- Tiêu chuẩn loại trừ: Loại trừ chẩn đoán nếu:
Chơng 4 Bàn luận
4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu:
Kết quả nghiên cứu có 26 nam, chiếm 47,3% và 29 nữ chiếm 52,7%, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giới trong mẫu nghiên cứu với P<0,01.
Các tác giả Clayton, Enrique, Mykletun và các cộng sự cho rằng rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm ở nữ thờng cao gấp 2 lần nam [31], [36], [56].
Tỷ lệ giữa nam và nữ trong nghiên cứu của chúng tôi không có sự khác biệt với kết quả nghiên cứu của các tác giả. Có thể lý giải cho sự khác nhau này là nghiên cứu của chúng tôi đợc tiến hành trong hoàn cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, Việt nam cũng không nằm ngoài sự ảnh hởng đó. Sự suy thoái kinh tế gây ra thất nghiệp, mất việc làm, tác động mạnh mẽ đến an sinh xã hội, sinh hoạt gia đình và tâm sinh lý cá nhân. ở Việt Nam hoàn cảnh kinh tế mang tính gia đình cao, nam giới hiện nay giữ vai trò trụ cột ở đa phần gia đình, có lẽ sự khác nhau về vai trò trong gia đình giữa nam giới Việt Nam và nam giới các nớc phơng Tây, nơi mà các tác giả thực hiện nghiên cứu, dẫn đến sự khác nhau về giới trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi.
4.1.2. Tuổi:
Tuổi thấp nhất của mẫu nghiên cứu là 17, cao nhất là 59. Độ tuổi từ 21 đến 50 chiếm tỷ lệ cao (83,7%), cả hai độ tuổi dới 21 và trên 50 tuổi chỉ chiếm 16,3%. Trong độ tuổi từ 21 đến 50 thì có sự khác biệt giữa nam và nữ theo từng nhóm tuổi: ở nhóm tuổi từ 21 đến 30 nam chiếm tỷ lệ cao hơn so với nữ (21,8% so với 7,3%), nhng ở các nhóm tuổi từ 31 đến 40 và 41 đến 50 thì nữ có tỷ lệ cao hơn so với nam (18,2% so với 7,3% và 20,0% so với 9,1%). Các sự khác biệt trên có ý nghĩa thống kê với P< 0,01. Sự khác biệt này có thể đợc lý giải nh sau:
- Độ tuổi từ 21 đến 50 là độ tuổi lao động sung sức, chịu nhiều tác động tâm lý xã hội, gặp tỷ lệ cao rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm ở độ tuổi này là phù hợp.
- Độ tuổi từ 21 đến 30 nam có tỷ lệ cao hơn nữ, ở các nhóm tuổi từ 31 đến 40 và 41 đến 50 nữ lại có tỷ lệ cao hơn nam. Điều này có thể lý giải là nam sớm năng động và khát vọng mong sớm đạt đợc mục tiêu nên chịu tác động tâm lý xã hội và suy thoái kinh tế mạnh hơn nữ ở giai đoạn đầu của tuổi trởng thành (21 đến 30). Nữ ở độ tuổi từ 31 đến 50 có những toan lo sâu sắc hơn, và ở độ tuổi này nam đã có phần trải nghiệm với tác động của xã hội từ giai đoạn trớc đó nên ở độ tuổi từ 31 đến 50 nữ chịu nhiều tác động hơn nam.
Theo Enrique (2006), Fravelli (1999) và một số tác giả khác, rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm cú thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, tỷ lệ gặp cao nhất ở độ tuổi từ 25 đến 44 [36], [40]. Nh vậy kết quả nghiên cứu này phù hợp với nhận định của các tác giả.