3.1.1. Định hướng chiến lược hoạt động của Agribank Ninh Thuận giai đoạn 2017 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Thực hiện theo đề án, chiến lƣợc phát triển chung của hệ thống Agribank Việt Nam, Agribank Ninh Thuận đƣa ra mục tiêu định hƣớng phát triển phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian sắp tới nhƣ sau:
Thƣờng xuyên đổi mới nâng cao cách thức quản lý - quản trị kinh doanh - điều hành theo định hƣớng hƣớng tới chuẩn mực và thông lệ quốc tế của toàn hệ thống. Chuyển đổi cơ cấu khách hàng, cơ cấu huy động vốn - tín dụng - dịch vụ.
Tiếp tục tăng trƣởng và phát triển bền vững, lấy an toàn, chất lƣợng và hiệu quả làm mục tiêu hàng đầu trong hoạt động. Tăng trƣởng và nâng cao chất lƣợng huy động vốn, tạo nguồn vốn ổn định với cơ cấu hợp lý để đáp ứng cho nhu cầu tín dụng trên địa bàn. Mở rộng quy mô tín dụng phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế trên cơ sở đảm bảo chất lƣợng, kiểm soát đƣợc rủi ro.
Xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng, nợ xấu. Trích đủ dự phòng rủi ro theo quy định, quản lý tài sản nợ, tài sản có hữu hiệu để đạt hiệu quả kinh doanh.
Sắp xếp, đánh giá và đào tạo lại đội ngũ cán bộ theo hƣớng nâng cao cả về chất lƣợng và số lƣợng. Nâng cao vai trò gƣơng mẫu của đội ngũ lãnh đạo, bồi dƣỡng năng lực chuyên môn và tƣ tƣởng đạo đức cho từng cán bộ, phát huy vai trò và nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân trong việc đóng góp cho sự phát triển chung của Chi nhánh.
Thƣờng xuyên củng cố và duy trì công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ để kịp thời phát hiện và sửa chữa những sai sót trong nghiệp vụ, ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định và vi phạm pháp luật ảnh hƣởng tới hoạt động của ngân hàng.
Không ngừng nâng cao chất lƣợng dịch vụ, áp dụng công nghệ thông tin vào từng quy trình nghiệp vụ để rút ngắn thời gian, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Xây dựng môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, năng động, thân thiện, nghĩa tình, thỏa mái phát huy mọi sáng kiến cá nhân phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Agribank.
3.1.2. Định hướng hoàn thiện hoạt động kiểm soát nội bộ tại Agribank Ninh Thuận
Mục tiêu hoạt động của Agribank là phấn đấu trở thành tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam. Để thực hiện đƣợc mục tiêu này, toàn hệ thống cũng nhƣ từng chi nhánh không ngừng hoàn thiện hệ thống KSNB. Hoạt động KTKS nội bộ phải hƣớng tới việc phát hiện rủi ro và rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong hoạt động ngân hàng và đề xuất Ban lãnh đạo ngân hàng có những biện pháp xử lý phù hợp. Cụ thể:
- Hoàn thiện bộ máy KTKS nội bộ tại Agribank Ninh Thuận, chú trọng cả về số lƣợng và chất lƣợng cán bộ làm công tác KSNB, các nội dung và phƣơng pháp KTKS, từng bƣớc nâng cao hiệu quả và hiệu lực trong các hoạt động quản lý và kiểm soát trong ngân hàng.
- Tăng cƣờng việc hỗ trợ công nghệ thông tin cho hoạt động KSNB.
- Xây dựng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ trong từng quy trình nghiệp vụ, biện pháp kiểm soát chéo giữa các cá nhân, bộ phận, đảm bảo có đủ kênh cung cấp thông tin quản lý điều hành ngăn chặn rủi ro đạo đức. Kiểm soát chặt chẽ, ngăn ngừa nợ xấu gia tăng, duy trì tỷ lệ nợ xấu dƣới 1%, hƣớng tới tỷ lệ bền vững dƣới 0,5%.
- Tăng cƣờng thực hiện các công tác giám sát, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất cả về mặc số lƣợng và chất lƣợng nhằm phù hợp với quy mô tín dụng tại Chi nhánh. Thực hiện tốt các chƣơng trình kiểm tra theo đề cƣơng do các Ban giám sát độc lập tại Trụ sở chính ban hành, bên cạnh đó tham mƣu cho Giám đốc xây dựng các kế hoạch tự kiểm tra hàng năm.
