Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của HDBank giai đoạn 2011-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động quản trị tài sản có tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 45)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.1.2. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của HDBank giai đoạn 2011-

2013

Giai đoạn 2011 – 2013 là giai đoạn mà nền kinh tế vĩ mô gặp nhiều biến động, nhiều ngân hàng đứng trước nguy cơ vỡ nợ, phá sản cao do phải đối mặt với hàng loạt vấn đề như: sự cạnh tranh khốc liệt trong hệ thống ngân hàng, hoạt động kém hiệu quả của các doanh nghiệp và tập đoàn kinh tế lớn, thị trường bất động sản đóng băng, vấn đề gia tăng nợ xấu và xử lý nợ xấu, chính sách tiền tệ và quản lý thị trường tài chính ngày càng thắt chặt, chủ trương tái cấu trúc các NHTM của NHNN,… Trong bối cảnh đó, tình hình hoạt động kinh doanh của HDBank giai đoạn 2011 - 2013 như sau:

Về quy mô tổng tài sản

Tổng tài sản của HDBank đều có sự tăng lên trong giai đoạn 2011 – 2013. Tính đến thời điểm 31/12/2013, tổng tài sản của HDBank đạt 86.227 tỷ đồng, tăng đến 33.444 tỷ đồng (tăng 63,36%) so với năm 2012 và tăng 41.202 tỷ đồng (tăng 91,41%) so với năm 2011. Sở dĩ có bước tăng trưởng nhảy vọt về quy mô tổng tài sản năm 2013 so với 2012 và 2011 đó là do sự kiện sáp nhập của DaiABank vào HDBank ngày 18/11/2013. Tình hình tổng tài sản của HDBank giai đoạn 2011 – 2013 thể hiện qua biểu đồ 2.1 và bảng 2.1:

Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản, vốn chủ sở hữu của HDBank

(Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank năm 2013)

Bảng 2.1: Quy mô tổng tài sản giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm Mức tăng/giảm

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Tổng tài sản 45.025 52.783 86.227 7.758 33.444 Tiền mặt 1.277 807 632 -470 - 175 Tiền gửi NHNN 1.410 701 1.595 -709 894 Tiền gửi và cho vay TCTD 9.129 7.376 11.341 -1.753 3.965 Chứng khoán đầu tư 10.671 11.736 13.456 1.065 1.720 Cho vay khách hàng 13.707 20.952 43.333 7.245 22.381 Góp vốn đầu tư dài hạn 199 58 95 -141 37 Tài sản cố định 328 312 590 -16 278 Tài sản có khác 8.304 10.632 14.515 2.328 3.883

(Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank năm 2011, 2012, 2013)

Về tình hình huy động vốn và cho vay

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, huy động vốn và cho vay là 2 hoạt động then chốt làm nền tảng cho mọi hoạt động kinh doanh khác tăng trưởng và phát huy hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn và cho vay giai đoạn 2011 - 2013 đạt mức cao, năm sau luôn tăng hơn năm trước. Cụ thể:

Tình hình huy động vốn: Với bề dày hoạt động trên thị trường, thương hiệu HDBank đã tạo được uy tín và sự an tâm của cộng đồng khi tham gia gửi tiền. Năm 2011, tổng huy động vốn đạt 39,7 nghìn tỷ đồng; năm 2012 đạt 46,4 nghìn tỷ đồng, tăng 6,7 nghìn tỷ đồng (tương đương 16,87%) so với năm 2011. Năm 2013, tổng vốn huy động đạt 76,3 nghìn tỷ đồng, tăng 29,9 nghìn tỷ đồng (tương đương 64,43%) so với năm 2012.

Hoạt động cho vay: Hoạt động cho vay tăng trưởng khá tốt trong các năm vừa qua. Năm 2011, tổng dư nợ đạt 13,8 ngìn tỷ đồng; sang năm 2012, với các chính sách tín dụng hợp lý trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn (hỗ trợ cho các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi…), tổng dư nợ đạt 21,1 nghìn tỷ đồng, tăng 7,3 nghìn tỷ đồng (tương đương 52,90%) so với năm 2011. Đến năm 2013, tổng dư nợ cho vay tăng vượt trội đạt hơn 42,5 nghìn tỷ đồng tăng hơn 21 nghìn tỷ đồng (tăng hơn 100%) so với năm 2012.

Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn và cho vay của HDBank

(Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank năm 2013)

Về kết quả kinh doanh

Cùng với tăng trưởng về quy mô, kết quả kinh doanh của HDBank trong 03 năm vừa qua cũng có những thay đổi lớn. Năm 2011, lợi nhuận trước thuế đạt 566 tỷ đồng, vượt xa cả kế hoạch đề ra của HĐQT cũng như Ban điều hành. Tuy nhiên, đến năm 2012, khó khăn chung của nền kinh tế đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong đó có HDBank, tổng lợi nhuận trước thuế của

HDBank đã có phần sụt giảm, chỉ đạt 427 tỷ đồng, giảm 139 tỷ đồng so với năm 2011. Từ đó kéo theo tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm hơn so với năm 2011.

Trong năm 2013, HDBank sáp nhâp thành công với DaiABank và mua lại thành công 100% công ty tài chính SGVF. Chính sự kiện này cùng với khó khăn chung của nền kinh tế và việc điều chỉnh giảm lãi suất đã khiến phần lớn chỉ số lợi nhuận của ngân hàng giảm so với năm 2012. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng năm 2013 đạt 398 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2012. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân đạt 3,9%, tỷ suất lợi nhuận bình quân trên tổng tài sản đạt 0,4%. Tuy nhiên năng lực tài chính của HDBank vẫn được đảm bảo và cải thiện, đảm bảo được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của NHNN.

Biểu đồ 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2013

(Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank 2013)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động quản trị tài sản có tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)