Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động quản trị tài sản có tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 70)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Công tác dự báo và phân tích thị trƣờng

Công tác dự báo và phân tích thị trường tại HDBank còn nhiều yếu kém do chưa được quan tâm một cách đúng mức. Phân

.

Nguồn nhân lực

Con người là nhân tố chính quyết định trong sự thành công của hoạt động quản trị ngân hàng nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên HDBank chưa cao, chưa được đào tạo bài bả

, trong khi

chuyên sâu. Ngoài ra, do số lượng nhân sự làm công tác quản trị ại ngân hàng còn quá ít, dẫn đến áp lực công việc đối với các nhân viên hiện tại là rất cao.

Đạo đức của nhân viên cũng là vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động quản trị tài sản có đặc biệt là trong lĩnh vực cho vay. Trong quá trình tuyển dụng chỉ có thể đánh giá được kỹ năng, kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn nhưng không thể đánh giá được đạo đức của ứng viên, chỉ khi làm việc chính thức mới phát hiện những ứng viên có trình độ nhưng đạo đức kém, không khách quan trong quá trình công tác dẫn đến việc cấu kết với khách hàng để tạo những khoản vay gây rủi ro cho ngân hàng…

Hệ thống các văn bản, chính sách

Hệ thống văn bản, chính sách là kim chỉ nam cho mọi hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản, chính sách của HDBank ban hành còn chưa đầy đủ, chưa mang tính kịp thời.

Trong hoạt động đầu tư,

ạt hiệu quả cao và an toàn. C

Trong hoạt động cho vay thì các chính sách cũng như quy trình được xây dựng theo tiêu chí chung, chưa cụ thể, do vậy việc áp dụng vào thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ….

Công tác kiểm tra, giám sát

Hoạt động kiểm tra, giám sát của HDBank chưa thực sự phát huy hiệu quả cao, đặc biệt là trong hoạt động đầu tư và kiểm soát sau cho vay. Điều này dẫn đến rủi ro trong hoạt động cho vay và đầu tư, có thể gây tổn thất cho ngân hàng.

Hệ thống công nghệ thông tin

Mặc dù HDBank đã triển khai việc sử dụng hệ thống thông tin hiện đại Corebanking từ năm 2008 nhưng nhìn chung cơ sở vật chất vẫn còn lạc hậu so với

các ngân hàng khác trong nước và khu vực. Thông tin cập nhật đôi lúc còn chậm, đường truyền bị tắc nghẽn, chưa đáp ứng đầy đủ việc lấy số liệu phục vụ cho công tác quản trị dẫn đến nhiều báo cáo vẫn phải làm thủ công bằng tay. Điều này ít nhiều đã ảnh hưởng đến công tác quản trị tài sản có tại HDBank trong thời gian qua...

K CHƢƠNG 2

Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng quản trị tài sản có tại HDBank cũng như nhận thấy được những thành tựu đạt được, những hạn chế còn tồn tại và đã phân tích những nguyên nhân của những hạn chế đó cả về mặt khách quan lẫn chủ quan, đề tài đã đưa đến cái nhìn khá toàn diện về thực trạng quản trị tài sản có tại HDBank. Bên cạnh những mặt đạt được, các thế mạnh đã được vận dụng và phát huy, HDBank vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục. Vì vậy, với một số giải pháp, kiến nghị trong chương 3, đề tài hy vọng sẽ góp phần hoàn thiện hơn nữa hoạt động quản trị tài sản có tại HDBank.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN QUẢN TRỊ TÀI SẢN CÓ TẠI NGÂN HÀN

GIỚI THIỆU CHƢƠNG 3

Dựa trên cơ sở lý luận ở chương 1 và khoa học thực tiễn ở chương 2, chương 3 của luận văn tiếp tục nêu ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị

ững nội dung sẽ giải quyết trong chương 3 bao gồm: Một là, định hướng phát triển của HDBank đến năm 2020; Hai là, giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tài sản có tại HDBank gồm các nhóm giải pháp về nguồn nhân lực, công nghệ thông tin; nhóm giải pháp về tổ chức hoạt động quản trị tài sản có cũng như nhóm giải pháp trong hoạt động quản trị tài sản có; Ba là, các kiến nghị đối với NHNN; Chính phủ; các Bộ, Ngành liên quan và Hiệp hội ngân hàng nhằm hỗ trợ cho hoạt động quản trị tại các NHTM ngày càng tốt hơn.

