trong công tác ngoại khóa trên bản đồ. Ngoài mục đích hình thành và rèn luyện kĩ năng bản đồ thì tiết học ngoại khóa thường gây hứng thú rất lớn cho các em đối với môn học.

Do đặc thù của môn Địa lí lớp 11 thể hiện nhũng đối tượng Địa lí tự nhiên, KT – XH của toàn thế giới, của các quốc gia, các vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới nên việc tổ chức cho HS đi tham quan hay đi thực địa là rất khó, không thể thực hiện được. Tuy nhiên, GV có thể rèn luyện kĩ năng bản đồ cho HS thông qua các bài thực hành hay các cuộc thi ngắn. Ví dụ có thể đưa ra các đặc điểm đặc trưng của một quốc gia để học sinh có thể nhìn

bản đồ để tìm tên quốc gia đó hoặc sử dụng lược đồ, bản đồ câm để các em điền các thông tin còn thiếu,…

- Thông qua quá trình tự học và làm bài tập: Hiện nay, vấn đề tự học rất được coi trọng nhằm nâng cao năng lực học tập của HS. Vì vậy hướng dẫn HS làm việc ở nhà với bản đồ là một công việc không thể thiếu trong quá trình dạy một tiết Địa lí.

Trong hình thức học tập này, tính độc lập của HS được thể hiện rõ nét nhất. Vì vậy, nếu HS không được rèn luyện, không có thói quen làm việc độc lập thì thường không hoàn thành nhiệm vụ. Một trong những nhiệm vụ đó là rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo Địa lí cho HS.

Để hướng dẫn các em những kĩ năng, kĩ xảo về Địa lí, GV cần hướng dẫn cho HS cách kết hợp bản đồ với những câu hỏi và bài tập ở cuối bài để củng cố kiến thức trọng tâm, tập so sánh, phân tích, lập bảng, vẽ sơ đồ, biểu đồ.

Trong thực tế hiện nay, nhiều GV chưa thấy hết tầm quan trọng của việc hướng dẫn các kĩ năng, kĩ xảo cho HS nên thường yêu cầu HS làm các bài tập ở nhà một cách chặt chẽ.

Về phía HS, các em cũng chưa thấy hứng thú khi phải thực hiện bài tập ứng dụng và thực hành. Lí do chính là loại bài này thường gây cho các em nhiều lúng túng và đòi hỏi nhiều thời gian, công sức.

Tùy theo trình độ của HS, việc hướng dẫn của GV có thể tỉ mỉ, chi tiết hoặc sơ lược. Các em trước hết cần hiểu rõ: Mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ phải làm, sau đó là trình tự tiến hành. Việc sử dụng bản đồ khi HS tự học không những giúp cho HS học tốt môn Địa lí mà còn giúp cho các em có được một số hiểu biết tối thiểu, đáp ứng nhu cầu thông thường trong cuộc sống xã hội.

Vì vậy, phương pháp học tập Địa lí của HS luôn luôn phải gắn với bản đồ, khi học trên lớp cũng như học ở nhà. GV cần xây dựng cho HS thói quen khi học Địa lí là “học tới đâu chỉ ngay trên bản đồ tới đó”.

2.4. Rèn luyện một số kĩ năng sử dụng bản đồ cần thiết trong quá trình dạy học địa lí 11

Mặc dù ở các lớp dưới các em được hướng dẫn sử dụng các kĩ năng bản đồ nhưng mới chỉ ở mức đơn giản. Đến chương trình Địa lí KT – XH lớp 11 những đòi hỏi về kĩ năng học tập bản đồ của các em phải cao hơn và phong phú hơn. Các kĩ năng sử dụng bản đồ trong chương trình địa lí 11 gồm:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí lớp 11 trung học phổ thông (Trang 55 - 58)