Nhóm các giải pháp bổ sung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing sản phẩm cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 79 - 88)

3.2.4.1 Phát triển trình độ nhân lực

Con người là nhân tố quan trọng quyết định đến mọi vấn đề, là chủ đề luôn được đặt ra nhưng cũng cần phải bàn và tìm ra biện pháp hữu hiệu. Phát triển nhân lực là giải pháp chiến lược quan trọng nhất, mang tính đòn bẩy đối với các giải pháp khác để củng cố, tăng cường tiềm lực cho bộ phận marketing nói riêng và cho

Việc bổ sung đội ngũ cán bộ ngân hàng trẻ, có năng lực, nhiệt tình, hăng hái đòi hỏi công tác tuyển người trong các ngân hàng phải được thực hiện nghiêm túc hơn để có được các cán bộ có chất lượng cao. Còn việc sử dụng, bố trí, sắp xếp cán bộ cần theo đúng năng lực sở trường phù hợp với yêu cầu phục vụ khách hàng.

Cần có kế hoạch chuẩn hoá nhân viên, quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ tín dụng, marketing. Thường xuyên tổ chức tập huấn, đào tạo nghiệp vụ nhằm góp phần năng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt chú trọng về khả năng phân tích, thẩm định phân tích và tình hình sử dụng vốn vay. Tổ chức những buổi trao đổi về nghiệp vụ thường xuyên cho cán bộ để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau…

Thực hiện chuyên môn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực CVTD, cả về trình độ nghiệp vụ, tác phong giao dịch và nhận thức về tầm quan trọng của dịch vụ CVTD.

- Bồi dưỡng nhận thức về tầm quan trọng của công tác marketing. Có nội dung đào tạo nhân viên về cách tiếp thị, chăm sóc khách hàng vay tiêu dùng. Nội dung đào tạo này phải mang tính thiết thực chứ không lý thuyết chung chung. Để có thể tạo đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng đạt được các tiêu chí chuẩn mực, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị ngay từ giai đoạn tuyển dụng. Ngoài yêu cầu về trình độ chuyên môn thì SCB cần phải đặt các tiêu chuẩn về tố chất cơ bản để làm căn cứ tuyển dụng; thường xuyên tổ chức các khóa huấn luyện, đào tạo cho nhân viên kỹ năng giao tiếp, cung cách ứng xử, đàm phán thương lượng, tiếp thị sản phẩm dịch vụ CVTD của ngân hàng.

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp và truyền bá những giá trị văn hóa nhằm tạo ra một hình ảnh thống nhất về ngân hàng trong tâm trí khách hàng.

3.2.4.2 Hiện đại hoá công nghệ

SCB nên coi công nghệ thông tin làm nền tảng phát triển kinh doanh và mở rộng các loại hình CVTD mới theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống giao dịch trực tuyến và từng bước triển khai mô hình giao dịch một cửa, hiện đại hoá tất cả các nghiệp vụ ngân hàng, đảm bảo hoà nhập với các ngân hàng quốc tế trong mọi lĩnh vực. Tăng cường xử lý tự

động trong tất cả quy trình tiếp nhận yêu cầu khách hàng, thẩm định và xử lý thông tin, nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo tính bảo mật và an toàn kinh doanh.

Phát triển loại hình ngân hàng qua máy tính và ngân hàng tại nhà nhằm tận dụng sự phát triển của máy tính cá nhân và khả năng kết nối internet. Trong đó, SCB cần sớm đưa ra các loại dịch vụ mới để khách hàng có thể đặt lệnh, thanh toán, truy vấn số dư và thông tin về cam kết giữa ngân hàng và khách hàng…

Triển khai rộng rãi các dịch vụ thanh toán điện tử và các hệ thống giao dịch tự động. Mở rộng các trung tâm liên hệ khách hàng và ngân hàng qua Internet, phát triển hệ thống ngân hàng hiện đại: cải tiến giao dịch tự động, Internet Banking, Phone Banking... Đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu, ứng dụng các công cụ thanh toán mới theo chuẩn quốc tế, gồm tiền điện tử, thẻ thanh toán nội địa, thẻ thanh toán quốc tế, thẻ đa năng, thẻ thông minh và séc. Tập trung đẩy mạnh các dịch vụ tài khoản, trước hết là các tài khoản cá nhân với thủ tục thuận lợi, an toàn và các tiện ích kèm theo, góp phần phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển công nghệ ngân hàng để các sản phẩm dịch vụ CVTD tiếp cận nhanh hơn với khách hàng cũng như mang lại nhiều tiện ích hơn cho khách hàng, phù hợp với trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng và tuân thủ các nguyên tắc quốc tế, phát triển giao dịch trực tuyến và giao dịch từ xa với khách hàng, xử lý một cửa tại trung tâm.

Sử dụng công nghệ thông tin hiện đại trong ngân hàng tại Việt Nam hiện nay không còn là điều mới mẻ. Nhưng vốn đầu tư vào công nghệ thông tin rất tốn kém nên SCB cần có chiến lược và sự lựa chọn phù hợp cho công nghệ hiện đại.