3.1. Định hƣớng và mục tiêu phát triển kinh doanh của HDBank đến năm 2020

HDBank không ngừng phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng, có chất lượng dịch vụ tốt nhất. Định hướng hoạt động đến năm 2020, HDBank sẽ trở thành tập đoàn tài chính hoạt động hiệu quả hàng đầu tại Việt Nam, có mạng lưới quốc tế và là thương hiệu được khách hàng Việt Nam tự hào tin dùng. Với tinh thần sẵn sàng nắm bắt các cơ hội cũng như vượt qua những thách thức mới trên nguyên tắc duy trì và phát huy những thành tựu đã đạt được, HDBank quyết tâm thực hiện những mục tiêu sau:

- Tiếp tục hoàn thiện tái cơ cấu ngân hàng: Xây dựng ngân hàng sau sáp nhập thành một bộ máy hoạt động đồng bộ, thống nhất và ổn định, tạo nền tảng vững chắc để đưa HDBank lên một tầm phát triển mới chuyên nghiệp hơn và có hiệu quả hơn; tiếp tục triển khai phương án tìm đối tác chiến lược cho ngân hàng.

- Nâng cao chất lượng tín dụng an toàn, hiệu quả song song với việc đẩy mạnh công tác tuân thủ, công tác quản trị rủi ro, công tác kiểm tra giám sát và công tác xử lý nợ xấu.

- Tiếp tục tập trung giải quyết vấn đề nợ xấu phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước đưa ra: Giải quyết triệt để nợ xấu còn tồn đọng và và hạn chế tối đa khả năng phát sinh nợ xấu mới từ những khoản cho vay mới.

- Đẩy mạnh triển khai các sản phẩm mới, c

.

- Tập trung thực hiện kế hoạch hoạt động kinh doanh đã đề ra, bám sát các chương trình hành động của năm, đồng thời nắm bắt kịp thời các diễn biến của thị trường để có điều chỉnh phù hợp đối với từng thời điểm và địa bàn cụ thể.

- ồn lực con người – nhân viên là tài sản quý nhất, là nhân tố chủ đạo tạo ra giá trị gia tăng và tăng trưởng bền vững của HDBank”.

- Tích cực xây dựng và phát triển quan hệ đối nội, đối ngoại; hướng tới một văn hoá HDBank đoàn kết, chuyên nghiệp và một hình ảnh HDBank năng động, hiệu quả và minh bạch trong mắt khách hàng cũng như đối tác trong và ngoài nước.

- Tăng cường đồng bộ hóa hạ tầng, nền tảng công nghệ thông tin, tập trung đầu tư cho công nghệ hiện đại, đáp ứng yêu cầu vận hành hệ thống hiệu quả, an toàn và hỗ trợ hoạt động kinh doanh, phát triển của ngân hàng.

Trên cơ sở hoạch định các mục tiêu chiến lược cho sự phát triển trong hoạt động kinh doanh, HDBank đã đề ra mục tiêu cho công tác quản trị rủi ro nói chung và quản trị tài sản có nói riêng như sau:

- Tiếp tục công tác tái cấu trúc cơ cấu tổ chức và tăng cường hoạt động của các Ủy Ban ALCO, Ủy Ban QLRR.

- Tiếp tục hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ trên cơ sở theo chuẩn ISO và rà soát các khâu kiểm soát, kiểm tra sau nhằm hạn chế rủi ro.

- Điều chỉnh kịp thời hệ thống các chính sách, quy trình, quy định cho phù hợp với nhiều Thông tư của NHNN về phân loại nợ, về chỉ số an toàn, về quản trị rủi ro ... - Tiếp tục tăng cường, bổ sung hệ thống giám sát, kiểm soát nội bộ.

- Tiếp tục cơ cấu lại chất lượng tài sản nợ - tài sản có; cơ cấu lại nguồn vốn huy động, duy trì lượng tiền mặt, tiền gửi NHNN và các tài sản có tính thanh khoản cao phù hợp, đảm bảo quy định của NHNN và tối ưu hóa lợi nhuận.

