Kinh nghiệm từ Ngân hàng Citibank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động quản trị tài sản có tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 37)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.3.3. Kinh nghiệm từ Ngân hàng Citibank

Một trong những tập đoàn tài chính có hiệu quả kinh doanh được đánh giá cao trên thế giới là Citigroup, trong đó kết quả hoạt động của Citibank đã tạo nên một nguồn thu lớn cho Citigroup.

Trong môi trường hoạt động ngân hàng, Citibank đã xây dựng một khung quản trị rủi ro, trong đó bao gồm các chính sách, quy định được công bố một cách rõ ràng; quy trình quản lý rủi ro; các công cụ và nguồn thông tin cần thiết để ra quyết định; đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn và trách nhiệm cao…

Mô hình tín dụng thương mại được tiêu chuẩn hóa và phải trải qua 3 giai đoạn của quá trình xét duyệt: gặp gỡ khách hàng, thẩm định, thực hiện giao dịch. Theo đó, các nội dung chủ yếu trong quản trị hoạt động cho vay của Citibank bao gồm: hình thành chiến lược và kế hoạch cho vay; tiến hành cho vay khách hàng; đánh giá và báo cáo thực thi.

Trong quy trình tín dụng, trách nhiệm của các bộ phận tham gia được thể hiện một cách rất cụ thể, rõ ràng như sau:

- Uỷ ban quản lý: thiết lập mục tiêu hoạt động đối với ngân hàng, đặt hạn mức tín dụng đối với Uỷ ban chính sách tín dụng.

- Uỷ ban chính sách tín dụng: đặt ra hạn mức tín dụng cùng với Uỷ ban quản lý, xây dựng chính sách tín dụng, quản lý và đánh giá danh mục cũng như quản trị rủi ro. - Bộ phận quản trị rủi ro: lập ra chiến lược kinh doanh; nhận định thị trường mục tiêu và mức chấp nhận rủi ro; gặp gỡ khách hàng và đánh giá rủi ro, xét duyệt dư nợ rủi ro; theo dõi việc hoàn trả và các hồ sơ tín dụng, theo dõi và duy trì giao dịch, giải ngân cho nhà đầu tư; theo dõi các vấn đề phát sinh trong quá trình tín dụng; xúc tiến tiến độ khoản vay.

Có thể thấy, quy trình tín dụng tại Citibank khá chặt chẽ, đảm bảo ngân hàng hoạt động đạt hiệu quả cao, rủi ro được giảm thiểu một cách thấp nhất với lợi nhuận mục tiêu.

1.3.4. Bài học quản trị tài sản có cho ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

Thông qua bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng thanh khoản của Ngân hàng Northern Rock cùng với sự kết hợp kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài

trong công tác quản trị các khoản mục tài sản có, để tăng cường công tác quản trị nói chung và quản trị tài sản có nói riêng, các NHTM Việt Nam cần:

Một là, cần đặc biệt quan tâm đến yếu tố con người, nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghiệp vụ để nhân viên hoàn thiện năng lực bản thân, nâng cao kiến thức trong lĩnh vực ngân hàng nhằm nắm bắt kịp thời những thay đổi trong môi trường hoạt động kinh doanh.

Hai là, thiết lập hệ thống chính sách quy trình chặt chẽ, đồng bộ, rõ ràng tuân theo các quy định của NHNN nhằm định hướng, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động tổ chức, thực hiện… công tác quản trị tài sản có. Đồng thời, các ngân hàng cần phải có sự điều chỉnh chính sách thích hợp với tình hình nền kinh tế để tránh rơi vào vết xe đổ như trường hợp của Northern Rock.

Ba là, cần ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong xử lý, lưu trữ thông tin nhằm giúp cho hoạt động quản trị kịp thời, chính xác, an toàn và hiệu quả cao.

Bốn là, chú trọng đến công tác kiểm tra, giám sát nội bộ để phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra nhằm giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng.