3.3 KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ VÀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC 3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ

Chính phủ cần hoàn thiện môi trường pháp lý và môi trường hoạt động cho các ngân hàng và các doanh nghiệp, xây dựng các chính sách kinh tế ổn định, tránh gây ra những đột biến trong nền kinh tế, gây ra những rủi ro kinh doanh cho doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập của người dân và ngân hàng.

Chính phủ, các Bộ, ngành cần có các biện pháp hỗ trợ về vốn để áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động của hệ thống NHTM nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. Ngoài ra, việc hiện đại hoá công nghệ giúp ngân hàng có thể đưa công nghệ tiên tíên vào quản lý, kiểm soát rủi ro, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng giúp hội nhập quốc tế được nhanh chóng. Bộ Tài chính và Tổng cục thuế hải quan cần có những biện pháp hỗ trợ như giảm thuế, tạo thuận lợi cho các ngân hàng trong việc nhập các máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động của ngân hàng.

Bộ Khoa học - Công nghệ và Bộ Bưu chính viễn thông cần có sự phối hợp phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đưòng truyền dẫn nối trong phạm vi quốc gia, đảm bảo cho hoạt động của mạng ngân hàng được thông suốt, phục vụ các nghiệp vụ điện tử ngày càng hoàn thiện hơn.

Chính phủ cần nhanh chóng hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về CVTD để có môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ và thống nhất về các loại hình dịch vụ CVTD theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ phổ cập, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng và ngân hàng. Đồng thời, rút ngắn tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở trên địa bàn phần lớn các tỉnh, thành phố.

Chính phủ cần xúc tiến các hoạt động cần thiết để hội nhập sâu nền kinh tế quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, tranh thủ tiến bộ khoa học kỹ thuật của các nước phát triển để áp dụng vào nền kinh tế, nâng cao thu nhập, phát triển dân trí... Những yếu tố này là tiền đề cho các sản phẩm CVTD mới ra đời và phát triển.

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước cần được nâng cao vị thế và tính độc lập, tự chủ của trong việc xây dựng, điều hành chinh sách tiền tệ, nhằm tăng cường hiệu lực của các công cụ chính sách tiền tệ, thực hiện chính sách tiền tệ theo các nguyên tắc thị trường, tạo sự chủ động của các NHTM.

NHNN cần tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường, nâng cao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các NHTM.

NHNN cần phải tăng cường vai trò của mình trong việc kiểm soát và điều tiết lãi suất thị trường thông qua lãi suất định hướng của mình. Lãi suất cần phải được điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với cung và cầu vốn cũng như phù hợp với việc phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kì. Phối hợp đồng bộ chính sách lãi suất và tỷ giá, đảm bảo cân bằng mức độ hấp dẫn của đồng nội tệ và ngoại tệ, tránh được sự dịch chuyển từ việc nắm giữ đồng nội tệ sang ngoại tệ.

NHNN và các NHTM cần phối hợp với Tổng cục Thống kê trong việc xây dựng các danh mục dịch vụ CVTD theo chuẩn mực quốc tế, làm cơ sở xây dựng hệ thống báo cáo định kỳ về các loại hình dịch vụ cụ thể, góp phần nâng cao chất lượng quản trị, điều hành trong ngân hàng.

Tóm lại, trong chương 3, luận văn đã nêu lên định hướng phát triển chung của Ngân hàng TMCP Sài Gòn, định hướng phát triển CVTD tại SCB.

Trên cơ sở những định hướng này, luận văn đã đề xuất hệ thống bốn nhóm giải pháp đồng bộ góp phần phát triển marketing sản phẩm CVTD tại SCB bao gồm: Tổ chức bộ phận Marketing, quản trị Marketing, phối hợp đồng bộ các hoạt động Marketing và nhóm các giải pháp bổ sung là phát triển trình độ nhân lực, hiện đại hoá công nghệ. Các nhóm giải pháp đó vừa có vai trò độc lập đóng góp vào hiệu quả marketing sản phẩm CVTD, vừa có vai trò tương hỗ nhau trong hệ thống giải pháp. Luận văn còn đưa ra những kiến nghị đối với Chính phủ, đối với NHNN Việt Nam.

Những điểm mới đạt được trong chương 3 là: Luận văn đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm phát triển marketing sản phẩm CVTD phù hợp với tình hình, năng lực hiện tại và tầm nhìn trong tương lai của SCB.

KẾT LUẬN

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tổng hợp góp phần làm sáng tỏ lý thuyết về CVTD và marketing các sản phẩm CVTD của NHTM; nghiên cứu xác định thực trạng hoạt động marketing sản phẩm CVTD tại Ngân hàng thương mại Cổ Phần Sài Gòn trong thời gian gần đây để chỉ ra những thành quả, những hạn chế và những nguyên nhân của những hạn chế; trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp phát triển marketing sản phẩm CVTD của SCB.

