8. Cấu trúc luận văn
2.7.8. Kĩ năng sử dụng bản đồ ngoài thực địa
Tổ chức cho HS các buổi tham quan, buổi học ngoài trời, đi thực địa,… để các em có khả năng đối chiếu thực địa với bản đồ, hướng dẫn các em sử dụng bản đồ có tỉ lệ lớn để mô tả các đối tượng địa lí mà các em quan sát được hoặc hướng dẫn trình bày minh hoạ các đối tượng địa lí mà các em thu thập được trong công tác ngoại khoá trên bản đồ. Ngoài mục đích hình thành và rèn luyện kỹ năng bản đồ thì tiết học ngoại khoá thường gây hứng thú rất lớn cho các em đối với môn học.
Các kĩ năng cơ bản sử dụng bản đồ ngoài thực địa
+ Định hướng bản đồ
Để có thể đọc đúng các chi tiết trên bản đồ, để đo đúng phương giác, để xác nhận được điểm đứng, để chấm đúng tọa độ … trước tiên cần phải biết cách định hướng bản đồ.
Định hướng bản đồ là làm thế nào để đặt bản đồ trùng các phương hướng trên bản đồ với các phương hướng ngoài địa thế.
Để biết hiện nay chúng ta đang ở đâu và sẽ đi về đâu hoặc sẽ đến đâu cần phải biết cách xác định điểm đứng. Có nghĩa là làm thế nào để biết chúng ta đang đứng ở đâu trên bản đồ. Hay là xác định một điểm trên bản đồ tương ứng với một điểm ngoài địa thế.
+ Đến đúng điểm đã định trên bản đồ
Ví dụ bạn đang đứng ở điểm A (chân núi) trên bản đồ, và bạn cần phải đến điểm B (đỉnh núi) nhưng không có đường đi đến đó, cho nên bạn phải cắt rừng. Vậy thì làm thế nào để đến đúng điểm đã ấn định.
Trước tiên chúng ta phải định vị bản đồ - có nghĩa là đặt các phương hướng của bản đồ trùng với phương hướng ở ngoài thực tế.