2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Agribank
Năm 1986, Đại hội Đảng lần thứ VI khởi xƣớng đƣờng lối đổi mới, xác định đổi mới hệ thống ngân hàng là khâu then chốt. Ngày 26/03/1988, Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định 53/HĐBT thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam - tiền thân của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank Việt Nam).
Hiện nay, Agribank là NHTM duy nhất do Nhà nƣớc sở hữu 100% vốn điều lệ, giữ vai trò chủ lực trong việc thực hiện đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về cung cấp tín dụng và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích cho nền kinh tế nói chung và lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân nói riêng. Đến 31/12/2016, Agribank tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu các NHTM trong Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2016 với quy mô tổng tài sản cán mốc trên 01 triệu tỷ đồng, tăng trên 390 ngàn tỷ đồng so với thời điểm trƣớc cơ cấu; nguồn vốn huy động 924 nghìn tỷ đồng, tăng 392 ngàn tỷ đồng; tổng dƣ nợ tín dụng 795 nghìn tỷ đồng, tăng 327 nghìn tỷ đồng, trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm 70%/tổng dƣ nợ cho vay của Agribank và 51% tổng dƣ nợ cho vay của toàn ngành ngân hàng đầu tƣ cho lĩnh vực này.
Trong quá trình phát triển, với mạng lƣới hơn 2300 chi nhánh và phòng giao dịch, gần 40.000 CBCNV, Agribank luôn chú trọng đầu tƣ đổi mới và ứng dụng công nghệ NH. Agribank là NH đầu tiên tại Việt Nam hoàn thành Dự án Core Banking - hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán do NH Thế giới tài trợ. Đến nay, Agribank đã thiết lập quan hệ với gần 1000 ngân hàng tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, là đối tác truyền thống của các tổ chức tài chính uy tín trên thế giới. Quá trình 28 năm dựng xây và phát triển, Agribank đƣợc Đảng, Chính phủ ghi nhận Doanh nghiệp có thành tích xuất sắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân; Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Bên cạnh hoạt động kinh doanh, Agribank đƣợc Đảng, Nhà nƣớc ghi nhận là "Doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm an sinh xã hội và phát triển cộng đồng", “Vì sự nghiệp xóa đói, giảm nghèo”… Đó là những minh chứng cho sự nỗ lực, quyết tâm và
những đóng góp to lớn của các thế hệ cán bộ Agribank đối với sự nghiệp phát triển kinh tế đất nƣớc, đặc biệt là sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn.
2.1.2 Tổng quan về Agribank Ninh Thuận
2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Ninh Thuận (Agribank Ninh Thuận) đƣợc thành lập theo Quyết định số 198/QĐ-NHNN do Thống đốc NHNN Việt Nam ký ngày 01/4/1992, tách ra từ Agribank tỉnh Thuận Hải cũ. Đến cuối năm 2016, tổng dƣ nợ cho vay của chi nhánh đạt 4.319 tỷ đồng, nguồn vốn đạt 2.699 tỷ đồng. Với hơn 70% dƣ nợ là cho vay lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, có thể nói nông nghiệp, nông thôn đang là thị trƣờng truyền thống và giữ vai trò chủ đạo xuyên suốt trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Ninh Thuận.
Agribank Ninh Thuận có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác đƣợc quy định trong điều lệ của Agribank. Trụ sở chính của Agribank Ninh Thuận đặt tại số 540-544 Thống Nhất, thành phố Phan Rang- Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Với mạng lƣới hoạt động 13 chi nhánh và phòng giao dịch trải rộng khắp toàn tỉnh, Agribank Ninh Thuận có đội ngũ CBNV tính đến thời điểm ngày 31/12/2016 là 210 ngƣời. Cán bộ làm công tác tín dụng là 85 ngƣời, 92 ngƣời làm công tác kế toán, số còn lại làm các bộ phận khác. Hàng năm, chi nhánh tổ chức tập huấn các chuyên đề nghiệp vụ tại chỗ cũng nhƣ tạo điều kiện để CBNV đƣợc theo học các lớp đào tạo ngắn hạn trong và ngoài tỉnh nhằm bổ sung kiến thức, nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu công việc trong môi trƣờng hiện đại hóa.
