Triệu chứng kích thích thần kinh thực vật.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm ở bệnh nhân điều trị nội trú (Trang 77 - 78)

- Tiêu chuẩn loại trừ: Loại trừ chẩn đoán nếu:

Chơng 4 Bàn luận

4.2.3. Triệu chứng kích thích thần kinh thực vật.

Kích thích thần kinh thực vật là những triệu chứng để chẩn đoán rối loạn lo âu, vậy nên luôn gặp trong rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm. Theo ICD – 10, DSM – IV và các tác giả, các triệu chứng kích thích thần kinh thực vật thờng xuất hiện sớm, không có triệu chứng thuộc nào chiếm u thế [10],[11],[15]

- Triệu chứng xuất hiện: Trong mẫu nghiên cứu có 94,5% bệnh nhân xuất hiện triệu chứng kích thích thần kinh thực vật, 3 triệu chứng kích thích thần kinh thực vật gặp trong nghiên cứu là hồi hộp kèm theo tim đập nhanh (58,1%), ra nhiều mồ hôi (56,4%) và run chân tay (58,1%). Số bệnh nhân xuất

hiện đồng thời 2 trong 3 triệu chứng trên chiếm tỷ lệ cao nhất (61,8%), xuất hiện 1 triệu chứng có 32,7%.

- Thời gian xuất hiện triệu chứng trong vòng 12 tuần tính đến thời điểm nhập viện đối với từng triệu chứng: hồi hộp tim đập nhanh có 20/32 bệnh nhân (62,5%), ra nhiều mồ hôi có 18/ 31 bệnh nhân (58,1%), run chân tay có 23/32 bệnh nhân (71,9%).

Theo WHO, Angst, Bakow và cộng sự, triệu chứng lo âu trong rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm thờng xuất hiện sớm và thờng xuất hiện từ hai triệu chứng trở lên trong các triệu chứng kích thích thần kinh thực vật [10],[20], [22]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận định trên.

- ảnh hởng của các triệu chứng: Triệu chứng kích thích thần kinh thực vật trong rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm làm cho bệnh nhân lo lắng và khó chịu nhất, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhng gây cản trở đến sinh hoạt, lao động và học tập của bệnh nhân. Theo Draper, Kessing và cộng sự, trên 90% bệnh nhân rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm bị các triệu chứng kích thích thần kinh thực vật gây cản trở sinh hoạt, lao động và học tập [33], [49]. Nghiên cứu của chúng tôi thấy 63,6% bệnh nhân bị cản trở tơng đối và 23,6% bệnh nhân bị cản trở đáng kể. Kết quả này phù hợp với nhận định của Draper và Kessing

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm ở bệnh nhân điều trị nội trú (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w