5. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1.2. Quản trị dự trữ thanh khoản
Để quản trị tài sản dự trữ, HDBank sử dụng phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh (phân tích các chỉ số thanh khoản) và phương pháp phân tích thanh khoản động (phương pháp dự đoán cung cầu thanh khoản). Cụ thể:
Nhóm chỉ số theo lý thuyết giá trị
- Chỉ số trạng thái tiền mặt (H1) - Chỉ số năng lực cho vay (H2) - Chỉ số dư nợ/tiền gửi (H3)
- Chỉ số chứng khoán thanh khoản (H4)
- Chỉ số (Tiền mặt+Tiền gửi KKH tại các TCTD)/Tiền gửi của khách hàng (H5) Kết quả quản trị dự trữ thanh khoản sử dụng phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh thể hiện qua các chỉ số an toàn theo lý thuyết giá trị của HDBank như sau:
Bảng 2.3: Các chỉ số an toàn giai đoạn 2011 - 2013
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2011 2012 2013
Tiền mặt (1) 1.277 807 632
Tiền gửi tại NHNN (2) 1.410 701 1.595 Tiền gửi KKH tại TCTD (3) 39 349 1.044 Tổng tài sản có (4) 45.025 52.783 86.227 Tổng dư nợ cho vay (5) 13.848 21.148 44.030 Tổng tiền gửi của khách hàng (6) 19.090 34.262 62.384 Chứng khoán kinh doanh (7) - 207 668 Chứng khoán sẵn sàng để bán (8) 8.956 10.372 12.033 Chỉ số H1 (%) (9) (9) = [(1)+(2)+(3)]/(4) 6,05 3,52 3,79 Chỉ số H2 (%) (10) (10) = (5)/(4) 30,76 40,07 51,06 Chỉ số H3 (%) (11) (11) =(5)/(6) 72,54 61,72 70,58 Chỉ số H4 (%) (12) (12) = [(7)+(8)]/(4) 19,89 20,04 14,73 Chỉ số H5 (%) (13) 14,28 5,42 5,24
(13) = [(1)+(2)+(3)]/(6)
(Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank năm 2011, 2012, 2013)
Từ bảng 2.3 cho thấy:
- Chỉ số trạng thái tiền mặt – H1: Chỉ số này đo lường trạng thái tiền mặt của ngân hàng, khi H1 cao có nghĩa là một tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi cao sẽ đảm bảo cho ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Năm 2011, chỉ số H1 của HDBank đạt mức 6,05%, đến năm 2012 chỉ số này giảm còn 3,52% nhưng tăng nhẹ ở năm 2013 là 3,79%. Chỉ số này giảm chủ yếu là do tốc độ tăng trong tổng tài sản có quá nhanh, trong năm 2013, tuy tổng tài sản tăng mạnh nhưng kèm theo đó là sự gia tăng khoản mục tiền gửi không kỳ hạn tại các TCTD, do đó có sự tăng nhẹ chỉ số H1 trong năm 2013. Hiện tại, chỉ số này vẫn đảm bảo cho HDBank có khả năng thanh khoản tức thời nếu không có sự biến động về thanh khoản đột xuất, tuy nhiên về lâu dài, HDBank cũng cần chú ý đến chỉ số này để đề phòng những trường hợp bất thường hoặc khủng hoảng thanh khoản có thể xảy ra. NHNN không có quy định cụ thể về giới hạn của chỉ số này.
- Chỉ số năng lực cho vay - H2: Chỉ số này cho biết phần trăm các khoản cho vay trong tổng tài sản có của ngân hàng, khi chỉ số này càng cao thể hiện tính thanh khoản của ngân hàng càng kém bởi vì cho vay là tài sản có tính thanh khoản kém nhất mà ngân hàng nắm giữ. Chỉ số H2 của HDBank đều có sự tăng lên trong 3 năm vừa qua, đạt 30,76% (năm 2011) 40,07% (năm 2012) và 51,06% (năm 2013). Trong tình hình nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay, HDBank nên đặc biệt chú ý đến chỉ số này. Nếu chỉ số này tăng quá cao, một khi có một biến động nào đó từ thị trường hoặc tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp vay vốn gặp khó khăn thì khả năng thu hồi các khoản nợ này sẽ rất khó, nợ xấu tăng cao dẫn đến khả năng thanh khoản của ngân hàng sẽ giảm xuống.