Bộ máy của Agribank Ninh Thuận tại Hội Sở gồm Ban Giám đốc và 8 phòng nghiệp vụ: phòng kế toán - ngân quỹ, phòng tín dụng, phòng thanh toán quốc tế, phòng điện toán, phòng kiểm tra KSNB, phòng kế hoạch tổng hợp, phòng tổ chức hành chính, phòng dịch vụ - markeing và 01 phòng giao dịch trực thuộc. Agribank Ninh Thuận có 7 chi nhánh loại III trực thuộc, 1 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh loại III đặt tại trung tâm của thành phố, 5 huyện và các xã vùng trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng giao dịch với ngân hàng.
Hình 2.1: Cơ cấu, tổ chức Agribank Chi nhánh Ninh Thuận
(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự Agribank Ninh Thuận)
2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của một số phòng ban
Phòng kế hoạch tổng hợp: Trực tiếp quản lý nguồn vốn, đảm bảo cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ,… quản lý các hệ số an toàn theo quy định. Tham mƣu cho giám đốc chi nhánh điều hành, quản lý nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lƣợc khách hàng, chiến lƣợc huy động vốn.
Phòng kế toán – ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN, Agribank Việt Nam. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, chi tài chính, quỹ lƣơng. Tổng hợp, lƣu trữ hồ sơ số liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.
Phòng Kế hoạch tổng hợp Phòng Tín dụng Phòng Kế toán – Ngân Qũy Phòng Hành chính Nhân sự Phòng Điện toán Phòng Dịch vụ Market- ing Chi nhánh cấp III Phòng giao dịch Phòng Kế toán ngân quỹ Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng Kiểm tra kiểm soát Phòng kinh doanh ngoại hối Phòng hành chính nhân sự BAN GIÁM ĐỐC
Phòng dịch vụ và Marketing: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, tiếp thị, giới thiệu các sản phẩm đến với khách hàng, tiếp nhận các ý kiến phản hồi về dịch vụ từ khách hàng, tiếp thu đề xuất hƣớng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.
Phòng kinh doanh ngoại hối: Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thực hiện công tác thanh toán quốc tế, các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế, các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền.
Phòng hành chính – nhân sự: Xây dựng chƣơng trình công tác hàng tháng, hàng quý cho chi nhánh và có trách nhiệm đôn đốc việc thực hiện các chƣơng trình đã đƣợc giám đốc chi nhánh phê duyệt, thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, tổng hợp theo dõi thƣờng xuyên cán bộ, nhân viên đƣợc quy hoạch, hoàn thành nhiệm vụ lƣu trữ hồ sơ theo quy định.
Phòng kiểm tra – KSNB: Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo đề cƣơng, chƣơng trình công tác kiểm tra, kiểm soát của Agribank Việt Nam và kế hoạch của chi nhánh nhằm đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh ngay tại hội sở và các chi nhánh phụ thuộc.
Phòng điện toán: Tổng hợp, thống kê và lƣu trữ số liệu thống kê liên quan đến hoạt động của chi nhánh, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ, tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh, chấp hành chế độ báo cáo, cung cấp thông tin theo quy định.
2.1.2.3 Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Agribank Ninh Thuận
Agribank Ninh Thuận thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng chủ yếu sau:
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, để huy động vốn và thực hiện các hình thức huy động vốn khác;
- Cấp tín dụng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ trong phạm vi phân cấp phán quyết và phê duyệt của Agribank theo quy định;
- Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng và cung ứng các dịch vụ thanh toán trong nƣớc và quốc tế;
- Tham gia các hệ thống thanh toán nội bộ, thanh toán song phƣơng, thanh toán liên ngân hàng, thanh toán quốc tế và các hệ thống thanh toán khác;
- Cung ứng dịch vụ ngoại hối cho khách hàng trong và ngoài nƣớc;
- Ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản;
- Thực hiện quản lý tiền mặt, tƣ vấn ngân hàng, tài chính và các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê két sắt. Ngoài ra còn thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh khác do cấp có thẩm quyền giao.
