Hoạt động của mảng tín dụng càng tốt sẽ đem lại cho ngân hàng lợi nhuận càng lớn, đồng thời qui mô và chất lượng hoạt động tín dụng cũng thể hiện được sức mạnh của ngân hàng đó. Trong năm qua, hoạt động CVTD của SCB có sự phát triển đáng kể.
*Những kết quả đạt được
Từ thực tế về tình hình hoạt động trong thời gian qua, SCB đang dần dần trên con đường khẳng định vị thế của mình, công chúng đã dần biết đến hình ảnh của SCB thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, sức cạnh tranh của ngân hàng ngày càng được mở rộng, hiệu quả kinh doanh ngày càng được nâng cao so với năm trước. Kết quả này thể hiện sự cố gắng của SCB trên các lĩnh vực. Hoạt
động CVTD của SCB phát triển đã chứng minh cho chiến lược phát triển của ngân hàng là đúng đắn và phù hợp với điều kiện hiện tại của ngân hàng. Ngân hàng đã đạt được những thành công trong lĩnh vực CVTD thể hiện qua bảng 2.2:
Bảng 2.2: Dư nợ CVTD tại SCB giai đoạn 2008 – 2010.
Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2008 2009 2010 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. CVTD 2.914 12,52 4.338 13,85 5.096 15,36 2. Cho vay khác 20.364 87,48 26.973 86,15 20.282 84,64 Tổng dư nợ 23.278 100 31.311 100 33.178 100 Nguồn: Báo cáo tín dụng 2008 - 2010 của SCB [9].
Đối với mảng CVTD, trong những năm qua toàn hệ thống đã đạt được kết quả rất khả quan. Dư nợ tín dụng liên tục tăng trong những năm qua và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ. Thực hiện mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu của cả nước, SCB đã thực hiện nhiều biên pháp thu hút khách hàng, tỷ trọng CVTD năm sau cao hơn năm trước, nếu như năm 2008 tỷ trọng CVTD chiếm 12,52% trong tổng dư nợ thì dến năm 2009 tỷ trọng này là 13,85% tổng dư nợ. Thu nhập từ hoạt động CVTD vì thế cũng tăng lên tương ứng với quy mô phát triển cuả nghiệp vụ này. Hoạt dộng CVTD ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.
Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng tỏ ra hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác đánh giá khách hàng thể nhân được tiến hành một cách khoa học với sự kết hợp hai hệ thống đánh giá: Hệ thống đánh giá mang tính phán đoán và hệ thống tính mang tính thống kê. Hệ thống đánh giá mang tính phán đoán là phương pháp đánh giá khách hàng dựa vào kinh nghiệm, trình độ, và sự hiểu biết của cán bộ tín dụng thông qua tiếp xúc, trò chuyện cùng khách hàng để tìm hiểu về
nhân thân lai lịch, khả năng tài chính và thiện chí trả nợ của khách hàng. Còn hệ thống đánh giá mang tính thống kê là tiến hành cho điểm khách hàng theo một số chỉ tiêu như: nhân thân lai lịch, khả năng tài chính, tài sản đảm bảo. Hai hệ thống đánh giá này giúp SCB xác định được điểm số mà khách hàng đã đạt được. Phương pháp này rất hiệu quả giúp giảm được thời gian xét duyệt cho vay và đưa ra các chính sách khách hàng phù hợp về lãi suất, về các kỳ hạn trả gốc, lãi.
Quy trình, thủ tục cho vay của SCB được thống nhất trên toàn hệ thống theo quyết định của Tổng Giám đốc SCB. Quy trình này được thiết kế phù hợp với hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ và tuân thủ các quy định chung của NHNN và Luật các Tổ chức tín dụng. Chính vì vậy, quy trình cho vay ở SCB được phát triển theo hướng chính xác và thuận tiện cho khách hàng và ngân hàng.
Tốc độ xử lý giao dịch của SCB đang ngày càng được cải thiện theo hướng nhanh chóng, chính xác, an toàn, hiệu quả bởi ngân hàng luôn quan tâm tới việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt dộng cho vay. Với khách hàng đến làm hồ sơ xin vay thì mặc dù quy trình nghiệp vụ cho vay của SCB quy định thời gian thực hiện một nghiệp vụ CVTD ngắn hạn tối đa là 7 ngày nhưng thực tế các cán bộ tín dụng SCB thường hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn quy định, đem lại sự hài lòng cho khách hàng.
Tuy nhiên, so với các hình thức tín dụng khác thì thu nhập từ hoạt động CVTD vẫn còn thấp. Để nâng cao hơn nữa thu nhập của ngân hàng trong những năm tới, ngân hàng cần đẩy mạnh nhiều hơn nữa hoạt động CVTD. Đây sẽ là nhân tố quan trọng đem lại thu nhập rất lớn cho ngân hàng khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng được nâng cao.
