Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động quản trị tài sản có tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 33)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.2.5.2. Nhân tố chủ quan

Nhận thức và quan điểm của ngân hàng về vấn đề quản trị tài sản có

Đây có thể coi là nhân tố quan trọng vì nó quyết định ý thức chủ động của ngân hàng trong việc quản trị tài sản có như một trong các công cụ để đạt mục tiêu kinh doanh. Không phải ngân hàng nào cũng nhận thức được vấn đề này, nhất là đối với những ngân hàng hoạt động trong môi trường nội địa, có tính truyền thống và cạnh tranh thấp. Do đó, các NHTM phải nhận thấy rằng quản trị tài sản có là một phương thức quản trị hiện đại, thích hợp với nền kinh tế mở, có tính canh tranh cao. Ngoài nhận thức về sự cần thiết phải thực hiện công tác quản trị tài sản có, thì quan điểm của nhà quản trị cũng rất quan trọng và sẽ chi phối hành động của họ. Theo lý

thuyết tài chính hiện đại, các nhà quản trị ngân hàng phải vừa có quan điểm phòng thủ trong hoạt động kinh doanh nhằm giảm thiểu rủi ro và vừa có quan điểm tấn công để tìm kiếm cơ hội gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Trình độ, năng lực của cán bộ làm công tác quản trị nội bộ

Năng lực quản trị, đặc biệt là năng lực quản trị nội bộ của ngân hàng là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại trong kinh doanh của ngân hàng. Đối với công tác quản trị tài sản có, đây

cũng như

trị o cùng

cũng như tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát công tác quản trị tài sản được tốt nhất, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Bộ máy tổ chức

Một ngân hàng có bộ máy tổ chức hợp lý, gọn nhẹ nhưng hiệu quả

công tác c được thực hiện

một cơ cấu tổ chức cồng kềnh,

gây ra các

Trình độ công nghệ thông tin

Đây được coi là yếu tố có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi hoạt động của ngân hàng nói chung v

trị, những

hông tin t , hiện đại

trị

1.3. Bài học trong công tác quản trị tài sản có tại một số ngân hàng thƣơng mại 1.3.1. Khủng hoảng thanh khoản tại Ngân hàng Northern Rock

NHTM

những biến động “ ” -

sáng ngày 15/09/2007 hàng ngàn người đã xếp hàng trước cửa 72 chi nhánh của Northern Rock để chờ rút tiền. Trong ngày hôm đó, 1 tỷ bảng Anh đã bị rút ra, chiếm 5% tổng số dư tiền gửi tại ngân hàng này.

rung ương Anh

Ngày 17/09/2007, ngân hàng trung ương Anh tuyên bố ngân hàng này và Chính phủ Anh sẽ đảm bảo tất cả các khoản tiền gửi tại Northern Rock, giá cổ phiếu của Northern Rock tăng 15% sau tuyên bố này.

Tuy nhiên, s ngân hàng trung ương Anh cùng n ngân hàng trung ương

khi không thể chấm dứt luồng tiền tiếp tục bị rút ra. Tính đến tháng 01/2008, khoản nợ của Northern Rock với ngân hàng trung ương đã tăng lên đến 26 tỷ bảng Anh. Các ngân hàng lớn tại Anh và châu Âu đều từ chối trợ giúp Northern Rock vượt qua khủng hoảng. Chính phủ Anh buộc phải ra tay và tiến hành thương lượng đàm phán với các thể chế tài chính lớn trên thế giới về các phương án giải cứu Northern Rock, tuy nhiên những nỗ lực đàm phán này đều thất bại. Cuối cùng ngày 21/02/2008 Northern Rock chính thức bị quốc hữu hóa sau 3 ngày tranh cãi tại Thượng và Hạ viện Anh.

Nguyên nhân sự sụp đổ của ngân hàng Northern Rock

Khủng hoảng tín dụng cho vay thế chấp nhà với đối tượng thu nhập thấp, khi cho vay thế chấp bằng nhà đất, ngân hàng Northern Rock đã cho vay nhiều gấp

125% giá trị nhà đất của người vay đưa đi cầm cố, bất chấp những lời cảnh báo về sự không ổn định của nền kinh tế cũng như các dự báo về giá bất động sản tụt dốc. Northern Rock chưa thực hiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản một cách đầy đủ, chưa có kế hoạch dự phòng, chưa thực hiện dự báo và đo lường rủi ro cũng như các biện pháp xử lý khi xảy ra rủi ro.