2.1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014 - 2016
Agribank Ninh Thuận có nhiều sản phẩm tiết kiệm đồng Việt Nam và ngoại tệ với các kỳ hạn phong phú, thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ và các tổ chức. Các sản phẩm huy động vốn của chi nhánh linh hoạt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng nhƣ: các sản phẩm tiết kiệm cho phép khách hàng chủ động lựa chọn phƣơng thức nhận lãi, gốc; các loại chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu kèm theo nhiều chƣơng trình khuyến mãi hấp dẫn. Chính vì vậy, nguồn vốn huy động của Agribank Ninh Thuận liên tục gia tăng trong các năm.
Hình 2.2. Tăng trƣởng huy động vốn giai đoạn 2014 – 2016
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2014 - 2016 Agribank Ninh Thuận)
2,100 2,200 2,300 2,400 2,500 2,600 2,700 2014 2015 2016 Nguồn vốn 2,319 2,468 2,699 Tỷ đồng
Kinh doanh trên địa bàn có điều kiện thời tiết khắc nghiệt, kinh tế xã hội kém phát triển so với các tỉnh thành khác trong cả nƣớc, Agribank Ninh Thuận gắn chính sách cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn với Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Agribank Chi nhánh Ninh Thuận xác định cho vay nông nghiệp, nông thôn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu nên tập trung nguồn vốn đầu tƣ các chƣơng trình cho vay đến 100% số xã trên địa bàn toàn tỉnh, thực hiện tốt mô hình cho vay qua tổ liên kết. Ngoài ra, thực hiện Quyết định 63, 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về cho vay ƣu đãi xuất khẩu, giải ngân các dự án dài hạn trọng điểm phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh, Agribank Ninh Thuận đã giải ngân cho Công ty TNHH Thông Thuận (271 tỷ đồng) để xây dựng và đƣa vào sử dụng Nhà máy Chế biến tôm số 2, giải quyết việc làm cho trên 2.000 lao động tại địa phƣơng, giúp mang về nguồn thu ngoại tệ qua xuất khẩu khoảng 30 triệu USD; cho vay dự án đối với Công ty Cổ phần Thủy điện Hạ Sông Pha (hạn mức 374,6 tỷ đồng) và Công ty Cổ phần Thủy điện Quảng Sơn (hạn mức 130,7 tỷ đồng). Về thực hiện cho vay đóng, sửa tàu thuyền theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7-7-2014 của Chính phủ, bằng nhiều nỗ lực đến cuối 2016 đã giải ngân trên 130 tỷ đồng.
Hình 2.3. Tăng trƣởng dƣ nợ giai đoạn 2014 - 2016
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2014 - 2016 Agribank Ninh Thuận)
0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 2014 2015 2016 Dƣ nợ 2,837 3,558 4,319 Tỷ đồn g
Agribank Ninh Thuận chủ yếu tập trung cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp. Tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp chiếm từ 70% trong cơ cấu cho vay.
Hình 2.4. Cơ cấu cho vay theo lĩnh vực của Agribank Ninh Thuận
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
((Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2014 - 2016 Agribank Ninh Thuận)
Lợi nhuận của Agribank Ninh Thuận chủ yếu đƣợc tạo ra từ hai hoạt động chính là huy động vốn và hoạt động cho vay.
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Ninh Thuận
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2015/2014 Chênh lệch 2016/2015 2014 2015 2016 Mức tăng % Mức tăng % Lợi nhuận 74,2 94,1 96,9 19,9 26,8 2,8 3
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2014 - 2016 Agribank Ninh Thuận)
Lợi nhuận tăng qua các năm, từ 74,2 tỷ năm 2014 lên 94,1 tỷ năm 2014 và 96,9 tỷ năm 2016. Tuy nhiên mức tăng không đáng kể, chỉ đạt 26,8% năm 2015 so với 2014 và 3% năm 2016 so với năm 2015.
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc trong hoạt động kinh doanh, chi nhánh còn thực hiện chính sách miễn, giảm lãi cho khách hàng gặp khó khăn về tài chính, tích cực hoạt
70% 13%
10% 06%
Nông nghiệp nông thôn Sản xuất công nghiệp
Thương mại dịch vụ Các ngành khác 73% 11% 07% 09%
Nông nghiệp nông thôn Sản xuất công nghiệp
Thương mại dịch vụ
Các ngành khác
73% 10%
09% 07%
Nông nghiệp nông thôn Sản xuất công nghiệp
Thương mại dịch vụ
động an sinh xã hội, xây dựng niềm tin với khách hàng, góp phần tạo nên hình ảnh mới, thân thiện cho Agribank Việt Nam nói chung, Agribank Ninh Thuận nói riêng.