Luân văn đã thực hiện được những kết quả chủ yếu sau :

• Khái quát lý luận về CVTD như khái niệm, đặc điểm, phân loại, lợi ích của CVTD và các chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng CVTD của NHTM

• Đề cập và bổ sung những nội dung cơ bản về marketing sản phẩm CVTD trong lĩnh vực ngân hàng như khái niệm, sự cần thiết của marketing CVTD trong lĩnh vực ngân hàng, nội dung chủ yếu của hoạt động marketing sản phẩm CVTD và các nhân tố ảnh hưởng marketing CVTD trong lĩnh vực ngân hàng.

• Giới thiệu khái quát về quá trình hình thành, phát triển, tôn chỉ, tầm nhìn chiến lược, mục tiêu hoạt động, cơ cấu tổ chức và tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Sài Gòn trong những năm gần đây.

• Trình bày các sản phẩm CVTD, quy trình thực hiện nghiệp vụ CVTD được áp dụng tại SCB, đánh giá chung hoạt động CVTD tại SCB trong những năm gần đây.

• Phân tích thực trạng hoạt động marketing sản phẩm CVTD tại SCB. Trên cơ sở phân tích thực tiễn, chương 2 này nêu bật những hoạt động marketing CVTD đã triển khai, làm rõ những hạn chế - khó khăn và những nguyên nhân hạn chế việc phát triển marketing sản phẩm CVTD tại SCB. Những nguyên nhân này bao gồm nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong.

• Nêu lên những định hướng phát triển chung của Ngân hàng TMCP Sài Gòn, định hướng phát triển CVTD tại SCB trong thời gian tới.

• Bên cạnh việc đề cập đến những định hướng trên, luận văn đã đề xuất hệ thống bốn nhóm giải pháp đồng bộ góp phần phát triển marketing sản phẩm CVTD tại SCB, bao gồm: Tổ chức bộ phận Marketing, quản trị Marketing, phối hợp đồng bộ các hoạt động Marketing và nhóm các giải pháp bổ sung là phát triển trình độ nhân lực, hiện đại hoá công nghệ.

• Nhằm tăng cường tính khả thi cho các giải pháp, luận văn đưa ra những kiến nghị đối với Chính phủ và NHNN Việt Nam.

Những nội dung mới đạt được trong nghiên cứu của luận văn là:

Luận văn bổ sung những lý luận về marketing sản phẩm CVTD trong lĩnh vực ngân hàng, nhất là những nội dung chủ yếu của hoạt động marketing sản phẩm CVTD và các nhân tố ảnh hưởng marketing CVTD trong lĩnh vực ngân hàng.

Luận văn góp phần làm rõ thực trạng marketing sản phẩm CVTD tại SCB, chỉ ra những nguyên nhân hạn chế việc phát triển marketing sản phẩm CVTD tại SCB.

Luận văn đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm phát triển marketing sản phẩm CVTD phù hợp với tình hình, năng lực hiện tại và tầm nhìn trong tương lai của SCB.

Ngoài ra những vấn đề như mở rộng loại hình CVTD, nâng cao hiệu quả hoạt động CVTD là những vấn đề được đề cập trong luận văn, song không phải là những nội dung thuộc đối tượng nghiên cứu của luận văn mà có thể nghiên cứu chuyên sâu ở những đề tài khác.

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn được thực hiện với rất nhiều cố gắng, song khó tránh khỏi những hạn chế nhất định, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của những người quan tâm.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT:

1. PGS., TS. Nguyễn Thị Cúc (2008), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, NXB Thống Kê.

2. TS. Nguyễn Thị Minh Hiền (2003), Giáo trình Marketing Ngân hàng, NXB Thống Kê.

3. TS. Nguyễn Ninh Kiều (2008),Nghiệp vụ ngân hàng, NXB Thống Kê.

4. Peter Rose (2001),Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.

5. Phillip Kotler (2007),Nguyên lý tiếp thị, NXB Thống Kê.

6. TS. Trịnh Quốc Trung (2009),Marketing ngân hàng, NXB Thống Kê.

7. ThS. Phan Thị Hoàng Yến, “ Cơ hội và thách thức của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế “, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 55/ tháng 12-2006.

8. Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Báo cáo thường niên các năm 2008 đến 2010.

9. Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Báo cáo tín dụng các năm 2008 đến 2010.

10. Quốc Hội Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng 2010, NXB Tài Chính.

11. Quốc Hội Việt Nam (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, NXB Tài Chính.

13. Tạp chí Công Nghệ Ngân Hàng các số năm 2010, 2011.

14. Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng các số năm 2010, 2011.

15. Tạp chí thị trường Tài chính – Tiền tệ các số năm 2010, 2011.

16. Tạp chí Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam các số năm 2010, 2011.

WEBSITE:

17. www.saga.vn : Tin Tức Kinh Tế - Tài Chính Saga.

18. www.sbv.gov.vn : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam..

19. www.scb.com.vn : Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

20. www.vietbao.vn : Tin nhanh Việt Nam ra thế giới Vietbao.vn.

21. www.vnba.org.vn : Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing sản phẩm cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 79 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)