Công tác quan hệ công chúng (PR) của Northern Rock còn yếu kém. Việc “thổi phồng” thông tin của giới truyền thông cũng tác động khiến cho người dân hoang mang, mất lòng tin vào ngân hàng đã làm cho cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng và gây hậu quả nặng nề.

Đây là ví dụ điển hình về sự thất bại trong vấn đề quản trị rủi ro thanh khoản nói riêng và quản trị tài sản có nói chung của các NHTM.

1.3.2. Kinh nghiệm từ Ngân hàng HSBC

Trong hoạt động cho vay, để có thể đảm bảo việc cấp tín dụng an toàn và hiệu quả, HSBC đã áp dụng một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng với các nguyên tắc và chuẩn mực cao nhất nhằm giảm thiểu tối đa tổn thất cho ngân hàng. Theo đó, HSBC luôn đảm bảo nguyên tắc tách bạch, phân công rõ ràng chức năng giữa các bộ phận trong quá trình giải quyết và giám sát các khoản tín dụng nhằm quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt.

HSBC đang có hoạt động cấp tín dụng dựa trên việc luôn cố gắng xác định các nơi, điểm phát sinh rủi ro, đo lường chính xác mức độ rủi ro để có thể quản lý tốt nhất, đưa ra chiến lược kinh doanh và mức giá (lãi suất) thích hợp.

Việc áp dụng thành công cơ chế quản trị rủi ro tín dụng toàn cầu của HSBC dựa trên nền tảng của hệ thống cơ sở dữ liệu quá khứ và có phân tích tốt. Ngoài ra, HSBC đã và đang áp dụng các phương thức xử lý dữ liệu hiện đại trên nền tảng toán kinh tế và hệ thống công nghệ thông tin cao cấp. Bên cạnh đó, sự tuân thủ cao độ của toàn hệ thống đối với các chính sách tín dụng; hoạt động kiểm tra, giám sát nội bộ chặt chẽ, hiệu quả và thường xuyên cũng là những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong công tác quản trị hoạt động cho vay tại HSBC.

1.3.3. Kinh nghiệm từ Ngân hàng Citibank

Một trong những tập đoàn tài chính có hiệu quả kinh doanh được đánh giá cao trên thế giới là Citigroup, trong đó kết quả hoạt động của Citibank đã tạo nên một nguồn thu lớn cho Citigroup.

Trong môi trường hoạt động ngân hàng, Citibank đã xây dựng một khung quản trị rủi ro, trong đó bao gồm các chính sách, quy định được công bố một cách rõ ràng; quy trình quản lý rủi ro; các công cụ và nguồn thông tin cần thiết để ra quyết định; đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn và trách nhiệm cao…

Mô hình tín dụng thương mại được tiêu chuẩn hóa và phải trải qua 3 giai đoạn của quá trình xét duyệt: gặp gỡ khách hàng, thẩm định, thực hiện giao dịch. Theo đó, các nội dung chủ yếu trong quản trị hoạt động cho vay của Citibank bao gồm: hình thành chiến lược và kế hoạch cho vay; tiến hành cho vay khách hàng; đánh giá và báo cáo thực thi.

Trong quy trình tín dụng, trách nhiệm của các bộ phận tham gia được thể hiện một cách rất cụ thể, rõ ràng như sau:

- Uỷ ban quản lý: thiết lập mục tiêu hoạt động đối với ngân hàng, đặt hạn mức tín dụng đối với Uỷ ban chính sách tín dụng.

- Uỷ ban chính sách tín dụng: đặt ra hạn mức tín dụng cùng với Uỷ ban quản lý, xây dựng chính sách tín dụng, quản lý và đánh giá danh mục cũng như quản trị rủi ro. - Bộ phận quản trị rủi ro: lập ra chiến lược kinh doanh; nhận định thị trường mục tiêu và mức chấp nhận rủi ro; gặp gỡ khách hàng và đánh giá rủi ro, xét duyệt dư nợ rủi ro; theo dõi việc hoàn trả và các hồ sơ tín dụng, theo dõi và duy trì giao dịch, giải ngân cho nhà đầu tư; theo dõi các vấn đề phát sinh trong quá trình tín dụng; xúc tiến tiến độ khoản vay.

