Một số kiến nghị khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động quản trị tài sản có tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 86)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.4. Một số kiến nghị khác

3.4.1. Đối với Chính phủ

Phát huy vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế, cơ chế thị trường hình thành chưa đồng bộ, cơ cấu kinh tế vẫn chưa ổn định, môi trường cạnh tranh còn nhiều khiếm khuyết, chính vì vậy Chính phủ cần tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế, đảm bảo nền kinh tế thị trường ở Việt

Nam được vận hành theo đúng quy luật, đây là điều kiện tiên quyết để nền kinh tế tăng trưởng cao hơn cả về số lượng và chất lượng. Kết hợp chặt chẽ chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ, quản lý tốt thị trường ngoại hối và nợ quốc gia, bảo đảm vốn và tính thanh khoản cho nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng đầu tư, ngăn ngừa lạm phát và đảm bảo an toàn hệ thống tài chính ngân hàng.

Ngoài ra, Chính phủ cần tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, nâng cao năng lực chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đưa chính sách và mục tiêu phát triển thành hiện thực trong cuộc sống. Mặt khác, công tác thông tin, tuyên truyền và phổ biến chủ trương chính sách cần phải được tiến hành một cách có hiệu quả nhằm tạo ra sự đồng thuận cao trong hệ thống chính trị và trong toàn xã hội từ nhận thức đến hành động.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện môi trƣờng pháp lý

Thực hiện việc rà soát các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thực tế nhằm kịp thời chỉnh sửa để hệ thống văn bản pháp luật phù hợp với điều kiện thực tế và thông lệ quốc tế, qua đó tạo nên môi trường hoạt động thông thoáng cho các NHTM Việt Nam. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ thống thông tin, kiểm toán, kế toán theo chuẩn mực quốc tế,… thúc đẩy kinh tế phát triển ổn định, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và của NHTM nói riêng phát triển an toàn, bền vững để hội nhập quốc tế.

Tăng cƣờng phối hợp với NHNN, các Bộ, Ngành, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc

Phối hợp với NHNN, các Bộ, Ngành và các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình các thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường bất động sản… để có biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm bảo đảm cho các thị trường hoạt động lành mạnh, ổn định.

3.4.2. Đối với các Bộ, Ngành

Các Bộ, Ngành cần có các chính sách cụ thể, thiết thực hơn nữa để tạo động lực thúc đẩy tốc độ chu chuyển vốn, khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển, tạo môi trường kinh doanh an toàn, qua đó giúp thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường kiểm tra giám sát nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả và đúng pháp luật.

Cần có chính sách cụ thể về xử lý rủi ro hàng năm do thiên tai, dịch bệnh, bất khả kháng… gây ảnh hưởng xấu đến việc đầu tư và cho vay các lĩnh vực chịu tác động nhiều của điều kiện tự nhiên.

3.4.3. Đối với Hiệp hội ngân hàng

Hiệp hội ngân hàng là một trong những hiệp hội nghề nghiệp đầu tiên ở Việt Nam, đại diện cho lợi ích của các doanh nghiệp ngân hàng, là cầu nối giữa các NHTM hội viên với NHNN và các cơ quan quản lý nhà nước nhằm ổn định và phát triển lành mạnh, hiệu quả, an toàn và bền vững hệ thống NHTM trong điều kiện hội nhập quốc tế, qua đó góp phần thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, các chủ trương, chính sách của Chính phủ và NHNN nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Chính vì vậy, Hiệp hội ngân hàng cần phát huy hơn nữa vai trò của mình, cụ thể:

- Tập hợp, liên kết các NHTM để tăng cường hợp tác, hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh, đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các NHTM.

- Tổ chức cho các NHTM quán triệt các văn bản pháp quy mới được ban hành để thực hiện đúng quy định. Tạo điều kiện cho các NHTM tiếp cận với kinh nghiệm quản trị, kỹ năng phát triển nghiệp vụ của các ngân hàng trên thế giới.