- Chỉ số dư nợ/tiền gửi - H3: Chỉ số này cho biết phần trăm các khoản cho vay trong tổng tiền gửi của khách hàng mà ngân hàng huy động được, tức là cho biết ngân hàng đã sử dụng bao nhiêu vốn huy động để cho vay. Chỉ số này thường được xem xét đi kèm với chỉ số năng lực cho vay. Chỉ số H3 càng cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng thấp. Theo kết quả tính toán như bảng 2.3 thì trong 3
năm vừa qua, chỉ số H3 tại HDBank năm 2011 là 72,54% , năm 2012 giảm còn 61,72%, đến năm 2013 chỉ số này lại tăng lên đạt 70,58%. Sự sụt giảm chỉ số H3 năm 2013, 2012 so với 2011 là do tốc độ tăng trưởng của tổng tiền gửi huy động nhanh trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng có phần chững lại do tình hình kinh tế đi xuống, cùng với việc HDBank hạn chế cho vay để thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng vì nợ xấu tăng cao. Điều này phần nào cũng đã đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng.
- Chỉ số chứng khoán thanh khoản - H4: Chỉ số này phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt so với tổng tài sản có của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng. Chỉ số này càng cao, trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Qua bảng 2.3 có thể thấy rằng, HDBank cũng đã dành một phần vốn của mình để đầu tư vào chứng khoán kinh doanh và chứng khoán sẵn sàng để bán vừa để đầu tư số tiền nhàn rỗi của mình nhằm tìm kiếm lợi nhuận, đồng thời, dự trữ chứng khoán nhằm đảm bảo nguồn cung cho việc quản lý thanh khoản của ngân hàng mang tính chất lâu dài. Đây có thể được xem là nguồn cung thanh khoản tốt, ổn định và mang lại hiệu quả sử dụng vốn cho ngân hàng. Chỉ số H4 tại HDBank năm 2011 đạt 19,89% và năm 2012 tăng lên 20,04%; năm 2013 tuy có sự tăng lên trong việc đầu tư vào chứng khoán thanh khoản nhưng vì có sự tăng mạnh trong tổng tài sản có do sự kiện sáp nhâp thành công với DaiABank và mua lại thành công 100% công ty tài chính SGVF nên dẫn đến sự sụt giảm chỉ số H4 trong năm 2013.
- Chỉ số (Tiền mặt + Tiền gửi KKH tại các TCTD) / Tiền gửi của khách hàng - H5: Chỉ số này thể hiện tỷ lệ giữa các tài sản có tính lỏng cao so với tổng số tiền gửi của khách hàng mà ngân hàng huy động được. Chỉ số này càng cao thì khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản càng tốt nhưng lại không mang lại hiệu quả kinh doanh cao. Năm 2011, chỉ số H5 của HDBank đạt 14,28% nhưng sau đó lại có sự sụt giảm mạnh trong năm 2012 và 2013 (năm 2012: 5,42%; năm 2013: 5,24%). Điều này chứng tỏ mức dự trữ thanh khoản của ngân hàng đã bị suy giảm, nếu xảy ra khủng hoảng, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong vấn đề chi trả, chính vì vậy cần cải thiện chỉ số này để đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng.
Nhóm chỉ số theo quy định của NHNN
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: Tỷ lệ này thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu. Hiện nay, NHNN Việt Nam quy định tỷ lệ này giống như chuẩn mực Basel mà nhiều hệ thống ngân hàng trên thế giới áp dụng phổ biến là ở mức 9% theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010. Tại HDBank, trong giai đoạn 2011 – 2013 tuy có sự sụt giảm trong tỷ lệ này khi đạt 15,01% năm 2011, 14,2% năm 2012 và 12,2% năm 2013 nhưng nhìn chung tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của HDBank luôn tuân thủ đúng quy định của NHNN.
