Phương pháp chọn dự án nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động môi giới bất động sản nhà ở do công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh bất động sản hải phát phân phối tại thành phố hà nội​ (Trang 38)

Tính đến thời điểm hiện nay, cổ phần đầu tư và kinh doanh bất động sản Hải Phát đã và đang phân phối 52 dự án nằm tại các tỉnh trên cả nước. Tuy nhiên, tại địa bàn thành phố Hà Nội thì công ty đang phân phối 10 dự án tập trung ở phía tây Hà Nội các loại hình đa dạng phong phú chủ yếu là chung cư và biệt thự liên kề. Trên cơ sở hoạt động môi giới tại Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh bất động sản Hải Phát đề tài đã chọn 3 dự án mà công ty đang phân phối. Đó là dự án Roman Plaza tại Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội; dự án Bamboo Garden City tại Quốc Oai, Hà Nội và dự án Vinhome Smart City tại Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Đây là ba dự án căn hộ tiêu biểu do Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh bất động sản Hải Phát đang phân phối tại Thành phố Hà Nội, các dự án đều nằm ở khu vực phía Tây Hà Nội, khu vực đang phát triển bậc nhất Hà Nội hiện tại, các dự án được chọn nằm tại nhiều phân khúc từ giá rẻ tới cao cấp, từ nhà ở xã hội tới căn hộ thương mại, từ đó có thể tiến hành nghiên cứu hoạt động môi giới tại các dự án này để thấy được những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện hoạt động môi giới tại dự án từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị góp phần hoàn thiện hoạt động môi giới bất động sản tại Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh bất động sản Hải Phát.

Hình 2.1. Vị trí của 3 dự án nghiên cứu 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập các số liệu về hoạt động của Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh bất động sản Hải Phát: lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức hoạt động, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cố phần đầu tư và kinh doanh bất động sản Hải Phát tới năm 2019.

Thu thập số liệu về bảng hàng tại các dự án nghiên cứu, thông báo chính sách bán hàng tại các dự án nghiên cứu.

Ngoài ra, đề tài còn tham khảo các tài liệu đã được đăng trên các tạp chí chuyên ngành và mạng Internet.

2.3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Để có cái nhìn tổng quan về hoạt động môi giới bất động sản tại các dự án do Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh bất động sản Hải Phát đề tài đã thiết kế mẫu phiếu điều tra, bảng hỏi điều tra (phụ lục) chuyên viên môi giới tại dự án nghiên cứu trong các khối kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh bất động sản Hải Phát nhằm hiểu rõ hơn những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động môi giới bất động sản của các dự án nghiên cứu. Cụ thể đề tài đã phỏng vấn 120 chuyên viên môi giới bất động sản tại các khối kinh doanh khác nhau.

2.3.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

Từ các số liệu, tài liệu thu thập được đề tài tiến hành thống kê tổng hợp các số liệu đã thu thập được về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh bất động sản Hải Phát, cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty, hoạt động kinh doanh tại các dự án nghiên cứu, mẫu phiếu điều tra, bảng hỏi chuyên viên môi giới. Từ đó tiến hành phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh tại dự án nghiên cứu, thấy được những thuận lợi, khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động môi giới nhằm đưa ra một số giải pháp và kiến nghị giúp hoàn thiện hoạt động môi giới tại Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh bất động sản Hải Phát tại thành phố Hà Nội.

2.3.4. Phương pháp chuyên gia

Đề tài, tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, đất đai, các nhà khoa học, lãnh đạo của Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh bất động sản Hải Phát để có được những nhận định rõ hơn về hoạt động môi giới Bất động sản về những yêu cầu khi tham gia hoạt động môi giới. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện hoạt động môi giới bất động sản của Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh bất động sản Hải Phát.

2.3.5. Chỉ tiêu đánh giá

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động môi giới bất động sản được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như sau:

- Nhóm yếu tố về thị trường và pháp luật bao gồm:  Nguồn cung

 Nhu cầu với căn hộ tại khu vực của dự án

 Nền kinh tế chung (sự tăng giảm lãi suất tiền gửi của Ngân hàng Nhà nước, tình hình xã hội,…)

- Nhóm yếu tố về thông tin sản phẩm bao gồm:  Vị trí dự án

 Mật độ xây dựng  Tiện ích nội khu  Tiện ích ngoại khu  Thông tin căn hộ

- Nhóm yếu tố về chính sách bán hàng bao gồm:  Chính sách thanh toán

 Chính sách vay vốn  Quà tặng cho khách hàng  Chế độ hoa hồng cho môi giới - Nhóm yếu tố về truyền thông:

 Truyền thông

 Chuyên môn và kỹ năng của người môi giới  Phương tiện làm việc của người môi giới  Quy định của công ty môi giới

- Nhóm yếu tố liên quan đến khách hàng bao gồm:  Vị trí khách hàng

 Mục đích mua

 Đối tượng khách hàng

Ngoài ra, mức độ ảnh hưởng được đánh giá thông qua 5 thang đo:  Rất ảnh hưởng

 Ảnh hưởng bình thường  Ảnh hưởng

 Ảnh hưởng ít  Không ảnh hưởng

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát chung về thị trường bất động sản tại thành phố Hà Nội 3.1.1. Điều kiện và tiềm năng tự nhiên 3.1.1. Điều kiện và tiềm năng tự nhiên

Nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sông Hồng, Thăng Long – Hà Nội được xem là vùng đất “địa linh - nhân kiệt”, nơi hội tụ nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển thành trung tâm văn hoá - kinh tế - chính trị của cả nước. Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển của Thành phố Hà Nội ngày càng tăng nhanh, sự gia tăng dân số tập trung vào khu vực đô thị trung tâm tạo ra nhiều khó khăn về kiểm soát phát triển cư dân, các điều kiện hạ tầng xã hội và kỹ thuật, kiểm soát đất đai và môi trường đô thị.

Vị thế của Hà Nội

Hà Nội - Thủ đô ngàn năm tuổi của đất nước, có vị thế “rồng cuộn, hổ ngồi”, nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, các mạch núi Tây Bắc và Đông Bắc đã hội tụ về đây và do đó các dòng sông cũng tụ Thủy về Hà Nội để rồi phân tỏa về phía Biển Đông. Hà Nội có diện tích tự nhiên 920,97 km2, kéo dài theo chiều Bắc - Nam 53 km và thay đổi theo chiều Đông Tây từ gần đến trên 30 km. Hà Nội có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên cho phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa. Hà Nội có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, là đầu não chính trị - hành chính Quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; là đầu mối giao thương bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường sông tỏa đi các vùng khác trong cả nước và đi quốc tế.

Tiềm năng tự nhiên

Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực quan trọng cho việc phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.

thấp, đồi và đồng bằng. Trong đó phần lớn diện tích của Thành phố là vùng đồng bằng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng. Điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

Tài nguyên nước mặt: hệ thống sông, hồ Hà Nội thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, phân bố không đều giữa các vùng, có mật độ thay đổi trong phạm vi khá lớn 0,1 - 1,5 km/km2 (chỉ kể những sông tự nhiên có dòng chảy thường xuyên) và 0,67 - 1,6 km/km2 (kể cả kênh mương). Một trong những nét đặc trưng của địa hình Hà Nội là có nhiều hồ, đầm tự nhiên. Tuy nhiên, do yêu cầu đô thị hóa và cũng do thiếu quy hoạch, quản lý kém nên nhiều ao hồ đã bị san lấp để lấy đất xây dựng. Diện tích ao, hồ, đầm của Hà Nội hiện còn lại vào khoảng 3.600 ha. Có thể nói, hiếm có một Thành phố nào trên thế giới có nhiều hồ, đầm như ở Hà Nội. Hồ, đầm của Hà Nội đã tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái đẹp cho Thành phố, điều hòa tiểu khí hậu khu vực, rất có giá trị đối với du lịch, giải trí và nghỉ dưỡng.

Hà Nội không phải là vùng dồi dào nước mặt, nhưng có lượng nước khổng lồ chảy qua sông Hồng, sông Cầu, sông Cà Lồ có thể khai thác sử dụng.

Tài nguyên đất: Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên 92.097 ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm 47,4%, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 8,6%, đất ở chiếm 19,26%.Xuất phát từ yêu cầu sử dụng đất của Thủ đô Hà Nội, có 2 nhóm đất có ý nghĩa lớn nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội, đó là đất nông lâm nghiệp và đất xây dựng.

Hà Nội hiện có 48 công viên, vườn hoa, vườn dạo ở 7 quận nội Thành với tổng diện tích là 138 ha và 377 ha thảm cỏ. Ngoài vườn hoa, công viên, Hà Nội còn có hàng vạn cây bóng mát thuộc 67 loại thực vật trồng trên các đường phố. Các làng hoa và cây cảnh ở Hà Nội như Nghi Tàm, Ngọc Hà, Quảng Bá, Láng, Nhật Tân,v.v... đã có truyền thống từ lâu đời và khá nổi

tiếng gần đây, nhiều làng hoa và cây cảnh được hình Thành thêm ở các vùng ven đô như Vĩnh Tuy, Tây Tựu, và một số xã ở Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn cùng với các loài được chuyển từ các tỉnh phía Nam hoặc hội nhập từ nước ngoài làm cho tài nguyên sinh vật của Hà Nội ngày càng đa dạng và phong phú (Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội, 2020).

3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội tại thành phố Hà Nội

Kinh tế tiếp tục phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Cụ thể năm 2018, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7,37% (cao hơn năm 2017 0,06%); Các ngành đều duy trì tốc độ tăng trưởng khá.

Các ngành, lĩnh vực đều phát triển khá. Về sản xuất công nghiệp và tình hình cung ứng điện: sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2018 ước tăng 7,5%, trong đó, nhóm các ngành đều tăng. Tình hình cung ứng và sử dụng điện trên địa bàn ổn định, đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục phục vụ các sự kiện chính trị - ngoại giao, văn hóa - xã hội, sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của thành phố.