Xuất phát từ những hạn chế còn tồn tại và những nguyên nhân đã được phân tích trong chương 2, luận văn hy vọng với những giải pháp đối với HDBank cũng như những kiến nghị đối với NHNN; Chính phủ; các Bộ, Ngành và Hiệp hội ngân hàng trong chương 3 sẽ góp phần hoàn thiện hơn nữa hoạt động quản trị tài sản có tại HDBank để HDBank không ngừng phát triển, lớn mạnh, nâng cao năng lực cạnh trên thị trường, nắm bắt được các cơ hội lớn cũng như vững vàng vượt qua những thách thức mà xu hướng hội nhập mang lại.

Trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều biến động, ngành Ngân hàng một mặt vừa đối diện với những khó khăn chung do nền kinh tế gây ra, vừa phải đương đầu với những vấn đề đặc thù của ngành như xử lý nợ xấu; nguy cơ vỡ nợ, phá sản cao trong bối cảnh niềm tin của dân chúng vào ngân hàng bị giảm sút; sự cạnh tranh khốc liệt trong hệ thống ngân hàng; chính sách tiền tệ và quản lý thị trường tài chính ngày càng thắt chặt…; để có thể duy trì hoạt động kinh doanh ổn định, bền vững và phát triển đòi hỏi các ngân hàng phải hoàn thiện hơn nữa vai trò quản trị ngân hàng nói chung và quản trị tài sản có nói riêng để giảm thiểu những rủi ro và nâng cao năng lực cạnh tranh. Quản trị tài sản có trong NHTM là một công việc khó khăn, phức tạp. Nó đòi hỏi nhà quản trị phải có khả năng dự báo, tầm nhìn chiến lược trong hoạch định, sự chặt chẽ trong quá trình thực hiện và sự linh hoạt trong việc điều chỉnh. Tuy nhiên, điều này lại chưa được thực hiện một cách hoàn thiện, hiệu quả ở một số NHTM nói chung và HDBank nói riêng. Thông qua nhận định đó, luận văn đã giải quyết được cơ bản các yêu cầu đề tài đặt ra thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau:

- Thứ nhất, trình bày tổng quan và khái quát các khái niệm về tài sản có, kết cấu tài sản có cũng như công tác quản trị tài sản của NHTM.

- Thứ hai, đánh giá thực trạng hoạt động quản trị tài sản có tại HDBank trong giai đoạn 2011 - 2013. Từ đó rút ra được những thành tựu, những hạn chế cũng như các nguyên nhân của những hạn chế đó trong công tác quản trị tài sản có của HDBank.

- Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu các tồn tại, hạn chế của công tác quản trị tài sản có tại HDBank, luận văn đã gợi ý một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị tài sản có tại HDBank, đồng thời, luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị đối với NHNN, Chính phủ, các Bộ, Ngành và Hiệp hội ngân hàng.

Luận văn hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ trong việc hoàn thiện công tác quản trị tài sản có tại HDBank. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc tìm tòi,

nghiên cứu nhưng do còn nhiều hạn chế về cách tiếp cận thông tin, cũng như kinh nghiệm, trình độ thực tế của người viết nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót cần được bổ sung và điều chỉnh. Rất mong nhận được sự đóng góp thêm từ cô Nguyễn Thị Nhung và Quý thầy cô trong Hội đồng để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Bùi Diệu Anh (2012), Quản trị danh mục cho vay tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, TP. Hồ Chí Minh.

2. Bùi Thị Bích Tuyền (2010), Giải pháp và kiến nghị về quản lý tài sản nợ tài sản có tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh 20/10, Luận văn thạc sỹ kinh tế, TP. Hồ Chí Minh.

3. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, TP. Hồ Chí Minh.

4. Mai Trang (2013), Nhìn lại nguyên nhân rủi ro thanh khoản tại một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam, truy cập tại http://vfpress.vn/threads/nhin- lai-nguyen-nhan-rui-ro-thanh-khoan-tai-mot-so-nuoc-tren-the-gioi-va-bai-hoc-doi- voi-viet-nam.26161/.

5. Ngân hàng Nhà nước (2009), Thông tư số 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2009 quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn đối với tổ chức tín dụng, Hà Nội.

6. Ngân hàng Nhà nước (2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Hà Nội.

7. Ngân hàng Nhà nước (2010), Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 về sửa đổi bổ sung Thông tư số 13/2010/TT - NHNN ngày 20/05/2010, Hà Nội. 8. Ngân hàng Nhà nước (2011), Thông tư số 33/2011/TT-NHNN ngày 08/10/2011về sửa đổi bổ sung Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010, Hà Nội.