- Chú trọng việc kiểm soát tính tuân thủ theo định hƣớng rủi ro thông qua công tác giám sát từ xa, đƣa ra các cảnh bảo về vi phạm quy định, quy trình nghiệp vụ để ngăn chặn trƣớc khi có tổn thất xảy ra.
- Thực hiện đầy đủ và chất lƣợng các báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định của Agribank và Văn phòng đại diện Miền Trung. Đôn đốc các chi nhánh tiếp tục thực hiện chấn chỉnh sửa sai các sai sót mà Đoàn kiểm tra, thanh tra kiến nghị.
- Đề xuất với Ban lãnh đạo và có phƣơng án bổ sung nhân sự kiểm tra lại Chi nhánh. Tích cực cử cán bộ là kiểm tra viên tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ do Chi nhánh, Agribank tổ chức về nghiệp vụ tín dụng và cả nghiệp vụ kiểm tra để nâng cao chất lƣợng nhân sự.
3.2. Giải pháp nâng cao công tác KSNB tại Agribank Ninh Thuận
3.2.1. Nâng cao chất lượng môi trường kiểm soát
Môi trƣờng kiểm soát đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng công tác KSNB. Hoàn thiện môi trƣờng kiểm soát sẽ là cơ sở chắc chắn để nâng cao chất lƣợng hoạt động KSNB. Một số giải pháp để nâng cao chất lƣợng môi trƣờng kiểm soát nhƣ sau:
3.2.1.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm sát viên đủ năng lực và phẩm chất đạo đức
Tổ chức các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng chuyên sâu hoặc cử đi tập huấn ở các nơi khác về nghiệp vụ kiểm tra kiểm soát nội bộ. Khuyến khích các kiểm tra viên tham gia các khóa đào tạo về kiểm tra kiểm toán của Bộ tài chính hoặc các khóa đào tạo về kiểm tra kiểm soát nội bộ. Mặt khác khuyến khích hợp tác đào tạo phối hợp chặt chẽ hơn giữa kiểm toán độc lập với kiểm tra kiểm soát nội bộ để có thể tận dụng khả năng hỗ trợ đào tạo qua thực tế của các công ty kiểm toán độc lập: đào tạo về nghiệp vụ tín dụng, cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo chính quy về kiểm toán nội bộ, đào tạo về công nghệ thông tin, đào tạo về tiếng anh đặc biệt là với các kiểm tra viên tham gia vào các hoạt động tín dụng quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, hoặc các hoạt động đối ngoại, đặt ra các yêu cầu tự đào tạo đối với các kiểm tra viên.
Định kỳ tiến hành bồi dƣỡng, nâng cao nghiệp vụ về KSNB cho các bộ bằng cách tổ chức các buổi tập huấn về quy trình kiểm soát của Agribank. Đồng thời, phổ biến rộng rãi các chế tài, chính sách của chính phủ, nhà nƣớc có liên quan đến hoạt động KSNB.
Thƣờng xuyên phổ biến các quy tắc về đạo đức, nghề nghiệp cho cán bộ kiểm tra để tránh các suy thoái phẩm chất đạo đức trong các vấn đề nhạy cảm của công tác KSNB.
Có chế độ đãi ngộ việc định hƣớng nghề nghiệp đối với kiểm tra viên. Yêu cầu về năng lực chuyên môn đặt ra với kiểm tra viên nội bộ là rất lớn, hơn nữa do đặc thù nghề nghiệp họ luôn phải chịu một số áp lực tâm lý nhất định và dễ bị rủi ro đạo đức. Vì thế để
có thể tạo dựng và duy trì đội ngũ kiểm tra viên đủ năng lực thì chế độ đãi ngộ với họ môt cách thỏa đáng nhằm giảm thiểu thấp nhất nguy cơ rủi ro đạo đức.
Khuyến khích kiểm tra viên thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên quốc gia (CPA) hoặc chứng chỉ kiểm toán viên nội bộ. Để có đƣợc chứng chỉ kiểm tra viên phải không ngừng trau dồi và có một kiến thức chuyên môn rất chắc chắn, đồng thời qua việc có đƣợc chứng chỉ này tạo nên một kênh liên lạc chặt chẽ với các tổ chức nghề nghiệp, tạo điều kiện cho họ cập nhật kiến thức và thực hiện công việc của mình theo những chuẩn mực tốt nhất. Bản thân việc sở hữu những chứng chỉ này cũng đặt ra yêu cầu phải đào tạo và tự đào tạo liên tục đối với kiểm toán viên. Hơn nữa các chứng chỉ nghề nghiệp có thể coi nhƣ một bằng chứng về năng lực, nâng cao uy tín của kiểm tra viên ở trong tổ chức.