*Những hạn chế, khó khăn
Sản phẩm CVTD của SCB còn quá ít, mới chỉ phát triển mạnh ở các sản phẩm truyền thống như: Mua, sửa chữa nhà đất, mua phương tiện đi lại, học tập, du lịch. Các sản phẩm như cho vay tín chấp cán bộ công nhân viên còn rất hạn chế. Nhu cầu vay của cán bộ công nhân viên chủ yếu để sửa chữa nhà cửa, sắm phương tiện đi lại, chữa bệnh, đóng học phí… nên dư nợ cho vay tín chấp là từ 1 năm đến
dưới 5 năm (trung hạn). Sản phẩm dịch vụ này đã được nhiều ngân hàng triển khai, phần nhiều là thời hạn từ 1đến 3 năm. Thời gian tới SCB lên xem xét triển khai mạnh các sản phẩm dịch vụ này.
Hình thức CVTD chứa đựng độ rủi ro cao hơn so với việc tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn trả nợ chủ yếu của khoản vay tiêu dùng là từ thu nhập ổn định tại thời điểm hiện tại của người vay, khả năng trả nợ của khách hàng sẽ bị ảnh hưởng khi nền kinh tế gặp khó khăn, hoặc xảy ra những biến động tiêu cực chung như thiên tai, mất mùa, thất nghiệp. Khả năng trả nợ vay tiêu dùng còn phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của khách hàng, đặc biệt khi người vay chết thì SCB sẽ rất khó để thu hồi được khoản nợ. Thông tin tài chính của cá nhân và hộ gia đình thường khó đầy đủ và rõ ràng như thông tin về doanh nghiệp (thông qua báo cáo tài chính thường niên, hoặc kiểm tra công tác kế toán), dẫn đến rủi ro đạo đức và rủi ro thông tin không cân xứng. Khách hàng có thể không có thiện chí trả nợ cho SCB mặc dù có khả năng thanh toán, hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ và trung thực nhằm đạt mục đích vay vốn.
Ngoài ra CVTD có tính nhạy cảm theo chu kỳ kinh tế. Khi kinh tế tăng trưởng, người dân lạc quan tương lai, nhu cầu vay nhiều hơn, nhưng khi nền kinh tế suy thoái, đời sống trở nên khó khăn, người dân sẽ hạn chế vay tiêu dùng.
CVTD là một trong những khoản mục có chi phí lớn nhất trong danh mục cho vay của SCB. Do số lượng món vay nhiều, khách hàng đông nhưng quy mô nhỏ, SCB phải huy động nhiều nhân lực, từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, quyết định cho vay, giải ngân, kiểm soát và thu nợ. Công tác quản lý các khoản CVTD với số lượng lớn cũng phát sinh nhiều chi phí.
Cạnh tranh CVTD ngày càng trở nên khốc liệt. Những ngân hàng như ACB, ABBank, HSBC đều có thời gian xét duyệt cho vay nhanh (nhanh nhất là trong vòng 8 giờ đồng hồ), thông thường la 24 giờ làm việc. Riêng ACB có dịch vụ cho vay siêu tốc dành cho cán bộ nhân viên của những công ty đã có hợp đồng hợp tác với mình thì thời gian xem xét chỉ có 1 giờ đồng hồ. Thủ tục cho vay cũng là yếu tố cạnh tranh trong cuộc đua. Xu hướng chung là sự khác biệt về giá (lãi suất) của
dịch vụ ngân hàng sẽ không còn nữa, thay vào đó là sự cạnh tranh về chất lượng dịch vụ là chủ yếu. Các ngân hàng sẽ hướng tới việc cung cấp cho khách hàng một giải pháp tài chính linh hoạt như cùng một sản phẩm nhưng khách hàng có thể sử dụng vào nhiều mục đích tiêu dùng khác nhau, hoặc cùng với một nhu cầu tiêu dung khách hàng có thể lựa chọn nhiều giải pháp tài chính. Mức độ cạnh tranh không chỉ dừng lại ở khối các NHTM trong nước mà còn là các chi nhánh và văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài lớn. Trong tương lai gần, các loại hình dịch vụ hiện có tại Việt Nam cũng được các ngân hàng nước ngoài triển khai mạnh với hình thức tiên tiến, hiện đại hơn. Đây sẽ là thách thức rất lớn đối với SCB.
Tóm lại, qua việc phân tích trên đã cho thấy hoạt động CVTD của ngân hàng tuy gặp một số khó khăn nhưng cũng đã đạt được những kết quả khả quan. Từ đó, ngân hàng cần có biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả cũng như mở rộng loại hình cho vay này.