Kiến nghị đối với Agribank Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh ninh thuận (Trang 96 - 115)

3.3. KIẾN NGHỊ

3.3.2. Kiến nghị đối với Agribank Việt Nam

3.3.2.1. Cơ cấu lại mô hình tổ chức của bộ máy KSNB

Cần nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức và chức năng của Ban kiểm soát thuộc Hội đồng thành viên và Ban kiểm tra, kiểm soát thuộc Tổng giám đốc đảm bảo sự phối hợp hài hòa, tránh chồng chéo để hạn chế tối đa rủi ro về kiểm soát, lãng phí về nguồn lực và nhân lực, nâng cao đƣợc chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của mỗi bộ phận.

Để nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng, đề xuất mô hình tổ chức bộ máy giám sát nội bộ trong đó phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại các Chi nhánh nên chịu sự quản lý công việc trực tiếp từ Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Trụ sở chính, tách bạch quyền lợi ra khỏi chi nhánh để đảm bảo tính độc lập, khách quan trong công tác kiểm soát nội bộ.

3.3.2.2. Hoàn thiện quy trình KSNB

Hoàn thiện quy trình KSNB trên cơ sở phù hợp với những yêu cầu, đặc điểm riêng về hoạt động kinh doanh, về nguồn nhân lực, về công nghệ thông tin, cũng nhƣ tình hình tài chính của ngân hàng.

Xây dựng môi trƣờng kiểm soát thống nhất trong toàn hệ thống theo 13 nguyên tắc của Basel.

Tăng cƣờng hiệu quả của chức năng giám sát của hệ thống KSNB theo hƣớng quy trình phải đánh giá đƣợc các rủi ro tiềm ẩn ở từng bộ phận, từng giai đoạn bằng các phƣơng pháp chuyên môn nghiệp vụ thích hợp thậm chí bằng cả những linh cảm nghề nghiệp. Từ đó sẽ phát hiện ra những điểm kiểm soát nào của quy trình bị hổng, bị yếu và có những biện pháp ngăn chặn khả năng sai phạm từ xa.

3.3.2.3. Cung cấp Modul phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát trên IPCAS theo các tiêu chí thống nhất do Agribank quy định.

Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ tin học trong hoạt động của Agribank nói chung và hoạt động KSNB nói riêng. Khi tăng cƣờng ứng dụng công nghệ tin học trong hoạt động của ngân hàng các thủ tục kiểm tra truyền thống sẽ ít phát huy tác dụng, đòi hỏi phải vận hành những kỹ thuật kiểm tra kiểm soát mới trên cơ sở ứng dụng công nghệ tin học.

Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ tin học đặt ra yêu cầu về kiểm tra kiểm soát công nghệ tin học. Các quy trình đƣợc xử lý tự động trên máy tính, phải đảm bảo tính chính xác và phù hợp của các quy trình này.

Việc ứng dụng công nghệ tin học trong kiểm tra nội bộ phải căn cứ vào chiến lƣợc ứng dụng công nghệ thông tin tổng thể và điều kiện cơ sở hạ tầng về công nghệ của Agribank trong từng giai đoạn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Từ việc nghiên cứu thực tiễn hoạt động KSNB tại Agribank Ninh Thuận ở chƣơng 2 và định hƣớng công tác KSNB của Agribank trong thời gian tới. Trong chƣơng 3, tác giả đề xuất các giải pháp đối với Agribank Ninh Thuận nhằm hoàn thiện hoạt động KSNB. Hoạt động KSNB của Chi nhánh vừa phải đảm bảo tính an toàn cho hoạt động kinh doanh, hạn chế rủi ro xảy ra, vừa phải linh hoạt để không cản trở sự tăng trƣởng của các chỉ tiêu kế hoạch. Bên cạnh đó tác giả cũng đƣa ra các kiến nghị đối với NHNN và Agribank Việt Nam, mong muốn đƣợc tạo điều kiện thuận lợi hơn để có một môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, đƣa ra các đề xuất với Agribank nói chung, Agribank Ninh Thuận nói riêng nhằm hoàn thiện công tác KSNB của toàn hệ thống.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam gia nhập WTO, các chi nhánh của Agribank đang đứng trƣớc những cơ hội và thách thức về cạnh tranh trong nƣớc và quốc tế. Bên cạnh đó, quá trình cổ phần hóa các NHTM quốc doanh và tiến tới nêm yết cổ phiếu của các NHTM cổ phần trên thị trƣờng chứng khoán đòi hỏi gắt gao hơn các tiêu chuẩn về sự an toàn về tài chính, hoạt động hữu hiệu và hiệu quả, phòng tránh đƣợc rủi ro…của các NHTM. Chính vì vậy, Agribank Việt Nam nói chung và Agribank Ninh Thuận nói riêng cần nỗ lực hơn nữa trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống KSNB của mình.