Ban lãnh đạo chi nhánh nên chú ý đến việc đánh giá, ghi nhận kết quả nghiên cứu trong các đợt đào tạo nhân viên nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Những nhân viên đƣợc tuyển dụng một vài năm gần đây đã trải qua các cuộc thi tuyển, đáp ứng đƣợc yêu cầu của Chi nhánh về sự hiểu biết nhất định về ngành nghề cũng nhƣ lĩnh vực tài chính.
3.2.1.2. Tạo dựng môi trường kiểm soát lấy đạo đức nghề nghiệp làm nền tảng
Môi trƣờng kiểm soát là yếu tố nền tảng của hệ thống KSNB, Ban lãnh đạo cần thực sự coi trọng vai trò của hệ thống KSNB bằng cách thiết lập cơ chế giám sát đầy đủ đối với toàn bộ hoạt động của ngân hàng, tạo dựng văn hóa kiểm soát toàn diện trong tổ chức, trong đó, đặc biệt chú trọng đề cao vấn đề đạo đức trong kinh doanh khi tần suất xuất hiện và mức độ thiệt hại của các vụ việc vi phạm đạo đức kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam.
Định kỳ thực hiện luân chuyển một số vị trí trong bộ máy tổ chức tại chi nhánh, nhƣ vị trí giao dịch viên, vị trí ngân quỹ, kiểm soát viên… để đảm bảo cho tính độc lập tƣơng đối của các vị trí trong bộ máy tổ chức, hạn chế đến mức tối thiểu sự thông đồng giữa các bộ phận, góp phần hạn chế các rủi ro có thể xảy đến cho ngân hàng.
3.2.1.3. Giải pháp về chế độ đãi ngộ, chế độ khen thưởng, kỷ luật
Ban lãnh đạo nên có chế độ đãi ngộ lƣơng thƣởng rõ ràng đối với các cán bộ có thành tích trong công tác KSNB.
Cần xây dựng đƣợc chính sách tiền lƣơng, thƣởng hợp lý cho nhân viên bao gồm: lƣơng trong giờ và ngoài giờ, các chế độ phụ cấp nhƣ: đi công tác, điện thoại, ngày nghỉ, phụ cấp trách nhiệm…, nhằm đạt đƣợc các mục tiêu: thu hút ngƣời tài, giữ đƣợc ngƣời tài và phát huy đƣợc năng lực của kiểm toán viên.
Phân rõ trách nhiệm pháp lý của từng vị trí công tác đảm bảo quyền lợi gắn với trách nhiệm.
Bên cạnh đó, ban giám đốc cần xác lập một cơ chế nghiêm khắc để xem xét, xử lý một cách rõ ràng, minh bạch và công khai trách nhiệm của đơn vị, cá nhân có sai phạm. Thông qua các hoạt động xử lý nhằm giáo dục, răn đe, nâng cao trách nhiệm của cán bộ ngân hàng, góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động ngân hàng.
3.2.2 Nâng cao chất lượng đánh giá rủi ro
3.2.2.1. Thành lập bộ phận nghiên cứu và đánh giá rủi ro
Theo Ủy ban Basel, việc nhận thức rủi ro không đầy đủ là một trong những nguyên nhân quan trọng trong việc gây ra những tổ thất lớn của các ngân hàng. Chính vì vậy, Agribank Ninh Thuận cần nâng cao việc nhận dạng rủi ro tiềm tàng bằng cách thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo rủi ro. Bộ phận này sẽ dựa trên tất cả các kênh thông tin, các nguồn nghiên cứu và dự báo khác để tiến hành phân tích, đánh giá các loại rủi ro có thể gặp phải trong tất cả các nghiệp vụ của chi nhánh.
Xây dựng hệ thống phát hiện lỗi, sai phạm của các nghiệp vụ. Hệ thống này đƣợc xây dựng dựa trên các dấu hiệu rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Các dấu hiệu này đƣợc rút ra từ hoạt động của ngân hàng nhƣ việc khách hàng chậm trả lãi vay, chậm nộp báo cáo tài chính, đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nhiều lần,…
3.2.2.2. Phân tích và lượng hóa các rủi ro trong hoạt động ngân hàng
Khi xây dựng và đƣa ra một loại sản phẩm mới, chi nhánh cần tiến hành dự báo các loại rủi ro có khả năng xảy ra cũng nhƣ mức độ xảy ra của từng loại sản phẩm theo tình hình thực tế tại môi trƣờng hoạt động của chi nhánh. Bởi các sản phẩm trụ sở chính triển khai trên từng hệ thống nghiên cứu các rủi ro có thể phát sinh trên cơ sở tình hình chung của toàn hệ thống, chƣa có sự khác biệt giữa các chi nhánh. Dự báo chính xác các rủi ro sẽ giúp giảm thiểu tổn thất cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Đồng thời, giúp chi nhánh luôn chủ động trong việc xử lý các rủi ro phát sinh.
