- Khuyến khích ứng dụng tiến bộ kỹ thuật khoa học công nghệ có liên quan đến sử dụng đất làm tăng hiệu quả sử dụng đất.
4.5.4. Dự tính đầu tư và hiệu quả kinh tế-xã hội, môi trường
4.5.4.1. Tổng vốn đầu tư
Vốn đầu được xác định dựa vào khối lượng công việc của các hạng mục đầu tư và suất đầu tư tương ứng trong cả chu kỳ sản xuất kinh doanh.
a. Tổng vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất nông nghiệp
Tổng vốn đầu tư cho hoạt động trồng cây hàng năm và cây lâu năm là : lúa lai: 4.560.000 đồng/1 ha trồng hai vụ một năm. Lúa thuần 3.955.000/1ha /1 vụ; Hoa mầu các loại bình quân: 3.678.000đồng/1 ha/1vụ; Vườn tạp: 14.197.600 đồng/1 ha trong cả chu kỳ. Cây ăn quả: 29.510.000 đồng cho cả chu kỳ. Tổng chi phí cho toàn bộ các hoạt động sản xuất nông nghiệp là 14.246.138.780 đồng cho cả kỳ quy hoạch. (Chi tiết xem phụ biểu 14).
b. Tổng vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất lâm nghiệp
- Trồng rừng: Chu kỳ kinh doanh là 7 năm, suất đầu tư cho 1 ha rừng trồng phục vụ nguyên liệu giấy được tính toán là: 7.945.100 đồng\ha Keo tai tượng. Theo tiến độ và khối lượng công việc thực hiện theo từng năm thì tổng vốn đầu tư trồng rừng sản xuất cho cả kỳ quy hoạch 10 năm là: 3.694.279.000đồng.
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh: Diện tích bảo vệ rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh không trồng bổ sung bao gồm diện tích rừng trồng hàng năm và diện tích rừng tự nhiên phòng hộ. Diện tích khoanh nuôi xúc tiến tái sinh không trồng bao gồm tổng diện tích đất rừng đủ tiêu chuẩn áp dụng các biện pháp khoanh nuôi không trồng bổ sung theo là: 8,82 ha. Suất đầu tư cho 1 ha quản lý bảo vệ rừng và khoanh nuôi là 50.0000 đồng. Như vậy theo tiến độ công việc thì tổng vốn đầu tư cho công tác này là: 44.410.000đồngtính cho cả chu kỳ 10 năm.
- Bảo vệ rừng trồng: Chi phí công bảo vệ rừng trồng là 50.000 đồng /1 ha diện tích rừng trồng là 129,6 ha vậy tổng kinh phí cho hoạt động này là 64.800.000 đồng.
- Khai thác : Chi phí khai thác cho 1 ha rừng trồng là 7.000.000 đồng/1 ha. Theo tiến độ khai thác hàng năm cho 10 năm thì tổng chi phí cho hoạt động này là:
1.390.200.000đồng.
Như vậy tổng vốn đầu tư tính cho toàn bộ các hạng mục sản xuất lâm nghiệp là: 3.694.279.000 đồng cho cả kỳ quy hoạch. (Chi tiết xem phụ biểu12).
4.5.4.2. Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường
Hiệu quả kinh tế của phương án quy hoạch nông,lâm nghiệp được đánh giá bằng hiệu quả kinh tế cao, lâu dài và ổn định của các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp. Sau khi xem xét nhiều phương án quy hoạch sử dụng đất và phương án quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp, phương án tối ưu đã được đề xuất với hiệu quả kinh tế môi trường, xã hội cao nhất.
a. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế của phương án quy hoạch sử dụng đất được thể hiện qua các mặt chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất với mục tiêu thúc đẩy quá trình sản xuất hàng hoá của địa phương, tăng nguồn thu cho ngân sách xã, thay đổi tập quán canh tác cũ chuyển sang sử dụng đất một cách lâu dài, ổn định và bền vững tạo ra một hướng đi mới phù hợp với xu thế phát triển và nhu cầu của thị trường trong tương lai.
* Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính:
- Cây Keo tai tượng: Với chu kỳ kinh doanh 7 năm, mô hình trồng rừng phục vụ nguyên liệu ván sợi cho tổng thu nhập là 36.300.000 đồng cho một ha. Các chỉ tiêu kinh tế BCR= 3,01 và IRR= 37%. Như vậy với mô hình trồng Keo tai tượng cho hiệu quả kinh tế khá cao ổn định. (Chi tiết xem phụ biểu18).
- Cây vải : Sau 10 năm đầu tư và chăm sóc với tổng chi phí là 29.150.000 đồng cho tổng thu nhập là 120.000.000đồng trong 10 năm. Các chỉ tiêu kinh tế BCR= 2,0 và IRR= 26%. (Chi tiết xem phụ biểu 19).
- Măng bát độ: Được đầu tư và chăm sóc với tổng chi phí là 14.197.600đồng, cho tổng thu nhập là 86.400.000đồng. Các chỉ tiêu kinh tế BCR= 6,9 và IRR= 54%.
Như vậy mô hình trồng Măng bát độ sẽ cho hiệu quả kinh tế cao nhất. (Chi tiết xem phụ biểu 20). Các mô hình canh tác hoa mầu, lúa, đều cho thu nhập cao được thể hiện ở Biểu 4.5.
Biểu 4.5: Thu nhập và chi phí 1 ha trồng các loại lúa và hoa mầu.
Đơn vị tính: đồng
Hiệu quả Loài cây
Chi phí Thu nhập Lợi nhuận
Lúa lai 4.560.000 12.500.000 7.940.000 Lúa thuần 3.955.000 10.000.000 6.045.000 Ngô lai 4.370.000 12.000.000 7.630.000 Sắn cao sản 4.080.000 10.500.000 6.420.000 Dưa hấu 6.622.000 14.000.000 7. 738.000 Khoai sọ 3.210.000 10.800.000 7.590.000 Lợi nhuận từ việc trồng lúa và hoa mầu được tính cho 1 vụ sản xuất. Việc bố trí sản xuất và lựa chọn cây trồng tuỳ thuộc vào tình hình thời tiết hàng năm. Cố gắng bố trí thâm canh, xen canh gối vụ nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, tích luỹ vốn phục vụ cho đầu tư các mô hình trồng rừng và trồng cây lâu năm. (Chi tiết xem các phụ biểu10, 11).
b. Hiệu quả xã hội
- Hiệu quả về xã hội là một trong những nhân tố đem lại sự thành công của phương án quy hoạch sử dụng đất. Dự án chỉ mang tính khả thi nếu phù hợp với mục đích, phương hướng phát triển của địa phương và của khu vực đồng thời được đông đảo nhân dân chấp nhận và tích cực tham gia.
- Phát triển kinh tế-xã hội gắn liền với thế mạnh của địa phương đang là hướng đi đúng đắn của xã. Nhân dân trong xã đang nỗ lực phấn đấu xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế hộ gia đình với nền tảng cơ bản là phát triển mở rộng sản xuất nông, lâm nghiệp. Phương án quy hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp giai đoạn 2007- 2016 sẽ đưa ra phương hướng tối ưu trong việc sử dụng đất một cách hợp lý tiết kiệm và cho hiệu quả cao nhất, đúng với tâm tư nguyện vọng và sự mong
mỏi của người dân, phù hợp với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Do vậy mang lại hiệu quả cao trong việc thu hút người dân tham gia thực hiện góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp và xã hội hoá nghề rừng.
- Thông qua các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp ngưòi dân sẽ được tư vấn và tham gia các lớp tập huấn hỗ trợ kỹ thuật do các cán bộ chuyên trách của tỉnh huyện, và các cán bộ của lâm trường Kim Bôi. Người dân sẽ trực tiếp ứng dựng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong các hoạt động như trồng lúa, hoa mầu, các mô hình nông lâm kết hợp, trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng theo đúng quy trình kỹ thuật, như vậy sẽ là cơ hội tốt để nhân dân nâng cao hiểu biết về khoa học kỹ thuật, tích luỹ kinh nghiệm sản xuất, chủ động trong sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình.