Năm là, cần có các kịch bản đối phó với khủng hoảng để kịp thời ứng phó khi có bất kỳ biến động bất thường nào xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đồng thời cần phải bình tĩnh, chủ động trong việc xử lý rủi ro, đưa ra các biện pháp và mức độ xử lý phù hợp, tránh sự xáo trộn và hoảng loạn có thể gây ra tình trạng nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, các NHTM cần phải thực hiện tốt công tác PR và kiểm soát những thông tin mang tính chất nhạy cảm, liên tục cập nhật tình hình và kiểm soát được các thông tin nhằm tránh sự “thổi phồng” của các phương tiện thông tin đại chúng gây ảnh hưởng đến uy tín ngân hàng và khủng hoảng lòng tin trong công chúng…

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Hoạt động quản trị tài sản có giữ vai trò rất quan trọng trong việc quyết định đến hiệu quả kinh doanh cũng như độ an toàn của một NHTM. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng đó nên hầu hết các NHTM hiện nay đều có những giải pháp ngắn hạn cũng như dài hạn để hoàn thiện hơn nữa hoạt động quản trị tài sản có, đảm bảo việc sử dụng vốn của ngân hàng đạt hiệu quả tối ưu nhất. Điều này sẽ được thấy rõ hơn thông qua việc xem xét cụ thể hoạt động quản trị tài sản có tại Ngân hàng TMCP Phát Triển TPHCM trong chương 2.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TÀI SẢN CÓ TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GIỚI THIỆU CHƢƠNG 2

Sau khi trình bày cơ sở lý luận ở chương 1, bước qua chương 2, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản trị tài sản có tại HDBank với các nội dung chính như: Một là, luận văn giới thiệu khái quát về sự hình thành, phát triển cũng như đánh giá tổng quát về tình hình hoạt động kinh doanh của HDBank giai đoạn 2011 – 2013; Hai là, nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác quản trị tài sản có tại HDBank bao gồm quản trị tài sản dự trữ, quản trị hoạt động cho vay và quản trị hoạt động đầu tư; Kế đến, luận văn đánh giá công tác quản trị tài sản có tại ngân hàng, rút ra những thành công, hạn chế cũng như các nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động quản trị tài sản có.

2.1. Giới thiệu khái quát về HDBank 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Phát Triển TPHCM (HDBank) được thành lập vào ngày 04 tháng 01 năm 1990 theo Quyết định số 47/QĐ-UB của Uỷ Ban Nhân dân TPHCM và giấy phép số 00019/NH-GP của NHNN Việt Nam với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, mang nhiệm vụ cốt lõi là “Phát triển nhà ở và chỉnh trang đô thị, góp phần xây dựng TPHCM văn minh hiện đại”. Sau hơn 25 năm hình thành và phát triển, HDBank đã không ngừng đổi mới và tăng trưởng, trở thành một ngân hàng đa năng và hiện đại, cung cấp các nhu cầu, giải pháp về tài chính cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư.

Ngày 16 tháng 03 năm 2012, HDBank đã chính thức đổi tên từ Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TPHCM thành Ngân hàng TMCP Phát Triển TPHCM theo Quyết định số 2096/QĐ-NHNN và ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới. Đây là một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của HDBank. Với phương châm “Cam kết lợi ích cao nhất”, HDBank cam kết đáp ứng các nhu cầu tài

chính cần thiết, hiệu quả và mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, đối tác, cổ đông, cán bộ công nhân viên và cộng đồng xã hội.

Ngày 18 tháng 11 năm 2013, Ngân hàng TMCP Đại Á (DaiABank) được chính thức sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM theo quyết định số 2687/QĐ-NHNN.

Từ số vốn điều lệ 3 tỷ đồng khi mới thành lập, qua quá trình phát triển và tăng trưởng không ngừng, tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2013, số vốn điều lệ của ngân hàng đã được nâng lên là 8.100 tỷ đồng.

Tóm tắt các mốc phát triển chính của HDBank:

Sơ đồ 2.1: Các mốc phát triển của HDBank

(Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank năm 2013)

Với định hướng mang ngân hàng đến gần với khách hàng hơn, tạo sự thuận lợi cho khách hàng, mạng lưới hoạt động HDBank không ngừng gia tăng. Trong năm 2013, cùng với hệ thống mạng lưới từ DaiABank và SGVF, HDBank hiện có 190 điểm giao dịch ngân hàng và hơn 1.200 điểm giao dịch tài chính trên toàn quốc, có mặt tại hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên trên 3.600 người, chủ yếu là các cán bộ trẻ đầy nhiệt huyết và có trình độ, năng lực chuyên môn cao góp phần đưa HDBank ngày một đi lên.