- Tỷ lệ khả năng chi trả: Tỷ lệ khả năng chi trả là tỷ lệ giữa tổng tài sản có có thể thanh toán và tổng tài sản nợ có thể thanh toán. Cuối mỗi ngày, HDBank đều tính toán và có biện pháp để đảm bảo các tỷ lệ về khả năng đảm bảo chi trả cho ngày hôm sau và cho 7 ngày làm việc tiếp theo, đảm bảo theo đúng tỷ lệ quy định tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010. Theo đó quy định về tỷ lệ khả năng chi trả như sau:
Tỷ lệ khả năng chi trả cho ngày hôm sau tối thiểu là 15%. Tỷ lệ khả năng chi trả trong 7 ngày tiếp theo tối thiểu là 1.
- Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn: HDBank trong nhiều năm qua đã tuân thủ theo đúng quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn là 30% (Thông tư số 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2009), đảm bảo an toàn thanh khoản cho ngân hàng.
Nhóm chỉ số theo quy định của HDBank
- Chỉ số dự trữ sơ cấp
p = (D / T * 100%
Ủy ban ALCO sẽ quyết định chỉ số dự trữ sơ cấp của toàn hàng và của từng đơn vị kinh doanh trong các cuộc họp định kỳ. Hiện HDBank quy định chỉ số dự trữ sơ cấp ≥ 5%.
/ N * 100%
Ủy ban ALCO sẽ quyết định chỉ số dự trữ thanh toán của toàn hàng trong các cuộc họp định kỳ. Hiện HDBank quy định chỉ số dự trữ thanh toán ≥ 25%.
- Tỷ lệ dự trữ bình quân từng loại tiền
Để đảm bảo khả năng chi trả cho các nhu cầu phát sinh hàng ngày, thường xuyên của khách hàng, HDBank đã có quy định về việc dự trữ tiền mặt, tiền gửi tại các TCTD khác.
Vì tiền mặt và tiền gửi thanh toán tại các TCTD là những tài sản không sinh lời hoặc sinh lời không đáng kể, do đó để vừa đảm bảo cho khả năng chi trả của khách hàng vừa đảm bảo tối đa hiệu quả sử dụng vốn, HDBank đã tuân thủ việc dự trữ tiền mặt và tiền gửi KKH tại các TCTD theo đúng quy định đã ban hành. Bên dưới là bảng tổng hợp dự trữ bình quân từng loại tiền của HDBank trong năm 2013:
Bảng 2.4: Dự trữ bình quân từng loại tiền năm 2013
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Dự trữ bình quân từng loại tiền năm 2013
Quy định của HDBank
VND USD VND USD
Tiền mặt tồn quỹ bình quân / Huy động từ TCKT và cá nhân bình quân
3.13 8.07 ≥ 3 ≥ 8
Tiền gửi thanh toán tại các TCTD bình quân (không bao gồm DTBB theo quy đinh của NHNN) / Huy động từ tổ chức tín dụng bình quân
1.35 2.71 ≥ 1 ≥ 2
(Nguồn: Báo cáo Quản lý rủi ro HDBank)
Như vậy, theo bảng 2.4
Ngoài ra, HDBank còn ban hành quy định về định mức dự trữ từng loại tiền đối với từng chi nhánh, Phòng giao dịch trực thuộc. Tại mỗi khu vực sẽ có một chi nhánh đầu mối đóng vai trò điều tiết lượng tiền mặt cho toàn khu vực đó với mục đích vừa đảm bảo an toàn kho quỹ vừa đảm bảo quản lý được thanh
khoản. Theo đó chi nhánh, phòng giao dịch nào có hạn mức dự trữ tiền mặt vượt hạn mức quy định sẽ phải điều chuyển số tiền vượt hạn mức về cho chi nhánh đầu mối chậm nhất là đầu ngày hôm sau.
