Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ PTNt (Trang 31 - 35)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Kim Bình là một xã miền núi của huyện Kim Bôi. Gần thị trấn Bo, trung tâm huyện Kim Bôi. Có đường ranh giới tiếp giáp với các xã:

Phía Bắc giáp xã Trung Bì. Phía Nam giáp xã Kim Tiến. Phía Đông giáp xã Hợp Kim. Phía Tây giáp xã Kim Bôi.

4.1.1.2. Địa hình

Kim Bình có dạng địa hình không quá phức tạp, với các dạng địa hình đồi thấp, núi đá vôi, xen lẫn với những giải đồng bằng hẹp . Phần phía Tây ngăn cách bởi suối Cháo có độ chênh cao lớn hơn bao gồm dãy núi đá dọc theo hướng chảy của suối tiếp giáp với xã Kim Bôi. Hướng núi và hướng nghiêng chính của địa hình thấp dần từ Tây Bắc sang Đông Nam.

4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Khí hậu Kim Bình mang tính chất vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong một năm thường phân biệt hai mùa rõ rệt.

+ Mùa nóng( ẩm mưa nhiều) từ tháng 4 đến tháng 10.

+ Mùa lạnh ( khô hanh, mưa ít) từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. + Nhiệt độ bình quân năm 22oC, nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,7oC, thấp nhất là 15,8oC. Tổng lượng nhiệt bình quân trong năm: 7.000 - 8.600oC - Chế độ mưa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 trong năm. Lượng mưa trung bình khoảng 2.716 mm/năm. Tổng số ngày mưa trong năm trung bình là 145 ngày, mưa tập trung vào tháng 5 đến tháng 9. Mùa khô lượng mưa chỉ chiếm 10- 15 % tổng lượng mưa cả năm.

+ Lượng bốc hơi: Bình quân hàng năm là 650,2 mm, năm cao nhất là 885,5 mm, năm thấp nhất là 462,1mm.

+ Độ ẩm không khí: Qua theo dõi nhiều năm cho thấy độ ẩm bình quân các tháng trong năm ở Kim Bình là 85%, tháng cao nhất là 88%, tháng thấp nhất là 78%, ẩm độ thường cao vào các tháng cuối xuân đầu hè và thấp nhất vào những tháng mùa đông.

+ Sương muối và sương mù: Sương mù thường xuất hiện vào khoảng tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tập trung nhiều vào tháng 12 đến tháng 2. Thông thường hàng năm có khoảng 35 ngày xuất hiện sương mù. Sương muối trung bình năm có một ngày xuất hiện, năm cao nhất là 5 ngày. Sương muối chủ yếu xuất hiện vào các tháng 12 và tháng 1 hàng năm.

+ Gió bão: Gió thịnh hành ở Kim Bình thường thổi theo hai hướng: Đông Nam vào mùa hè và Đông Bắc vào mùa đông. Tốc độ gió trung bình là 1,8 m/s. Gió Đông Bắc mang theo không khí lạnh, khô, thỉnh thoảng có mưa phùn. Gió Đông Nam được hình thành theo các cơn mưa mùa hè. Đôi khi có gió nóng (gió Lào) tuy nhiên mức độ nóng không cao.

Bão xuất hiện ít ở ở địa bàn xã, mức độ ảnh hưởng không lớn tuy nhiên thường gây ra mưa to.

+ Chế độ chiếu sáng: Tổng số giờ nắng trung bình một năm là 1.412 giờ, tháng thấp nhất là 41 giờ ( tháng1), tháng cao nhất là 175 giờ ( tháng10).

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên nước

- Nước mặt: Nguồn nuớc mặt của Kim Bình tương đối dồi dào và phong phú, được hình thành từ hệ thống sông Bôi và Suối Cháo. Sông Bôi chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và là đường ranh giới kéo dài khoảng 5 km giữa xã Kim Bình và các xã tiếp giáp phía Đông. Suối Cháo chảy dọc qua xã qua các thôn phía tây xã gồm Lục Đồi, Lạng, Bãi với chiều dài khoảng 5.5 km. Đây là những nguồn nước chính cung cấp cho sản xuất nông nghiệp của địa phương.

- Nguồn nước ngầm: Là một trong những xã nằm ở vùng thấp của huyện, địa hình không quá phức tạp, độ dốc nhỏ, có sông và các nhánh suối lớn chảy qua do

vậy nguồn nước ngầm trên địa bàn toàn xã tương đối dồi dào hơn so với các xã vùng cao của huyện. Các giếng khơi trong xã với độ sâu 7- 8 m có khả năng cung cấp đầy đủ nước sinh hoạt cho nhân dân quanh năm.