Có thể thấy, quy trình tín dụng tại Citibank khá chặt chẽ, đảm bảo ngân hàng hoạt động đạt hiệu quả cao, rủi ro được giảm thiểu một cách thấp nhất với lợi nhuận mục tiêu.

1.3.4. Bài học quản trị tài sản có cho ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

Thông qua bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng thanh khoản của Ngân hàng Northern Rock cùng với sự kết hợp kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài

trong công tác quản trị các khoản mục tài sản có, để tăng cường công tác quản trị nói chung và quản trị tài sản có nói riêng, các NHTM Việt Nam cần:

Một là, cần đặc biệt quan tâm đến yếu tố con người, nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghiệp vụ để nhân viên hoàn thiện năng lực bản thân, nâng cao kiến thức trong lĩnh vực ngân hàng nhằm nắm bắt kịp thời những thay đổi trong môi trường hoạt động kinh doanh.

Hai là, thiết lập hệ thống chính sách quy trình chặt chẽ, đồng bộ, rõ ràng tuân theo các quy định của NHNN nhằm định hướng, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động tổ chức, thực hiện… công tác quản trị tài sản có. Đồng thời, các ngân hàng cần phải có sự điều chỉnh chính sách thích hợp với tình hình nền kinh tế để tránh rơi vào vết xe đổ như trường hợp của Northern Rock.

Ba là, cần ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong xử lý, lưu trữ thông tin nhằm giúp cho hoạt động quản trị kịp thời, chính xác, an toàn và hiệu quả cao.

Bốn là, chú trọng đến công tác kiểm tra, giám sát nội bộ để phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra nhằm giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng.

Năm là, cần có các kịch bản đối phó với khủng hoảng để kịp thời ứng phó khi có bất kỳ biến động bất thường nào xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đồng thời cần phải bình tĩnh, chủ động trong việc xử lý rủi ro, đưa ra các biện pháp và mức độ xử lý phù hợp, tránh sự xáo trộn và hoảng loạn có thể gây ra tình trạng nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, các NHTM cần phải thực hiện tốt công tác PR và kiểm soát những thông tin mang tính chất nhạy cảm, liên tục cập nhật tình hình và kiểm soát được các thông tin nhằm tránh sự “thổi phồng” của các phương tiện thông tin đại chúng gây ảnh hưởng đến uy tín ngân hàng và khủng hoảng lòng tin trong công chúng…

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Hoạt động quản trị tài sản có giữ vai trò rất quan trọng trong việc quyết định đến hiệu quả kinh doanh cũng như độ an toàn của một NHTM. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng đó nên hầu hết các NHTM hiện nay đều có những giải pháp ngắn hạn cũng như dài hạn để hoàn thiện hơn nữa hoạt động quản trị tài sản có, đảm bảo việc sử dụng vốn của ngân hàng đạt hiệu quả tối ưu nhất. Điều này sẽ được thấy rõ hơn thông qua việc xem xét cụ thể hoạt động quản trị tài sản có tại Ngân hàng TMCP Phát Triển TPHCM trong chương 2.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TÀI SẢN CÓ TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GIỚI THIỆU CHƢƠNG 2

Sau khi trình bày cơ sở lý luận ở chương 1, bước qua chương 2, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản trị tài sản có tại HDBank với các nội dung chính như: Một là, luận văn giới thiệu khái quát về sự hình thành, phát triển cũng như đánh giá tổng quát về tình hình hoạt động kinh doanh của HDBank giai đoạn 2011 – 2013; Hai là, nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác quản trị tài sản có tại HDBank bao gồm quản trị tài sản dự trữ, quản trị hoạt động cho vay và quản trị hoạt động đầu tư; Kế đến, luận văn đánh giá công tác quản trị tài sản có tại ngân hàng, rút ra những thành công, hạn chế cũng như các nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động quản trị tài sản có.