Bên cạnh việc thực hiện dự trữ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản thường xuyên, HDBank còn thực hiện việc dự trữ thứ cấp đối với các chứng từ có giá nhằm mục đích vừa đảm bảo khả năng thanh khoản khi lượng dự trữ sơ cấp không đủ đáp ứng yêu cầu chi trả, vừa mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.
Bảng 2.5: Tình hình dự trữ giấy tờ có giá giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Chứng khoán kinh doanh Chứng khoán sẵn sàng để bán Chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn 2011 - 8.956 1.890 2012 207 10.372 1.486 2013 668 12.033 1.609
(Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank năm 2011, 2012, 2013)
Qua bảng 2.5 cho thấy, song song với việc đảm bảo dự trữ sơ cấp thì dự trữ giấy tờ có giá cũng có sự tăng lên qua các năm đặc biệt là các chứng khoán thanh khoản như: chứng khoán kinh doanh và chứng khoán sẵn sàng để bán, chúng có thể chuyển hóa nhanh chóng bằng tiền mặt khi cần thiết. Trong giai đoạn kinh tế đang còn nhiều khó khăn và chuyển biến khó lường, nếu lượng tiền mặt dự trữ không đủ đáp ứng nhu cầu chi trả, HDBank sẽ chuyển đổi nguồn dự trữ thứ cấp này sang tiền mặt để đáp ứng kịp thời các vấn đề thanh khoản.
Ủy ban ALCO có chịu trách nhiệm đảm bảo khả năng thanh khoản của toàn hệ thống. Theo phương pháp này, HDBank sẽ thực hiện các công việc sau:
- Thu thập các thông tin về dự trữ thanh khoản: Các phòng/ban tại Hội sở và các khối kinh doanh phụ trách về huy động vốn, tín dụng, thông tin kinh tế lập báo cáo đánh giá và dự đoán lãi suất, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, kế hoạch huy động vốn và giải ngân tín dụng theo từng loại tiền gửi cho phòng ALM.
- Lập báo cáo cung - cầu thanh khoản: ALM
, 2 - – – – – 12 tháng,
trên 12 tháng.
- ALM xác định trạng thái thanh khoản để dự đoán thanh khoản trong thời gian tới dư thừa hay thiếu hụt trong điều kiện bình thường hoặc bị lâm vào tình trạng khủng hoảng thanh khoản, đồng thời đưa ra các cảnh báo cũng như đề xuất, khuyến nghị để đảm bảo an toàn thanh khoản trong thời gian tới cho Ban điều hành, Ủy ban ALCO và các phòng/ban có liên quan.
- Ra quyết định thanh khoản: Trong các cuộc họp định kỳ hoặc bất thường, Ủy ban ALCO ra quyết định các chỉ tiêu thanh khoản, giới hạn thanh khoản và các biện pháp giảm thiểu rủi ro thanh khoản.
- Thực hiện quyết định thanh khoản: Phòng điều hòa vốn kết hợp với phòng kinh doanh vốn trực tiếp giao dịch trên thị trường tiền tệ, thị trường mở trong phạm vị được ủy quyền để đảm bảo thanh khoản hàng ngày.
- Theo dõi, giám sát tình hình thanh khoản: Phòng ALM và phòng quản lý rủi ro có trách nhiệm giám sát, cảnh báo các chỉ số thanh khoản khi có dấu hiệu bị vi phạm, đồng thời báo cáo với Ủy ban ALCO trong những trường hợp cần có sự quyết định của Ủy ban ALCO.
Thực tế tại HDBank hiện nay, quản trị tài sản dự trữ hay quản trị rủi ro thanh khoản chủ yếu vẫn dựa trên phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh, bởi vì phương pháp phân tích thanh khoản động chưa thực sự mang lại kết quả như mong muốn do nhiều yếu tố như nhân lực còn quá ít, trình độ cán bộ quản trị rủi ro còn thấp, cơ sở dữ liệu cho việc phân tích chưa đầy đủ…
2.2.2. Quản trị khoản mục cho vay