201 2 2013 2006 1989 1992 1998 2003 2007 2008 2010 2011

HDBank thuộc sở hữu nhà nước, được thành lập theo Quyết định số 47/QĐ – UB của UBND Thành phố Hồ Chí Minh và Giấy phép số 00019/NH- GP của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tên gọi Ngân hàng Phát triển nhà Thành phố HCM tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ VND sáp nhập với ngân hàng Đại Á, tăng vốn điều lệ lên 8100 tỷ VND

tăng vốn điều lệ lên 2000 tỷ VND

đổi tên thành “ Ngân hàng phát triển thành phố HCM” Trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt nam Phát hành thẻ, cung cấp các dịch vụ bảo hiểm được phép cung cấp dịch vụ ngoại hối và mua bán vàng trong nước và quốc tế được cấp phép mở tài khoản mua bán vàng ở nước ngoài tăng vốn điều lệ lên5000 tỷ VND tăng vốn điều lệ lên 24 tỷ VND tăng vốn điều lệ lên 1000 tỷ VND tăng vốn điều lệ lên3000 tỷ VND chuyển đổi thành ngân hàng cổ phần mua HDFinance 2016

iBanking, SMS Banking, Mobile Banking…

2.1.2. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của HDBank giai đoạn 2011 - 2013 2013

Giai đoạn 2011 – 2013 là giai đoạn mà nền kinh tế vĩ mô gặp nhiều biến động, nhiều ngân hàng đứng trước nguy cơ vỡ nợ, phá sản cao do phải đối mặt với hàng loạt vấn đề như: sự cạnh tranh khốc liệt trong hệ thống ngân hàng, hoạt động kém hiệu quả của các doanh nghiệp và tập đoàn kinh tế lớn, thị trường bất động sản đóng băng, vấn đề gia tăng nợ xấu và xử lý nợ xấu, chính sách tiền tệ và quản lý thị trường tài chính ngày càng thắt chặt, chủ trương tái cấu trúc các NHTM của NHNN,… Trong bối cảnh đó, tình hình hoạt động kinh doanh của HDBank giai đoạn 2011 - 2013 như sau:

Về quy mô tổng tài sản

Tổng tài sản của HDBank đều có sự tăng lên trong giai đoạn 2011 – 2013. Tính đến thời điểm 31/12/2013, tổng tài sản của HDBank đạt 86.227 tỷ đồng, tăng đến 33.444 tỷ đồng (tăng 63,36%) so với năm 2012 và tăng 41.202 tỷ đồng (tăng 91,41%) so với năm 2011. Sở dĩ có bước tăng trưởng nhảy vọt về quy mô tổng tài sản năm 2013 so với 2012 và 2011 đó là do sự kiện sáp nhập của DaiABank vào HDBank ngày 18/11/2013. Tình hình tổng tài sản của HDBank giai đoạn 2011 – 2013 thể hiện qua biểu đồ 2.1 và bảng 2.1:

Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản, vốn chủ sở hữu của HDBank

(Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank năm 2013)

Bảng 2.1: Quy mô tổng tài sản giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm Mức tăng/giảm

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Tổng tài sản 45.025 52.783 86.227 7.758 33.444 Tiền mặt 1.277 807 632 -470 - 175 Tiền gửi NHNN 1.410 701 1.595 -709 894 Tiền gửi và cho vay TCTD 9.129 7.376 11.341 -1.753 3.965 Chứng khoán đầu tư 10.671 11.736 13.456 1.065 1.720 Cho vay khách hàng 13.707 20.952 43.333 7.245 22.381 Góp vốn đầu tư dài hạn 199 58 95 -141 37 Tài sản cố định 328 312 590 -16 278 Tài sản có khác 8.304 10.632 14.515 2.328 3.883

(Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank năm 2011, 2012, 2013)

Về tình hình huy động vốn và cho vay

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, huy động vốn và cho vay là 2 hoạt động then chốt làm nền tảng cho mọi hoạt động kinh doanh khác tăng trưởng và phát huy hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn và cho vay giai đoạn 2011 - 2013 đạt mức cao, năm sau luôn tăng hơn năm trước. Cụ thể:

Tình hình huy động vốn: Với bề dày hoạt động trên thị trường, thương hiệu HDBank đã tạo được uy tín và sự an tâm của cộng đồng khi tham gia gửi tiền. Năm 2011, tổng huy động vốn đạt 39,7 nghìn tỷ đồng; năm 2012 đạt 46,4 nghìn tỷ đồng, tăng 6,7 nghìn tỷ đồng (tương đương 16,87%) so với năm 2011. Năm 2013, tổng vốn huy động đạt 76,3 nghìn tỷ đồng, tăng 29,9 nghìn tỷ đồng (tương đương 64,43%) so với năm 2012.

