Đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh ninh thuận (Trang 60 - 64)

Hệ thống kiểm soát nội bộ của Agribank Việt Nam đã thực hiện quy trình đánh giá rủi ro khá hiệu quả để có thể ứng biến kịp thời với rủi ro. Tại mỗi chi nhánh đều áp dụng quy trình để tự đánh giá những rủi ro trong điều kiện hoạt động đặc thù.

2.2.2.1. Thiết lập mục tiêu

Mục tiêu của Agribank Ninh Thuận là cùng với toàn hệ thống giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thƣơng mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tƣ vốn cho nền kinh tế quốc gia, chủ lực trên thị trƣờng tài chính; tập trung toàn nguồn lực và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nƣớc; duy trì tăng trƣờng tín dụng ở mức hợp lý đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả; cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại, chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng. Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, mỗi phòng ban, bộ phận phải xây dựng những mục tiêu chi tiết, cụ thể để đạt đƣợc mục tiêu chiến lƣợc của chi nhánh. Mục tiêu phải đảm bảo tính rõ ràng, khả thi, có thể đo lƣờng đƣợc và có thời hạn xác định. Giám đốc chi nhánh, các trƣởng bộ phận chịu trách nhiệm xây dựng mục tiêu và trực tiếp đôn đốc giám sát các cán bộ, nhân viên hƣớng

đến những mục tiêu chung trong năm để đạt kế hoạch ngắn hạn trên con đƣờng phấn đấu vì mục tiêu dài hạn.

Hình 2.12. Kết quả khảo sát về thiết lập mục tiêu

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Việc xác định mục tiêu cũng nhƣ cụ thể hóa mục tiêu thành từng nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận của chi nhánh đƣợc thực hiện rất tốt (100% ý kiến hoàn toàn đồng ý).

2.2.2.2. Nhận dạng rủi ro

Agribank có bộ phận đánh giá rủi ro riêng tại Trụ sở chính. Hằng năm, đều có các báo cáo về các yếu tố liên quan đến sự kiện tiềm tàng. Từ đó, nhận dạng và lƣờng trƣớc rủi ro và ban hành thành văn bản để triển khai đến toàn hệ thống Agribank, phổ biến đến các chi nhánh và áp dụng. Trƣớc khi triển khai áp dụng sản phẩm mới, Agribank cũng nghiên cứu đến các mức độ rủi ro khi ban hành sản phẩm để đƣa ra quy trình sản phẩm (100% ý kiến hoàn toàn đồng ý).

Hình 2.13. Kết quả khảo sát về nhận dạng rủi ro

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

0 20 40 60 80 100

Xác định sứ mệnh và định hướng phát triển

NV biết mục tiêu tổng thể của Chi nhánh Cụ thể hoá mục tiêu chung

thành mục tiêu cho từng … Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 0 20 40 60 80 100 Nhận dạng trƣớc rủi ro Xem xét các yếu tố tiềm tàng Phổ biến các rủi ro trƣớc khi

áp dụng sản phẩm mới Các Phòng/Ban tƣ vấn rủi ro

cho BGĐ Hoàn toàn không đồng ý

Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý

Tuy chi nhánh đã xây dựng những văn bản đánh giá rủi ro nhƣng chƣa thực sự chủ động vào việc nhận diện rủi ro, thƣờng tập trung vào việc phát hiện và giảm thiểu rủi ro.

Kết quả khảo sát cho thấy chi nhánh chƣa thực sự quan tâm tới các yếu tố có thể dẫn tới rủi ro nhƣ: Có những thay đổi trong môi trƣờng hoạt động, sự xuất hiện nhân sự mới, đặc biệt là nhân sự cấp cao, áp dụng công nghệ mới và mô hình kinh doanh mới, thay đổi chính sách kế toán. (46% khẳng định điều này).

Việc tƣ vấn rủi ro từ các phòng chức năng cho ban lãnh đạo không đƣợc chú trọng ở chi nhánh (chỉ có 54% ý kiến cho rằng có sự tƣ vấn cho lãnh đạo).