9. Ngân hàng TMCP Phát Triển TP. Hồ Chí Minh, Báo cáo chiến lược HDBank năm 2011, 2012, 2013, TP. Hồ Chí Minh.

10. Ngân hàng TMCP Phát Triển TP. Hồ Chí Minh, Báo cáo Quản lý rủi ro HDBank năm 2011, 2012, 2013, TP. Hồ Chí Minh.

11. Ngân hàng TMCP Phát Triển TP. Hồ Chí Minh, Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013, TP. Hồ Chí Minh.

12. Ngân hàng TMCP Phát Triển TP. Hồ Chí Minh, Báo cáo thường niên năm 2011, 2012, 2013, TP. Hồ Chí Minh.

13. Ngân hàng TMCP Phát Triển TP. Hồ Chí Minh, Chính sách dự trữ HDBank, TP. Hồ Chí Minh.

14. Ngân hàng TMCP Phát Triển TP. Hồ Chí Minh (2013), Quy định quản lý tài sản nợ và tài sản có, TP. Hồ Chí Minh.

15. Ngân hàng TMCP Phát Triển TP. Hồ Chí Minh (2013), Quy trình cấp tín dụng, TP. Hồ Chí Minh.

16. Ngân hàng TMCP Phát Triển TP. Hồ Chí Minh (2013), Quyết định ban hành Quy chế về quản lý tài sản nợ và tài sản có, TP. Hồ Chí Minh.

17. Nguyễn Duy Sinh (2009), Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, TP. Hồ Chí Minh. 18. Nguyễn Đăng Dờn chủ biên (2010), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, Nhà xuất bản Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh.

19. Peter S. Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

20. Phan Thị Thu Hà (2010), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, TP. Hồ Chí Minh.

21. Tạ Thanh Huyền – Đỗ Thu Hằng, 2014, Kinh nghiệm của ngân hàng các nước trên thế giới về quản lý rủi ro thông qua mô hình quản lý tín dụng và bài học cho Việt Nam, Học viện ngân hàng, truy cập tại www.khoahockiemtoan.vn.

22. Trần Thị Hồng Thắm (2011), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP. Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ kinh tế, TP. Hồ Chí Minh.

Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh

1. Joseph F.Skinkey (2004), Jr Commercial bank financial management, Prentice- Hall, Inc.

2. Lange, H., Saunders, A., Anderson, J.A, Thomson, D., and Cornett, M.(2007)

3. Moorad Choudhry (2011), An introduction to Banking - Liquidity Rist and Asset - Liability Management, John Wiley and Son, Ltd, Publication.

4. Charles W. Smithson (2002), Credit Portfolio Management, John Wiley and Son, Ltd, Publication.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH TÍN DỤNG TẠI HDBANK Stt Trách nhiệm Các bƣớc thực hiện Tài liệu liên quan

1

Chuyên viên quan hệ khách hàng (CV QHKH)

- Chính sách khách hàng. - Các sản phẩm tín dụng (cá

nhân/doanh nghiệp) - Giấy đề nghi vay vốn - Danh mục hồ sơ vay vốn

2

CV QHKH, Kiểm soát viên nhập liệu, Lãnh đạo đơn vị kinh doanh (LĐ ĐVKD)

Phiếu thông tin CIC

3

Chuyên viên thẩm định (CVTĐ);

Chuyên viên tái định giá (CVĐG); Chuyên viên quản lý và hỗ trợ tín dụng (CV QL&HTTD); Cty định giá thuê ngoài

- Bảng kết quả thẩm định giá TSBĐ

- Bảng kết quả xếp hạng tín dụng - Tờ trình thẩm định

4 Chuyên viên tái thẩm định (CV TTĐ)

- Tờ trình tái thẩm định

- Bảng kiểm tra kết quả xếp hạng tín dụng

5 Cấp thẩm quyền, Thư ký

- Biển bản họp

- Quyết định của cấp phê duyệt

6 CV QHKH Thông báo tín dụng

7

CV QL&HTTD; Trưởng phòng/ Phó phòng QL&HTTD; Thủ kho; Bảo vệ kho

- Hợp đồng tín dụng - Hợp đồng bảo đảm - Bộ hồ sơ công chứng

Tiếp nhận yêu cấu khách hàng

Kiểm tra trước cấp tín dụng Định giá, thẩm định Tái thẩm định Phê duyệt Thông báo KH Thực hiện thủ tục trước giải ngân