2.1. Giới thiệu khái quát về HDBank 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Phát Triển TPHCM (HDBank) được thành lập vào ngày 04 tháng 01 năm 1990 theo Quyết định số 47/QĐ-UB của Uỷ Ban Nhân dân TPHCM và giấy phép số 00019/NH-GP của NHNN Việt Nam với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, mang nhiệm vụ cốt lõi là “Phát triển nhà ở và chỉnh trang đô thị, góp phần xây dựng TPHCM văn minh hiện đại”. Sau hơn 25 năm hình thành và phát triển, HDBank đã không ngừng đổi mới và tăng trưởng, trở thành một ngân hàng đa năng và hiện đại, cung cấp các nhu cầu, giải pháp về tài chính cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư.

Ngày 16 tháng 03 năm 2012, HDBank đã chính thức đổi tên từ Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TPHCM thành Ngân hàng TMCP Phát Triển TPHCM theo Quyết định số 2096/QĐ-NHNN và ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới. Đây là một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của HDBank. Với phương châm “Cam kết lợi ích cao nhất”, HDBank cam kết đáp ứng các nhu cầu tài

chính cần thiết, hiệu quả và mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, đối tác, cổ đông, cán bộ công nhân viên và cộng đồng xã hội.

Ngày 18 tháng 11 năm 2013, Ngân hàng TMCP Đại Á (DaiABank) được chính thức sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM theo quyết định số 2687/QĐ-NHNN.

Từ số vốn điều lệ 3 tỷ đồng khi mới thành lập, qua quá trình phát triển và tăng trưởng không ngừng, tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2013, số vốn điều lệ của ngân hàng đã được nâng lên là 8.100 tỷ đồng.

Tóm tắt các mốc phát triển chính của HDBank:

Sơ đồ 2.1: Các mốc phát triển của HDBank

(Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank năm 2013)

Với định hướng mang ngân hàng đến gần với khách hàng hơn, tạo sự thuận lợi cho khách hàng, mạng lưới hoạt động HDBank không ngừng gia tăng. Trong năm 2013, cùng với hệ thống mạng lưới từ DaiABank và SGVF, HDBank hiện có 190 điểm giao dịch ngân hàng và hơn 1.200 điểm giao dịch tài chính trên toàn quốc, có mặt tại hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên trên 3.600 người, chủ yếu là các cán bộ trẻ đầy nhiệt huyết và có trình độ, năng lực chuyên môn cao góp phần đưa HDBank ngày một đi lên.

201 2 2013 2006 1989 1992 1998 2003 2007 2008 2010 2011

HDBank thuộc sở hữu nhà nước, được thành lập theo Quyết định số 47/QĐ – UB của UBND Thành phố Hồ Chí Minh và Giấy phép số 00019/NH- GP của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tên gọi Ngân hàng Phát triển nhà Thành phố HCM tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ VND sáp nhập với ngân hàng Đại Á, tăng vốn điều lệ lên 8100 tỷ VND

tăng vốn điều lệ lên 2000 tỷ VND

đổi tên thành “ Ngân hàng phát triển thành phố HCM” Trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt nam Phát hành thẻ, cung cấp các dịch vụ bảo hiểm được phép cung cấp dịch vụ ngoại hối và mua bán vàng trong nước và quốc tế được cấp phép mở tài khoản mua bán vàng ở nước ngoài tăng vốn điều lệ lên5000 tỷ VND tăng vốn điều lệ lên 24 tỷ VND tăng vốn điều lệ lên 1000 tỷ VND tăng vốn điều lệ lên3000 tỷ VND chuyển đổi thành ngân hàng cổ phần mua HDFinance 2016

iBanking, SMS Banking, Mobile Banking…

2.1.2. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của HDBank giai đoạn 2011 - 2013 2013

Giai đoạn 2011 – 2013 là giai đoạn mà nền kinh tế vĩ mô gặp nhiều biến động, nhiều ngân hàng đứng trước nguy cơ vỡ nợ, phá sản cao do phải đối mặt với hàng loạt vấn đề như: sự cạnh tranh khốc liệt trong hệ thống ngân hàng, hoạt động kém hiệu quả của các doanh nghiệp và tập đoàn kinh tế lớn, thị trường bất động sản đóng băng, vấn đề gia tăng nợ xấu và xử lý nợ xấu, chính sách tiền tệ và quản lý thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động quản trị tài sản có tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)