2.2.2.3. Đánh giá rủi ro

Tại Agribank Ninh Thuận, chƣa có bộ phận đánh giá rủi ro, vì đây chỉ là một mảng hoạt động trong các phòng nghiệp vụ nên việc tƣ vấn rủi ro cho Ban giám đốc chủ yếu từ nhân viên trực tiếp thực hiện nghiệp vụ hoặc trƣởng, phó phòng phụ trách. Vì vậy, việc tƣ vấn rủi ro đƣợc đánh giá theo nhiều cấp độ. Trụ Sở chính Agribank thực hiện việc đánh giá rủi ro hoạt động cho toàn hệ thống. Tuy nhiên tại các chi nhánh chƣa có bộ phận đánh giá rủi ro độc lập. (100% ý kiến hoàn toàn đồng ý)

Hình 2.14. Kết quả khảo sát về đánh giá rủi ro

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Việc xác định các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tại chi nhánh là tự các bộ phận nghiệp vụ thực hiện, tổng hợp báo cáo Ban Giám đốc để phân tích, đƣa ra những cảnh báo chung cho toàn chi nhánh.

Điều này đƣợc thể hiện trong các mặt hoạt động của chi nhánh. Nhƣ đối với hoạt động cho vay, chi nhánh luôn chủ động phân loại nợ để phát hiện rủi ro kịp thời.

0 20 40 60 80 100

Có bộ phận đánh giá rủi ro độc lập Phân tích thường xuyên

đã phát hiện rủi ro

Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý

Không có ý kiến Đồng ý

Bảng 2.3. Tình hình phân loại nợ tại Agribank Ninh Thuận

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1. Tổng dƣ nợ cho vay 2.680 3.558 4.319 + Nhóm 1 2.570 3.418 4.184 + Nhóm 2 75 99 88 + Nhóm 3 10 18 6 + Nhóm 4 14 6 7 + Nhóm 5 11 17 34 2. Tổng nhóm nợ (từ nhóm 3-5) 35 41 47 3. Tổng nhóm nợ (từ nhóm 2-5) 110 140 135

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2014 - 2016 Agribank Ninh Thuận)

Theo nhƣ bảng 2.3 thì nợ đủ tiêu chuẩn của chi nhánh chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dƣ nợ (trên 95% trong cả 3 năm). Điều này chứng tỏ chất lƣợng tín dụng tại chi nhánh vẫn đảm bảo.

Trên cơ sở đó sẽ đƣa ra những ƣớc lƣợng về các rủi ro hoạt động nhằm có kế hoạch đối phó với những biến động tức thời. Tuy nhiên, một số rủi ro phát sinh lại không do việc phân tích thƣờng xuyên của chi nhánh (56% khẳng định). Thực tế, tại chi nhánh trong thời gian qua, phát sinh một số rủi ro nhƣ vụ nhân viên tín dụng đã lập hồ sơ vay khống để chiếm đoạt tài sản của ngân hàng nhƣng công tác phân tích thƣờng xuyên lại không phát hiện.

2.2.2.4. Phản ứng với rủi ro

Trên cơ sở nhận dạng, phát hiện các nguyên nhân gây ra rủi ro, chi nhánh đã đƣa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro thông qua việc ban hành các quy trình nghiệp vụ hƣớng dẫn nhân viên thực hiện khi có biến cố xảy ra (100% đồng ý).

Hình 2.15. Kết quả khảo sát về phản ứng với rủi ro

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Chính vì luôn chủ động đƣợc các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro nên trong giai đoạn 2014 – 2016, tỷ lệ nợ xấu tại Agribank Ninh Thuận giảm dần qua các năm.

Bảng 2.4. Tỷ lệ nợ xấu của Agribank Ninh Thuận giai đoạn 2014 - 2016

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

Tỉ lệ nợ xấu 1,3 1,15 1,08

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2014 - 2016 Agribank Ninh Thuận)

Tuy nhiên, với những rủi ro phát sinh không trong dự đoán thì việc xử lý tại chi nhánh còn lúng túng, từ đó gây nên tổn thất không nhỏ đối với hoạt động của chi nhánh. (21% ý kiến nhận định)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh ninh thuận (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)