Thực hiện mục tiêu, nội dung và phạm vi nghiên cứu, đề tài đã hoàn thành những nội dung chính sau:

Một là, tập hợp những lý luận cơ bản về KSNB của NHTM. Luận văn trình bày rõ những khái niệm, mục tiêu, yếu tố cấu thành hệ thống KSNB của NHTM. Trên cơ sở kinh nghiệm KSNB của một số NHTM trên thế giới và trong nƣớc thời gian qua, tác giả đã rút ra đƣợc những bài học kinh nghiệm về hoạt động KSNB cho Agribank Ninh Thuận.

Hai là, tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động KSNB tại Agribank Ninh Thuận trong giai đoạn 2014 - 2016. Đồng thời, kết hợp khảo sát, phân tích, đánh giá hoạt động KSNB từ 195 cán bộ nhân viên của hội sở chính và 7 chi nhánh trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Trên cơ sở đó, đánh giá những mặt đạt đƣợc, những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong hoạt động KSNB tại Agribank Ninh Thuận trong thời gian qua.

Ba là, tác giả đã đề xuất năm nhóm giải pháp chính và kiến nghị với NHNN cũng nhƣ với Agribank Việt Nam để hoàn thiện hoạt động KSNB của Agribank Ninh Thuận trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Lan Anh (2013), Luận án tiến sỹ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các tập đoàn hóa chất Việt Nam, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

2. Lý Hoàng Ánh, Trần Mai Ƣớc 2015, Về Hiệp ƣớc Basel và những gợi mở cho các Ngân hàng Việt Nam trƣớc thềm AEC. Tạp chí phát triển và hội nhập số 26, tr 66-69, tháng 01-02/2016

3. Agribank Ninh Thuận, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014 4. Agribank Ninh Thuận, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015 5. Agribank Ninh Thuận, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016

6. Hoàng Thị Quỳnh Giao, 2016, “Kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Quảng Trị”, luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.

7. Phạm Quang Huy 2014, Bàn về COSO 2013 và định hướng vận dụng trong việc giám sát quá trình thực thi chiến lược kinh doanh. Tạp chí phát triển và hội nhập số 15, tr 29- 33, tháng 03-04/2014

8. PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền (2013), Giáo trình Quản trị doanh nghiệp tập II, NXB KTQD, Hà Nội, tr.232

9. Nguyễn Thị Hƣơng Liên 2015, Bài học từ thất bại của hệ thống KSNB ngân hàng thương mại, Tạp chí nghiên cứu khoa học kiểm toán

10. Nguyễn Thị Loan 2004, Kiểm toán nội bộ theo quan điểm hiện đại và thực tế tại ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng số 1

11. Luật 47/2010/QH 12, Luật các TCTD ngày 16/6/2010

12. Ngân hàng Nhà nƣớc (2011), Thông tƣ số 16/2011/TT-NHNN ngày 17/8/2011, quy định về KSNB, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

13. Ngân hàng Nhà nƣớc (2011), Thông tƣ 44/TT-NHNN ngày 29/12/2011, quy định về hệ thống KSNB và kiểm toán nội bộ của Tổ chức tín dụng, Ngân hàng nước ngoài.

14. Ths.Nguyễn Minh Phƣơng (2014). Một số yếu kém trong quy trình kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại và khuyến nghị. Tạp chí ngân hàng [6, tr.26-30]

15. Nguyễn Thị Thu Phƣơng (2013), Một số vấn đề về kiểm soát nội bộ, Tạp chí công thương, số 1 tháng 6, trang 34-39, tr.381

16. Ngô Thái Phƣợng, Lê Thị Thanh Ngân 2015, Khuôn khổ hệ thống KSNB theo tiêu chuẩn Basel. Tạp chí thị trƣờng tài chính tiền tệ số 5, tr 18 – 21, tháng 05/2015

17. Quyết định số 969/QĐ/HĐTV – BKS ngày 22/12/2014 của Hội đồng thành viên Agribank “Về việc ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của kiểm soát nội bộ NHNN & PTNT Việt Nam

18. Trần Thị Giang Tân và cộng sự, Kiểm soát nội bộ, Trƣờng Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh, NXB Phƣơng Đông, 2010, tr 21