- Xây dựng và hoàn thiện danh mục sản phẩm dịch vụ dành cho KHCN và KHDN, phát huy tối đa các sản phẩm tiền gửi nhằm thu hút được nguồn vốn tương đối ổn định từ thị trường 1, đồng thời củng cố mối quan hệ với các TCTD nhằm đảm bảo giao dịch nguồn vốn trên thị trường 2.

- Chú trọng công tác giám sát tín dụng, tiếp tục hoàn thiện hệ thống phần mềm quản lý online phê duyệt khoản vay và mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ. Bên cạnh đó công tác xử lý nợ quá hạn cũng phải được ưu tiên hàng đầu, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu dưới mức 3%.

- Tiếp tục giữ vững mục tiêu đưa hoạt động kinh doanh nguồn vốn, ngoại hối và đầu tư là một trong những mũi nhọn tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. Đồng thời nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác thu thập, phân tích thông tin và dự báo thị trường.

- Không ngừng cải tiến và phát triển mở rộng chức năng cho hệ thống Core banking, Internet Banking, Mobile Banking, các dịch vụ ngân hàng điện tử và các hệ thống phục vụ cho công tác báo cáo và quản trị nội bộ ngân hàng, tối đa hóa tự động các báo cáo quản trị.

Lộ trình kinh doanh đến năm 2016

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu tài chính quan trọng giai đoạn 2013 - 2016

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Kế hoạch

2014 2015 2016

Tổng tài sản 86.227 104.100 126.700 152.600 Lợi nhuận trước thuế 398 1.148 1.463 1.842 Tổng dư nợ 44.030 51.200 62.000 75.700 Tổng huy động 76.304 75.200 95.300 118.700

Mục tiêu kinh doanh chiến lược là năm 2016 HDBank sẽ trở thành một trong

các ngân hàng thương mại đứng đầu Việt Nam, cung cấp những sản phẩm dịch vụ

ưu việt nhất, có hệ thống kênh phân phối thuận tiện, hoạt động đạt hiệu quả cao và trở thành thương hiệu được khách hàng tự hào khi tiêu dùng. Việc thực hiện thành công mục tiêu chiến lược này sẽ là bước tiền đề để tiến đến thực hiện thành công mục tiêu phát triển dài hạn đặt ra trước đó là HDBank sẽ trở thành một trong những tập đoàn tài chính hiệu quả nhất của Việt Nam, có mạng lưới toàn cầu và thương hiệu được khách hàng Việt Nam tự hào tin dùng vào năm 2020. Theo đó, lộ trình kế hoạch đến năm 2016:

- Thực hiện chiến lược tập trung và khác biệt hóa trên từng lĩnh vực cốt yếu của hoạt động NHTM, từng bước xâm nhập nhanh, có chọn lọc vào lĩnh vực ngân hàng đầu tư và tài trợ dự án, đồng thời phát triển nhanh các dịch vụ tài chính.

- Chiến lược tập trung vào từng phân khúc thị trường theo tiêu thức vùng địa lý, mạng phân phối, nhóm khách hàng riêng biệt trên từng khu vực thị trường.

-

3.2. ank

3.2.1. Giải pháp về nguồn nhân lực và công nghệ thông tin 3.2.1.1. Về nguồn nhân lực 3.2.1.1. Về nguồn nhân lực

Con người là nhân tố đầu tiên, quan trọng và mang tính quyết định để đảm bảo cho mọi hoạt động, quy trình vận hành một cách an toàn và hiệu quả. M

Do đó vấn đề then chốt trong việc quản trị tài sản có tại HDBank hiện nay là tìm kiếm và thành lập nguồn nhân lực chuyên trách, tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn, kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm, uy tín và đạo

đức nghề nghiệp ạt độ ề

thực hiện việc theo dõi, dự báo, cảnh báo,

Hiện tại, HDBank vừa thành lập Phòng ALM và công tác quản lý tài sản nợ - tài sản có, việc này đã phần nào chuyên môn hóa công tác quản trị. Tuy nhiên nhân sự của Phòng ALM hiện tại rất ít, gây trở ngại trong hoạt động quản trị tài sản có. Vì thế ngân hàng cần rà soát, đánh giá lại đội ngũ phụ trách công tác quản trị rủi ro trước đây để bổ sung thêm nhân sự cho Phòng ALM, hoặc có thể tuyển thêm nhân sự mới từ bên ngoài để đảm bảo nguồn nhân lực thực hiện công tác quản trị tài sản có.