2.2. Thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ tại Agribank Ninh Thuận
Thực trạng hệ thống KSNB của Agribank Ninh Thuận đƣợc phân tích cụ thể trên 5 bộ phận cấu thành của hệ thống KSNB, bao gồm: môi trƣờng kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hệ thống thông tin và trao đổi thông tin; Hoạt động kiểm soát; Giám sát.
Để tìm hiểu về hoạt động KSNB tại Agribank Ninh Thuận, tác giả đã gửi phiếu khảo sát (phụ lục 1) tới các chi nhánh của Agribank Ninh Thuận. Phiếu đƣợc trả lời bởi các cán bộ làm việc tại các bộ phận phòng ban nghiệp vụ, bộ phận KSNB, kiểm toán nội bộ, ban kiểm soát của các ngân hàng.
Để đánh giá những tồn tại và hạn chế KSNB đối với hoạt động của Agribank Ninh Thuận, khảo sát đƣợc tiến hành tại trụ sở chính Agribank Ninh Thuận, 7 chi nhánh loại III trực thuộc, 1 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh loại III đặt tại trung tâm thành phố và 5 phòng giao dịch tại các huyện trên địa bàn tỉnh. Tổng hợp kết quả khảo sát nhƣ sau:
Bảng 2.2: Tổng hợp phiếu khảo sát KSNB
STT Đối tƣợng Số phiếu Số phiếu hợp lệ
Phát ra Thu về Có Khồng
1 Ban giám đốc 17 17 17 0
2 Trƣởng, Phó Phòng 18 18 18 0
4 Nhân viên các phòng ban 175 165 160 5
Tổng 210 200 195 5
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Thời gian khảo sát trong vòng 03 tháng với số ngƣời đƣợc lấy ý kiến khảo sát là 210 ngƣời, tổng số phiếu khảo sát đƣợc phát ra là 210 phiếu, tổng số phiếu thu về là 200 phiếu, nguyên nhân do một số cán bộ đi học nghiệp vụ và nghỉ thai sản; trong đó có 5 phiếu không hợp lệ, nguyên nhân do cán bộ đánh giá thiếu một số câu hỏi khảo sát.
Về nội dung khảo sát, tác giả tìm hiểu thực trạng KSNB hoạt động tín dụng thông qua thiết lập bảng hỏi dựa theo các tiêu chí của báo cáo COSO 2013 từ đó tìm hiểu việc áp dụng KSNB của NH có đảm bảo theo chuẩn quốc tế hay không có những hạn chế nguyên nhân gì chƣa thực hiện đƣợc theo khuôn mẫu.
Tác giả thiết kế bảng hỏi khảo sát, tổng cộng 70 câu hỏi bám sát vào các nội dung chủ yếu COSO 2013 nhƣ sau:
Về môi trường kiểm soát: Với 24 câu hỏi bám sát theo các tiêu chí, nguyên tắc của COSO 2013, mỗi tiêu chí tác giả đặt từ 2 đến 3 câu hỏi khảo sát.
+ Tính Trung trực và giá trị đạo đức + Cam kết về năng lực
+ Hội đồng quản trị và ủy ban kiểm toán +Triết lý quản lý và phong cách điều hành + Cơ cấu tổ chức
+ Phân định quyền hạn trách nhiệm + Chính sách nhân sự
Về đánh giá rủi ro: Tổng 11 câu hỏi xoay quanh các vấn đề về phân tích, đánh giá phòng ngừa rủi ro.
Về hoạt động kiểm soát: Với 14 câu hỏi về công tác KSNB hoạt động tín dụng tại ngân hàng.
Về thông tin và truyền thông: gồm 9 câu hỏi bàn về công tác thông tin, truyền thông tại ngân hàng có kịp thời, thông suốt không.
Về giám sát: 12 câu hỏi về công tác kiểm tra giám sát của ngân hàng đối với hoạt động tín dụng nhằm hạn chế, ngăn ngừa rủi ro.
Kết quả thu đƣợc từ khảo sát nhƣ sau: (phụ lục 02)
2.2.1. Môi trường kiểm soát
2.2.1.1. Tính trung thực và giá trị đạo đức