Hoạt động cho vay: Hoạt động cho vay tăng trưởng khá tốt trong các năm vừa qua. Năm 2011, tổng dư nợ đạt 13,8 ngìn tỷ đồng; sang năm 2012, với các chính sách tín dụng hợp lý trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn (hỗ trợ cho các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi…), tổng dư nợ đạt 21,1 nghìn tỷ đồng, tăng 7,3 nghìn tỷ đồng (tương đương 52,90%) so với năm 2011. Đến năm 2013, tổng dư nợ cho vay tăng vượt trội đạt hơn 42,5 nghìn tỷ đồng tăng hơn 21 nghìn tỷ đồng (tăng hơn 100%) so với năm 2012.

Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn và cho vay của HDBank

(Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank năm 2013)

Về kết quả kinh doanh

Cùng với tăng trưởng về quy mô, kết quả kinh doanh của HDBank trong 03 năm vừa qua cũng có những thay đổi lớn. Năm 2011, lợi nhuận trước thuế đạt 566 tỷ đồng, vượt xa cả kế hoạch đề ra của HĐQT cũng như Ban điều hành. Tuy nhiên, đến năm 2012, khó khăn chung của nền kinh tế đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong đó có HDBank, tổng lợi nhuận trước thuế của

HDBank đã có phần sụt giảm, chỉ đạt 427 tỷ đồng, giảm 139 tỷ đồng so với năm 2011. Từ đó kéo theo tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm hơn so với năm 2011.

Trong năm 2013, HDBank sáp nhâp thành công với DaiABank và mua lại thành công 100% công ty tài chính SGVF. Chính sự kiện này cùng với khó khăn chung của nền kinh tế và việc điều chỉnh giảm lãi suất đã khiến phần lớn chỉ số lợi nhuận của ngân hàng giảm so với năm 2012. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng năm 2013 đạt 398 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2012. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân đạt 3,9%, tỷ suất lợi nhuận bình quân trên tổng tài sản đạt 0,4%. Tuy nhiên năng lực tài chính của HDBank vẫn được đảm bảo và cải thiện, đảm bảo được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của NHNN.

Biểu đồ 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2013

(Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank 2013)

2.2. Thực trạng quản trị tài sản có tại HDBank

Theo quy định hiện hành, Ủy ban –

đồng quản lý cấp cao có trách nhiệm cao nhất trong trị có HDBank. Ngoài ra, các phòng ban khác có liên quan như: phòng quản lý tài sản nợ và tài sản có (ALM), phòng QLRR

có.

Tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ VND; ngành ngân hàng bắt đầu gặp nhiều khó khăn

Tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ VND; ngành ngân hàng thực hiện tái cơ cấu

Sáp nhập vối DaiABank, tăng vốn điều lệ lên 8.100 tỷ VND

2.2.1. Quản trị tài sản dự trữ 2.2.1.1. Quản trị dự trữ pháp định 2.2.1.1. Quản trị dự trữ pháp định

Mức DTBB được HDBank xác định dựa trên tỷ lệ dự trữ của tiền gửi thuộc đối tượng phải thực hiện DTBB bằng VNĐ và ngoại tệ có kỳ hạn dưới 12 tháng và trên 12 tháng.

DTBB

HDBank luôn thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá thường xuyên về tình hình đáp ứng yêu cầu DTBB của ngân hàng trên thực tế, từ đó có những điều chỉnh kịp thời, đảm bảo số dư tài khoản DTBB đúng mức quy định của NHNN, qua đó góp phần tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn, không lãng phí vốn.

DTBB trung bình trong tháng 12 các năm 2011, 2012, 2013 tại HDBank:

Bảng 2.2: Tình hình dự trữ bắt buộc tại HDBank giai đoạn 2011 - 2013

Năm

VNĐ (Triệu đồng) USD (Ngàn USD)

Số tiền phải DTBB Số tiền đã duy trì DTBB Chênh lệch Số tiền phải DTBB Số tiền đã duy trì DTBB Chênh lệch 2011 461.357 461.357 0 6.819 6.819 0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động quản trị tài sản có tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)