- Thu hút lực lượng lao động và giải quyết công ăn việc làm cho người dân: Hiện tại người dân trong xã chủ yếu canh tác nông nghiệp thuần nông, đời sống chủ yếu dựa vào cây lúa do vậy thời gian nhàn rỗi là khá lớn. Nhận thức được vấn đề này một trong những mục tiêu của phương án quy hoạch sử dụng đất trong giai đoạn mới là giải quyết lao động dư thừa trong xã. Với quan điểm sử dụng triệt để và nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thâm canh nông, lâm nghiệp, luân canh gối vụ trong toàn bộ thời gian trong năm do vậy một trong những hiệu quả thiết thực của phương án là giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân trong xã, giúp nhân dân trong xã sử dụng quỹ thời gian của mình hợp lý và có hiệu quả cao.
- Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, quản lý bảo vệ rừng: Phương án QHSDĐ trong giai đoạn mới chú trọng đến việc phát triển sản xuất lâm nghiệp, thông qua các mô hình trồng rừng, mô hình nông lâm kết hợp, khoanh nuôi bảo vệ rừng,nên không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn cải thiện điều kiện sống của người dân, mang lại những hiệu quả tích cực và những thay đổi tốt hơn về môi trường như tăng cường khả năng giữ nước, trống xói mòn rửa trôi.... Chính những hiệu quả nhiều mặt về kinh tế - xã hội, môi trường, sẽ là những minh chứng cụ thể góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về vai trò của rừng, thấy rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường cảnh quan của xã.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống: Phương án QHSDĐ sẽ mang lại hiệu quả về kinh tế, và góp phần cải thiện môi trường sinh thái, đáp ứng các nhu cầu về sinh hoạt văn hoá tinh thần, phát triển các công trình phục vụ mục đích công cộng, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân địa phương.
- Hiệu quả xã hội của phương án quy hoạch được thể hiện cụ thể như sau: + Thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đưa vào khai thác kinh doanh toàn bộ diện tích đất có khả năng canh tác nhằm giải quyết công ăn việc làm và lao động dư thùa trên địa bàn xã cụ thể: Mô hình trồng rừng nguyên liệu cần 352,25 công cho một ha. Mô hình trồng cây ăn quả thu hút 301 công/ ha. Mô hình trồng măng giải quyết 236 công lao động/1ha. Các mô hình trên sẽ giải quyết phần lớn nhu cầu công ăn việc làm của nhân dân trong xã trong thời gian nông nhàn.
+ Cùng với việc quy hoạch chỉnh trang khu dân cư, bố trí hợp lý diện tích đất ở và sinh hoạt cho nhân dân trong xã, giải quyết nhu cầu nhà ở với tổng diện tích đất ở là: 34,48 ha tăng 2,24 ha.
+ Nhằm nâng cao nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần của nhân dân địa phương, phương án quy hoạch sử dụng đất đã bố trí quy hoạch diện tích đất phục vụ cho mục đích công cộng là 35,07 ha tăng thêm 0,94 bao gồm các loại đất giao thông, đất cơ sở văn hoá, giáo dục. Các diện tích này được bố trí một cách hợp lý, thuận tiện và tiết kiệm đủ để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt văn hoá của nhân dân địa phương với mục tiêu phát triển lâu dài.
c. Hiệu quả môi trường
- Nâng cao độ che phủ của rừng: Phương án QHSDĐ góp phần cải thiện và nâng cao độ che phủ của rừng trên địa bàn toàn xã thông qua các mô hình trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng. Dự tính đến cuối kỳ quy hoạch độ che phủ rừng của xã đạt 42% tăng 13,57% so với 28,43% ở đầu kỳ. Kết quả so sánh được thể hiện ở Biểu đồ 4.1. Và Biểu đồ 4.2
biểu đồ4.1: Độ che phủ của rừng trước kỳ quy hoạch xã
kim Bình
12 2
Biểu đồ 4.2: Độ CHE PHủ CủA RừNG SAU Kỳ QUY HOạCH Xã
KIM BìNH
1
2