Vai trò của stress:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm ở bệnh nhân điều trị nội trú (Trang 28 - 31)

- Tiêu chuẩn loại trừ: Loại trừ chẩn đoán nếu:

a)Vai trò của stress:

- Khái niệm stress:

Thuật ngữ stress lúc đầu đợc sử dụng trong vật lý dùng để chỉ sức chịu nén của vật liệu, đến thế kỷ XVII thuật ngữ này đợc sử dụng trong Y học để mô tả con ngời trải qua sang chấn tâm lý. Năm 1914, Walter Cannon đã dùng thuật ngữ này để mô tả phản ứng cảm xúc đối với sang chấn tâm lý. Ngày nay stress đợc hiểu là một quá trình gồm hoàn cảnh gây stress và sự đáp ứng đối với stress, nếu đáp ứng thích nghi đợc thì con ngời đợc trải nghiệm và đấy là stress có lợi (giai đoạn thích nghi), nếu không thích nghi đợc thì sẽ sinh rối loạn và đấy là stress gây bệnh (giai đoạn kiệt quệ).

- Sinh lý học của stress:

Khi có sang chấn tác động sẽ đợc hệ limbic nhận biết và xác nhận nh một nguy cơ đe doạ, tiếp theo hệ limbic điều khiển hệ thần kinh giao cảm kích thích tuỷ thợng thận tiết ra epinephrin và norephenephrin, đồng thời hệ limbic thông qua vùng dới đồi tác động đến tuyến yên và vỏ thợng thận giải phóng ra

cortisol. Việc giải phóng các chất trên giúp cơ thể điều hoà đợc những nguy cơ đe doạ (quá trình phản ứng điều hoà), khi mất khả năng điều hoà sẽ sinh ra bệnh lý.

- Các quan điểm về rối loạn liên quan đến stress:

+ Quan điểm về phân tâm của Freud: Xuất phát từ lý thuyết về sự u thế của vô thức trong hoạt động tâm thần với thành phần chủ yếu là bản năng tình dục, Freud chia ra hai loại tâm căn chính: tâm căn hiện thời (xung động vô thức không chuyển di đợc mà cố định vào bản ngã) và tâm căn chuyển di(xung động vô thức chuyển thành triệu chứng tâm căn)

+ Quan điểm về sinh lý thần kinh của Pavlop: Ông cho rằng rối loạn

xuất hiện do sự mất thăng bằng giữa hai quá trình hng phấn và ức chế trong hoạt động của vỏ não dới tác động của sang chấn lên những loại hình thần kinh đặc biệt, cụ thể là:

• Tâm căn hysteria: xuất hiện do sang chấn tác động lên loại hình thần kinh nghệ sỹ yếu.

• Tâm căn suy nhợc: xuất hiện do sang chấn tác động lên loại hình thần kinh trung gian.

• Tâm căn suy nhợc tâm thần: xuất hiện do sang chấn tác động lên loại hình thần kinh lý trí yếu

+ Quan điểm của R. Aln sœ : Qua nghiên cứu 118 bệnh nhân, Ông thấy tình cảm gia đình có liên quan mật thiết với rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm, nhất là tình cảm của cha mẹ giành cho con cái, đặc biệt là mẹ[18].

+ Quan điểm của H. Kaplan và B. Sadock: đa phần bệnh nhân rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm có những vấn đề liên quan đến stress nh ly dị, ly hôn, ly thân và tái hôn, họ thờng gặp trục trặc trong công việc[46].

+ Quan điểm của RA. Schoever, S. Torgersen: có tới 99% bệnh nhân

rối loạn hỗn hợp lo âu trầm cảm sống trong cảnh gia đình hay mất đoàn kết, thiếu cảm thông hoặc sống thoát ly vì không chấp nhận sống trong tình trạng mâu thuẫn gia đình kéo dài [70]

+ Thuyết Tập tính: Rối loạn xuất hiện do tập tính đã bị tập nhiễm trong quá trình đáp ứng lại những kích thích của môi trờng theo cơ chế khái quát hoá kích thích ban đầu, các tập tính có thể mất đi bằng phơng pháp khử tập nhiễm. Học thuyết Tập tính chỉ quan tâm đến cơ chế tập nhiễm và khử tập nhiễm, không đa ra cách phân loại bệnh riêng và cũng không quan tâm đến bệnh nguyên và cơ chế bệnh sinh.

Clayton và cộng sự nêu lên các stress xã hội gồm xung đột với đồng nghiệp đồng cấp, xung đột với đồng nghiệp cấp trên, xung đột với đồng nghiệp cấp dới, xung đột với hàng xóm trong sinh hoạt, xung đột tranh chấp cộng đồng, bất toại về tiến thân, không thoả mãn về nghề nghiệp đợc phân công, xung đột với bạn bè ngoài khu vực công tác, tình yêu dang dở; các stress gia đình gồm mâu thuẫn với cha, sống thiếu bàn tay chăm sóc của cha, mâu thuẫn với mẹ, sống thiếu bàn tay chăm sóc của mẹ, mâu thuẫn với anh chị em trong gia đình, mâu thuẫn với con, bất toại về con cái, kinh tế gia đình khó khăn, mâu thuẫn giữa vợ và chồng, ngời thân ốm đau kéo dài, sống thiếu tình anh em, bố mẹ ly thân hoặc ly dị, kinh tế khó khăn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm ở bệnh nhân điều trị nội trú (Trang 28 - 31)