- Bộ hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm

- Giấy phong tỏa/ngăn chặn giao dịch TSBĐ

- Biên bản giao nhận/Phiếu nhập kho TSBĐ 8 CV QL&HTTD; Trưởng phòng/ Phó phòng QL&HTTD; GDV; Kho quỹ

- Giấy đề nghị giải ngân - Giấy nhận nợ

- Bộ hồ sơ giải ngân - Khai báo giới hạn

9

CV QHKH; CV QL&HTTD; Chuyên viên kiểm tra, kiểm soát nội bộ (CV KTKSNB); Chuyên viên quản lý rủi ro tín dụng (CV QLRRTD)

- Biên bản kiểm tình hình sử dụng vốn vay

- Bảng kết quả phân loại nợ, trích dự phòng rủi ro

- Bảng cơ cấu cho vay. - Kiểm tra, giám xác trên hệ

thống nội bộ - Symbols

10 Giao dịch viên (GDV); CV QHKH; CV QL&HTTD

- Thông báo khách hàng (Lãi suất, nhắc nợ…) 11 Chuyên viên xử lý nợ (CV XLN); Trưởng phòng/Phó phòng xử lý nợ (TP/PP XLN) - Tờ trình xử lý nợ

- Biên bản làm việc với khách hàng về xử lý nợ - Biên bản họp - Phê duyệt xử lý nợ - Bộ hồ sơ xử lý nợ Giải ngân Quản lý sau cấp tín dụng Thu nợ Xử lý nợ

12 GDV; CV QHKH; CV QL&HTTD; TP/PP QL&HTTD; LĐ ĐVKD - Giấy đề nghị giải chấp - Công văn giải chấp/giải tỏa

TSBĐ/Giấy đề nghị xóa giao dịch bảo đảm

- Bàn giao TSBĐ cho khách hàng - Bộ hồ sơ lưu trữ

(Nguồn: Quy trình cấp tín dụng tại HDBank)

Tất toán, lưu hồ sơ

PHỤ LỤC 2: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ XẾP HẠNG RỦI RO TẠI HDBANK

(Nguồn: Nội bộ HDBank)

Xếp hạng KH Xếp hạng TS ĐB 1 Rất lành mạnh và tốt Rất lành mạnh và tốt Rất lành mạnh và tốt Rất lành mạnh và tốt Lành mạnh và tốt Lành mạnh và tốt Khá tốt Khá tốt TB Từ chối 2 Rất lành mạnh và tốt Rất lành mạnh và tốt Lành mạnh và tốt Lành mạnh và tốt Khá tốt Khá tốt TB TB Rủi ro cao Từ chối 3 Rất lành mạnh và tốt Lành mạnh và tốt Khá tốt Khá tốt Khá TB Rủi ro chấp nhận Rủi ro

cao Từ chối Từ chối

4 Lành mạnh và tốt Lành mạnh và tốt Khá tốt Khá TB TB Rủi ro

cao Từ chối Từ chối Từ chối

5 Lành mạnh và tốt Lành mạnh và tốt Khá TB TB Rủi ro chấp

nhận Từ chối Từ chối Từ chối Từ chối

6 Khá tốt Khá tốt TB TB

Rủi ro chấp nhận

Rủi ro

cao Từ chối Từ chối Từ chối Từ chối

7 Khá Khá TB

Rủi ro chấp nhận

Rủi ro

cao Từ chối Từ chối Từ chối Từ chối Từ chối

8 TB TB Rủi ro chấp nhận Rủi ro chấp

nhận Từ chối Từ chối Từ chối Từ chối Từ chối Từ chối

9

Rủi ro chấp nhận

Rủi ro

cao Từ chối Từ chối Từ chối Từ chối Từ chối Từ chối Từ chối Từ chối

10

PHỤ LỤC 3: CÁC CHỈ SỐ QUẢN TRỊ NỘI BỘ TẠI HDBANK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động quản trị tài sản có tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)