Thu hút đầu tư đạt kết quả nổi bật, thu hút FDI dẫn đầu cả nước; môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện; công tác tháo gỡ khó khăn, khuyến khích thành lập doanh nghiệp được quan tâm. Các cấp lãnh đạo thành phố đặc biệt quan tâm và đẩy mạnh xúc tiến kêu gọi đầu tư các dự án mới, đôn đốc sát sao các cơ quan chuyên môn hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện dự án; tạo môi trường đầu tư lành mạnh, bình đẳng trong tiếp cận đất đai và triển khai dự án. Các chỉ số tổng hợp về năng lực cạnh tranh và cải cách hành chính năm 2019 tiếp tục tăng hạng và giữ vị trí cao so với các tỉnh, thành phố: Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh công bố tháng 4/2019 đứng vị trí 13/63 (tăng 01 bậc); Chỉ số cải cách hành chính đứng vị trí 2/63 (tăng 01 bậc). Thành phố cũng khuyến khích thành lập doanh nghiệp, phát triển kinh tế tư nhân cũng được quan tâm chỉ đạo toàn diện.

Công tác tài chính, ngân sách được thực hiện chặt chẽ, hiệu quả, kịp thời, đúng quy định; cơ cấu chi ngân sách dịch chuyển tích cực theo hướng tăng chi đầu tư; các chính sách tạo nguồn thu bền vững được đẩy mạnh.

Việc chỉ đạo điều hành chi ngân sách cũng được Thành phố Hà Nội thực hiện đúng quy định, tiết kiệm, đáp ứng nhiệm vụ chi thường xuyên và đột xuất. Việc ban hành các chính sách phân cấp mạnh trong lĩnh vực đầu tư công (Quyết định số 20/2018/QĐ-UBND ngày 28/8/2019 của UBND thành phố về việc ban hành Quy định một số nội dung về quản lý đầu tư các dự án đầu tư công của thành phố Hà Nội) cũng tạo sự chủ động cho các sở, ngành và địa phương trong công tác triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, Thành phố cũng đẩy mạnh công tác sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và quản lý, mua sắm tài sản công theo đúng quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết (Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội, 2020).

3.1.3. Thị trường bất động sản tại thành phố Hà Nội thời gian gần đây

Hà nội là một thị trường tiềm năng trong lĩnh vực bất động sản. Trong quý III, Hà Nội có 13.300 sản phẩm (chủ yếu là căn hộ chung cư) được bán trên toàn thị trường, giao dịch 2.966/13.300 sản phẩm. Tỉ lệ hấp thụ tương đương 22,3%. Riêng về sản phẩm căn hộ chung cư mới được chào bán ra thị trường, theo ghi nhận, trong 9 tháng đầu năm, Hà Nội có 7.989 sản phẩm. Riêng quý III có 2.486 sản phẩm, giao dịch 872 sản phẩm. So với cùng kỳ các năm 2018, 2019, lượng giao dịch và tỉ lệ hấp thụ từ các sản phẩm căn hộ mới chào bán quý III/2020 tại Hà Nội giảm mạnh (lượng giao dịch chỉ đạt 15,7% so với quý III/2018 và 28.1% so với quý III/2019). Đáng chú ý, giá căn hộ phân khúc trung, cao cấp tiếp tục gần như đi ngang; trong khi đó phân khúc bình dân tăng nhẹ khoảng 3 - 5%.

Hình 3.1. Lượng cung, giao dịch bất động sản tại Hà Nội quý I-III/2020

Hình 3.2. Lượng cung mới, giao dịch và tỉ lệ hấp thụ căn hộ mới chào bán tại Hà Nội Quý I-III/2020

Hình 3.3. Cơ cấu nguồn cung và giao dịch các phân khúc căn hộ tại Hà Nội Quý III/2020

Hình 3.4. Lượng cung mới, giao dịch và tỉ lệ hấp thụ căn hộ tại Hà Nội Quý III/2020 so với cùng kỳ các năm

Hình 3.5. Biến động giá căn hộ chung cư tại Hà Nội

3.2. Khái quát chung về công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh bất động sản Hải Phát

3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

3.2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tên đầy đủ công ty: Công ty Cổ phần đầu tư và kinh doanh bất động sản Hải Phát

Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 2, tòa nhà CT4, tòa nhà The Pride, khu đô thị An Hưng, phường La Khê, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: (024)32080599

Website: Https://www.haiphatland.com.vn

Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh bất động sản Hải Phát là một đơn vị thành viên của Công ty cổ phần đầu tư Hải Phát (Hai Phat Invest) được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0103017362 ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây.

Trải qua hàng loạt biến động của thị trường, Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh bất động sản Hải Phát đang ngày một hoàn thiện và trưởng thành hơn từ những khó khăn, thử thách và tiếp tục phát huy những thế mạnh của mình trong lĩnh vực môi giới, đầu tư, kinh doanh bất động sản đồng thời đặt mục tiêu trở thành một công ty bất động sản hàng đầu tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động môi giới bất động sản nhà ở do công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh bất động sản hải phát phân phối tại thành phố hà nội​ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)