19. Trần Thị Thìn, 2016, “Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Quận 5”, luận văn thạc sỹ, Đại học Ngân hàng TP.HCM

20. Chu Thị Thùy Trang, 2,016 “Hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Phú Mỹ”, luận văn thạc sỹ, Đại học Ngân hàng TP.HCM

21. Lê Thị Thu Vân, 2016, “Nâng cao hiệu quả kiểm tra kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bình Phước “,luận văn thạc sỹ, Đại học Ngân hàng TP.HCM

22. Basel Committee 1998. Framework for Internal Control In Banking Organisations. 23.J.R.Beddington et al (2007), Current problems in the management of maritime fisheries, Science Journal, Vol 316, p.1713-1716., tr.40

24. COSO 1992, Committee of Sponsoring Organizations (1992), COSO Internal control- Integrated Framework

25. COSO 2013. Internal Control – Intergrated frameword Executive summary. Dictionnary of banking systerms (1997), Thomas D.Fitch

26. Lous D.Etherington, PhD and Irene M.Gordon, PhD (1985), Internal Control In Canadian Corporatons, Canada

27. Kinney William R et al (1990), Assertions-based standards for intergrated internal control, Accounting Horizon,Vol.4, Issue 4, p 1-8.].

28. Oxford University Press (2005), Oxford Advance Learner‟s dictionary 7th

29. Ragar Amanson (1987), Theoretical and practical fishery management, Managing fishery resources Journal, p3-10, tr.68

30. Victor.Z.Brink và Herbert Witt (2000), Kiểm toán nội bộ hiện đại, Bản dịch của Khoa kế toán trƣờng đại học Kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Tài chính, Hà nội,17

31. http://gaalliance.org 32. ww.afsscorp.stormloader.com 33. http://www.nhandan.com.vn/phapluat/thoi-su-phap-luat/item/30818802-lo-hong-va- su-kiem-soat-yeu-kem-o-ngan-hang-xay-dung-viet-nam.html 34.http://www.thesaigontimes.vn/157458/Kiem-soat-tien-nha-nuoc-nhin-tu-vu-an- OceanBank.html

PHỤ LỤC 01

PHIẾU KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

Nhằm mục đích nghiên cứu, đánh giá một cách xác thực về thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ đang đƣợc áp dụng tại Agribank Ninh Thuận để có thể đƣa ra các nhận xét và ý kiến tƣ vấn một cách phù hợp nhất, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý quản lý của Agriabnk Ninh Thuận, kính mong Anh/Chị bớt chút thời gian trả lời bảng câu hỏi điều tra đã thiết kế sẵn và gửi đến Anh/Chị trong phong bì này. Các thông tin mà Anh/Chị cung cấp chỉ nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận văn và sẽ không đƣợc cung cấp cho bất kỳ ai nếu chƣa đƣợc sự đồng ý của quý vị.

THÔNG TIN CÁ NHÂN

Họ tên: ……….

Thuộc Phòng………..

Đơn vị công tác: ……….

Số năm công tác:……….

Anh/Chị vui lòng đọc câu hỏi trong phiếu điều tra và đánh dấu X vào một trong 05 ô cho điểm của từng câu hỏi theo quan điểm của Anh/Chị.

1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Không có ý kiến

4. Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý

Rất mong sự hợp tác của các Anh/Chị, xin trân trọng cảm ơn

S T T

VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

LỰA CHỌN 1 CÂU TRẢ LỜI Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Hoàn toàn không đồng ý I. MÔI TRƢỜNG KIỂM SOÁT

Tính chính trực và giá trị đạo đức

1

Chi nhánh tạo dựng môi trƣờng văn hoá ngân hàng nhằm nâng cao tính chính trực và giá trị đạo đức của nhân viên.

2

Chi nhánh ban hành và áp dụng những quy tắc về đạo đức nghề nghiệp và các chuẩn mực đạo đức.

3

Chi nhánh xử lý những vi phạm đạo đức nghề nghiệp (gian lận, giấu giếm sai sót, không thực hiện theo quy trình...) theo đúng quy định.

4

Chi nhánh ban hành dƣới dạng văn bản các quy định cụ thể phòng ngừa và xử lý khi ban lãnh đạo và các nhân viên lâm vào tình thế xung đột lợi ích.

5

Chi nhánh phổ biến cho nhân viên hiểu rõ về các quy tắc đạo đức nghề nghiệp và các quy định xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp để thực hiện theo.