b. Tài nguyên rừng

Trước đây hệ sinh thái rừng tự nhiên trên núi đá vôi của Kim Bình khá phong phú với nhiều loài quý hiếm có giá trị kinh tế cao như, Lát, Sến, Táu, Sa Nhân, Mây, Song. Do tình trạng khai thác quá mức nhiều năm dẫn đến tài nguyên rừng của xã cũng như của cả khu vực dần cạn kiệt. Tuy nhiên trong những năm gần đây việc quản lý bảo vệ rừng đã được chính quyền và nhân dân xã quan tâm, do đó rừng tự nhiên trên núi đá vôi đang dần được phục hồi. Theo điều tra sơ bộ cho thấy rừng Kim Bình còn tương đối phong phú các loài lâm sản ngoài gỗ, việc quản lý tốt nguồn tài nguyên này sẽ mang lại thu nhập đáng kể cho nhân dân trong xã. Diện tích rừng trồng và đất trồng rừng là 125,4 ha chiếm 24,12% diện tích đất, chủ yếu là rừng keo các loại được gây trồng cung cấp cho Công ty Lâm nghiệp Hoà Bình, tuy nhiên việc đầu tư chăm sóc chưa tốt do vậy chất lượng rừng trồng chưa cao.

c. Tài nguyên đất

Theo tài liệu thổ nhưỡng của huyện trên địa bàn xã có những loại đất như sau:

Đất phù sa không được bồi, ký hiệu P tổng diện tích 150 ha, chiếm 28,8% diện tích đất toàn xã phát triển dọc theo sông Bôi.

Đất nâu đỏ trên đá Mácma Bajơ trung tính ký hiệu Fk, diện tích 255,18 ha, chiếm 59,1% diện tích.

Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa, ký hiệu Fl, diện tích 26 ha chiếm 5%. Núi đá: Chiếm diện tích 88,82 ha chiếm 17,1% diện tổng diện tích toàn xã, phân bố ở xóm Lục và xóm Bãi.

d. Tài nguyên nhân văn

Trước Cách mạng tháng 8 chủ yếu là dân tộc Mường sinh sống trên địa bàn xã. Sau khi thực hiện chính sách kinh tế mới của Nhà nước đồng bào người Kinh đã đến định cư và sinh sống ở Kim Bình. Hiện nay người Kinh chiếm 21,3% tổng số dân trên toàn xã.

e. Cảnh quan môi trường

Cảnh quan của xã mang nét đặc trưng của một xã nông thôn miền núi nhân dân trong xã sinh sống tập chung theo đơn vị thôn, tạo thành các cụm dân cư dọc theo trục lộ 12b,12c và các trục đường giao thông liên thôn. Nhà mái bằng và nhà ngói chiếm đa số, chỉ còn một số ít nhà tranh của các hộ nghèo. Nằm trong vùng có cảnh quan thiên nhiên đẹp với nhiều núi non hang động, gần nơi có nguồn nước khoáng nóng phục vụ nghỉ dưỡng, nếu được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tốt hy vọng rằng Kim Bình sẽ là nơi dừng chân của du khách ghé thăm các danh lam thắng cảnh của huyện.

Với lỗ lực khôi phục dần các diện tích rừng đã mất, trong nhiều năm qua chính quyền và nhân dân xã đã đạt nhiều thành quả trong việc trồng rừng, quản lý bảo vệ khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên, thực hiện nhiều chính sách cải tạo, bảo vệ môi trường, hạn chế việc khai thác nung vôi bừa bãi, đồng thời người dân đã dần ý thức được về vấn đề vệ sinh nơi ở, vệ sinh chuồng trại.

4.1.1.5. Nhận xét chung a. Thuận lợi

Từ việc nghiên cứu phân tích đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường có thể đánh giá rút ra một số nhận xét như sau:

Tuy là xã miền núi của tỉnh Hoà Bình nhưng Kim Bình có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, gần các trục đường giao thông, gần trung tâm huyện lỵ. Vì vậy vị trí địa lý của Kim Bình có lợi thế so sánh đối với việc phát triển kinh tế xã hội so với các xã khác trên địa bàn toàn huyện.

Khí hậu không quá khắc nghiệt, tương đối phù hợp cho sự phát triển và gây trồng các loài cây nông, lâm nghiệp. Cần tận dụng ưu thế này để bố trí đa dạng hoá cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Địa hình không quá phức tạp, do vậy không gây khó khăn cho quá trình canh tác, công tác quy hoạch, cũng như thực hiện kế hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, mở rộng mạng lưới giao thông, thuỷ lợi.

b. Khó khăn

Do xã không có hồ thuỷ lợi, lượng mưa phân bố không đều trong năm, lượng nước tưới tiêu phụ thuộc chính vào lưu lượng nước của Sông Bôi và suối Cháo do vậy một số năm vẫn xảy ra tình trạng lũ lụt, hạn hán.

Diện tích đất canh tác nông, lâm nghiệp hạn chế do vậy đòi hỏi phải có phương án quy hoạch, bối trí sản xuất, thâm canh tăng năng suất hợp lý.

Đất đai do không được đầu tư bón phân đầy đủ nên nhiều vùng đất đai bị rửa trôi, độ phì kém, cần xúc tiến các biện pháp cải tạo nâng cao độ phì đất.

Tóm lại, mặc dầu có một số lợi thế về điều kiện tự nhiên cũng như vị trí địa lý và không phải chịu nhiều yếu tố bất lợi về các yếu tố địa hình, khí hậu thời tiết, tuy nhiên để phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới Kim Bình cần có nhiều nỗ lực hơn nữa.

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ PTNt (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)