Trong quá trình hoạt động phải có sự phối hợp và trao đổi thông tin giữa các phòng nghiệp vụ với phòng kiểm tra – KSNB nhằm đánh giá lại các rủi ro xảy ra về số lần và tổn thất để từ đó đúc rút kinh nghiệm cho hoạt động KSNB.
3.2.3. Hoàn thiện hoạt động kiểm soát
3.2.3.1. Xây dựng quy trình kiểm soát phù hợp với đặc điểm chi nhánh
Căn cứ vào các văn bản chung của Agribank quy định về công tác kiểm soát nội bộ, phòng Kiểm tra KSNB nên đề xuất với ban lãnh đạo soạn thảo các văn bản hƣớng dẫn cụ thể về việc kiểm soát phù hợp với đặc điểm riêng của chi nhánh (cơ cấu dƣ nợ, ngành nghề cho vay chủ yếu, địa bàn...).
Mặt khác, do hạn chế về mặt nhân sự nên không thể giám sát toàn diện hoạt động kiểm soát của Chi nhánh, việc nghiên cứu đặc điểm riêng của từng Chi nhánh và đƣa ra các phƣơng pháp giám sát phù hợp, tập trung vào các nội dung nghi ngờ có vấn đề sẽ tăng tính hiệu quả của công tác KSNB.
Cần hƣớng dẫn cụ thể cách bố trí cán bộ độc lập hoặc cán bộ kiểm tra chéo lẫn nhau về việc thực hiện quy trình nghiệp vụ để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra.
Chi nhánh nên chủ động thu thập kinh nghiệm, tài liệu để tổng hợp các lỗi, sai sót thƣờng xảy ra tại Chi nhánh làm cẩm nang cho cán bộ kiểm tra tham khảo.
3.2.3.2. Hoàn thiện quy trình kiểm soát
Cần phải quy định rõ ràng công việc của các vị trí trong chi nhánh gắn trách nhiệm với quyền lợi của từng vị trí để nâng cao tính trách nhiệm đối với mỗi phần việc của cán bộ ngân hàng.
Cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và lên kế hoạch công tác của từng Ban, bộ phận từ đầu năm để tránh thực hiện công việc chồng chéo.
Để tăng cƣờng khả năng phát hiện và ngăn chặn các gian lận và sai sót trong hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng, cần thiết phải bổ sung thêm các biện pháp kiểm soát vào quá trình nghiệp vụ nhƣ: Kiểm tra chéo định kỳ giữa các giao dịch viên với nhau trong nội bộ chi nhánh; Định kỳ luân chuyển các giao dịch viên; Luân chuyển kiểm soát viên định kỳ. Điều này sẽ ngăn ngừa gian lận và phát hiện sai sót trong quá trình thực hiện và ghi nhận các nghiệp vụ tại các chi nhánh, góp phần tăng tinh thần trách nhiệm giữa các nhân viên do nó mang tính kiểm tra chéo.
Bổ sung cơ chế kiểm soát sự kiểm soát. Từ đó tạo hiệu ứng có lợi cho môi trƣờng kiểm soát. Đó là công việc nhân viên làm luôn có ngƣời kiểm tra, theo dõi, đánh giá. Đây là biện pháp quản lý từ xa, đặc biệt hữu hiệu đối với các chi nhánh xa hội sở, tình trạng kiểm soát lỏng. Từ đó có thể ngăn ngừa gian lận hơn là phát hiện và khắc phục hậu quả gian lận.
3.2.3.3. Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ kiểm soát
Cần bố trí nhân sự và cơ sở vật chất cho bộ phận kiểm tra, kiểm toán tƣơng xứng với hình thức và quy mô công việc. Đảm bảo các kiểm tra viên có trình độ nghiệp vụ phù hợp, có kiến thức chuyên môn và hiểu biết về lĩnh vực đƣợc phân công kiểm tra.
Phải đảm bảo đƣợc tính độc lập của các kiểm tra viên với hoạt động của chi nhánh đƣợc phân công phụ trách cũng nhƣ không chịu bất cứ một sự chỉ đạo từ Ban Lãnh đạo nào trong việc lập báo cáo kiểm tra và đánh giá kết quả của kiểm toán. Không bố trí các