6 Chi nhánh yêu cấu tất cả các nhân viên ký cam kết tuân thủ các quy định.

7

BGĐ và các cấp quản lý của Chi nhánh có hành vi ứng xử, tƣ cách đạo đức gƣơng mẫu và hiệu quả công việc cao.

Năng lực nhân viên

8 Chi nhánh thực hiện đúng theo quy định về

tuyển dụng nhân viên.

9 Vị trí hiện tại của Anh/Chị đảm bảo đứng

10

Anh/chị thƣờng xuyên làm việc dƣới áp lực lớn nhƣ: khối lƣợng công việc đảm nhận quá nhiều, chỉ tiêu phải đạt đƣợc quá cao.

11

Khi các nhân viên nghỉ phép có sự uỷ quyền, bàn giao bằng văn bản để đảm bảo công việc đƣợc hoàn thành.

12 Anh/Chị thƣờng xuyên báo cáo hiệu quả công việc của minh với cấp trên.

Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ

13 Ban giám đốc và các cấp quản lý đánh giá cao vai trò của KSNB.

14 Chi nhánh thành lập phòng kiểm tra, KSNB độc lập với các phòng ban, bộ phận khác.

Triết lý quản lý và phong cách điều hành

15

BGĐ và các cấp quản lý thận trọng trong quyết định liên quan đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

16 BGĐ và các cấp quản lý thể hiện phong cách điều hành hoạt động rõ ràng.

17 Chi nhánh có các văn bản, sơ đồ cụ thể trong hoạt động quản lý tổng thể.

18

BGĐ và các cấp quản lý minh bạch trong công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

19 BGĐ và các cấp quản lý có thái độ và hành động đúng đắn trong việc áp dụng những quy định, chính sách của Agribank và Nhà nƣớc trong hoạt động kinh doanh.

Cơ cấu tổ chức và phân chia quyền hạn

20 Chi nhánh ban hành văn bản và xây dựng chức năng, nhiệm vụ từng phòng/ban.

21

Chi nhánh có sơ đồ tổ chức, sự phân định trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng đối với từng cán bộ.

22 Các phòng/ban có sự phối hợp làm việc

23 Cơ cấu tổ chức hiện tại của chi nhánh tạo nên sự chồng chéo trong công việc.

24 Cơ cấu tổ chức hiện tại của Chi nhánh đảm bảo cho các thủ tục kiểm soát phát huy hiệu quả. 25 Quyền hạn giữa các phòng ban bị trùng lặp.

26

Chi nhánh đã ban hành văn bản quy định rõ ràng những ai có quyền và hoặc uỷ quyền phê duyệt toàn bộ hay một số quy trình nghiệp vụ.

Chính sách nhân sự

27

Chi nhánh thực hiện đúng theo quy định về đào tạo, đánh giá nhân viên, trả lƣơng, phụ cấp hay khuyến khích nhân viên.

28

Khi vào làm việc tại Ngân hàng Anh/ chị đƣợc đào tạo đầy đủ các nghiệp vụ cần thiết cho công việc mà Anh/chị đảm nhiệm.

29 Chi nhánh thƣờng xuyên tổ chức huấn luyện, đào tạo nâng cao trình độ nhân viên.

30 Chi nhánh xây dựng và thi hành quy chế khen thƣởng, kỹ luật rõ ràng.

31

Anh/Chị nhận thức đƣợc trách nhiệm của mình đối với công việc, các biện pháp xử lý ( nhắc nhở, cảnh cáo, kỹ luật, sa thải...) khi vi phạm điều lệ, không tuân thủ quy trình nghiệm vụ.

II. ĐÁNH GIÁ RỦI RO Thiết lập mục tiêu

32

Chi nhánh xác định sứ mệnh và định hƣớng phát triển, mục tiêu cụ thể ở từng giai đoạn.

33 Anh/ Chị biết mục tiêu tổng thể của Chi nhánh mình.

34

Mục tiêu chung của Chi nhánh đƣợc cụ thể hoá thành mục tiêu cho từng bộ phận (dƣ nợ, huy động vốn, tỷ lệ nợ xấu, thu dịch vụ...) trong đơn vị.

Nhận dạng rủi ro

35

Chi nhánh nhận dạng và lƣờng trƣớc những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ.

36

Các yếu tố liên quan đến sự kiện tiềm tàng (yếu tố bên ngoài, yếu tố bên trong, chính trị, xã hội...) đƣợc chi nhánh xem xét đầy đủ.

37

Trƣớc khi triển khai một sản phẩm mới chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh ninh thuận (Trang 96 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)