Quản trị tài sản có là một công việc phức tạp đòi hỏi khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin phải nhanh chóng, kịp thời và chính xác để phân tích, đo lường, kiểm soát, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Do đó công tác đào tạo đội ngũ nhân sự chuyên trách cũng nên được ưu tiên tổ chức thường xuyên nhằm kịp thời cập nhật các kiến thức mới, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. HDBank cần ưu tiên xem xét phương án thuê chuyên gia hoặc các nhà tư vấn nước ngoài về đào tạo chuyên môn nhằm xây dựng, quản lý và chuyển giao công nghệ mới theo chuẩn mực quốc tế.

Ngân hàng cần sử dụng nguồn nhân lực đã được đào tạo bài bản một cách có hiệu quả; phát huy năng lực tối đa của nhân viên; đồng thời, cần phải có sự phân công công việc rõ ràng, gắn quyền hạn với trách nhiệm cho từng chức danh cụ thể. Ngân hàng cần tổ chức các khóa, các lớp đào tạo kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên làm công tác quản trị nói riêng và cán bộ hoạt động tại các đơn vị liên quan nói chung, định kỳ tổ chức các buổi đào tạo nội bộ, cập nhật các văn bản, chính sách mới của HDBank, trao đổi các vấn đề khó khăn phát sinh trong quá trình tác nghiệp, cùng nhau góp ý, thảo luận, đưa ra giải pháp tối ưu nhất để giải quyết.

Ngoài ra, ngân hàng cũng cần xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá chất lượng công việc riêng cho các cán bộ làm công tác quản trị tài sản có theo từng chức danh chuyên môn, cần khuyến khích nhân viên tự tìm hiểu, học, đọc và nắm vững kiến thức tổng thể về thị trường, nhanh nhạy nắm bắt thông tin về các lĩnh vực có liên quan đến công tác quản trị tài sản có.

Bên cạnh các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ thì đạo đức nghề nghiệp cũng là yếu tố quan trọng đặc biệt trong công tác quản trị hoạt động cho vay. Do đó, ngân hàng cần chú trọng bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, ban hành bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp để làm cơ sở thực hiện, biểu dương các gương điển hình và xử lý nghiêm khắc những vi phạm.

Ngân hàng cần có chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho HDBank như chế độ lương, thưởng….Thay đổi một số chính sách về chế độ đãi ngộ nhằm tránh tình trạng nhảy việc đối với một số nhân viên giỏi, có năng lực. Đồng thời, cần chú trọng chính sách phát triển con người, tạo điều kiện cho nhân viên phát huy năng lực cá nhân, gắn bó và phát triển sự nghiệp tại HDBank.

3.2.1.2. Về trình độ công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là một yếu tố hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ một ngân hàng nào, nó đóng vai trò quan trọng trong quản trị rủi ro ngân hàng nói chung và quản trị tài sản có nói riêng bởi nếu không có hệ thống công nghệ thông tin thì các dữ liệu đầu vào không được kết nối với nhau để xử lý, thông tin này trở nên rời rạc và vô nghĩa. Đồng thời, công việc quản trị ồm nhiều nội dung rất phức tạp nặng về tính định lượng, vì vậy hệ thống công nghệ thông tin có thể xem là yếu tố then chốt hỗ trợ việc đưa ra các quyết định về quản trị tài sản có một cách chính xác và đạt hiệu quả cao.

HDBank đã và đang đầu tư rất nhiều nguồn lực để phát triển công nghệ thông tin ngày càng hiện đại, tuy nhiên cần phải xây dựng một hệ thống thông tin quản lý đầy đủ để nhận dạng, đo lường, giám sát, kiểm soát và báo cáo về rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng…. Dựa trên hệ thống ngân hàng lõi hiện đại để phát triển hệ thống khai thác, xử lý và phân tích thông tin theo yêu cầu về báo cáo quản trị.

Để việc truyền tải, xử lý và lưu trữ dữ liệu trong toàn hệ thống diễn ra một cách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động quản trị tài sản có tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)