- Khuyến khích ứng dụng tiến bộ kỹ thuật khoa học công nghệ có liên quan đến sử dụng đất làm tăng hiệu quả sử dụng đất.
1. Diện tích đất có rừng 2.Diện tích đất không có rừng
Biểu đồ 4.2: So sánh độ che phủ rừng trước và sau quy hoạch của thôn Lục Đồi
Việc thực thi phương án quy hoạch sử dụng đất của thôn sẽ nâng cao đựợc hiệu quả về mặt môi trường cụ thể như sau:
- Nâng cao độ che phủ rừng: Phương án quy hoạch thôn chú trọng việc phát triển diện tích rừng trồng và diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn do vậy dự kiến độ che phủ của rừng sẽ tăng từ 41,37% lên 57,01% sau kỳ quy hoạch. Xem biểu đồ 4.4
- Các mô hình trồng rừng, mô hình trồng măng có ý nghĩa lớn về mặt môi trường trong việc ngăn chặn xói mòn rửa trôi và duy trì bảo đảm nguồn nước phục vụ canh tác nông nghiệp cho toàn xã.
- Diện tích rừng tự nhiên trên núi đá vôi của thôn còn lại là rất ít. Chú trọng công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên này sẽ góp phần tích cực cùng với toàn xã nâng cao diện tích che phủ, đồng thời góp phần phục hồi hệ sinh thái núi đá vôi và sự đa dạng sinh học vốn có của nó.
Chương 5
Kết luận -tồn tại -kiến nghị 5.1.Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu xây dựng phương án QHSDĐ của xã Kim Bình và xây dựng phương án QHSDĐ có sự tham gia của người dân cho 1 thôn của xã có thể đi đến một số kết luận chính sau đây:
- Dựa vào tình hình quản lý sử dụng đất hiện tại cùng với những phân tích về điều kiện tự nhiên kinh tế- xã hội và xu hướng của thị trường nông, lâm sản trong tương lai cho thấy cần thiết phải xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất, phân bổ đất đai, xây dựng các biện pháp sản xuất nông, lâm nghiệp hợp lý cho Kim Bình trong giai đoạn 2007- 2016.
- Là một xã miền núi nhưng Kim Bình có nhiều điều kiện thuận lợi về giao thông, thuỷ lợi , khí hậu tương đối ôn hoà, lực lượng lao động đông, nhân dân cần cù chịu khó. Tuy nhiên một hạn chế lớn là diện tích canh tác nông, lâm nghiệp ít, thêm vào đó là trình độ dân trí thấp, chất lượng lao động không cao, người dân thiếu kiến thức sản xuất, đời sống kinh tế khó khăn, vốn đầu tư cho sản xuất nông, lâm nghiệp đạt thấp.
- Tổng diện tích đất là 520 ha, bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp174,16 ha, Đất lâm nghiệp 214,22 ha, Đất phi nông nghiệp 100,80 ha, Đất chưa sử dụng 28,12 ha. Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp còn lạc hậu người dân chưa biết đầu tư thâm canh, cải tạo nâng cao độ phì cho đất, bố trí sử dụng đất một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Diện tích đất trống có khả năng canh tác là 28,12 ha nhưng vẫn chưa có biện pháp cải tạo và sử dụng.
- Nhu cầu về các loại sản phẩm nông, lâm nghiệp ngày càng cao Đặc biệt là các loại sản phẩm khác như gỗ nguyên liệu, Măng bát độ, cây ăn quả có thị trường tiêu thụ lâu dài phục vụ cho các nhà máy chế nông lâm sản.
- Phương án quy hoạch sử dụng đất được xây dựng dựa trên những nguyên tắc là: Khai thác và sử dụng triệt để quỹ đất tự nhiên, duy trì và bảo vệ quỹ đất nông nghiệp, tiết kiệm làm giầu đất, điều chỉnh những bất hợp lý trong sử dụng đất, bảo vệ cảnh quan môi trường.
- Dựa trên những phân tích đánh giá về điều kiện cơ bản, tiềm năng, nhu cầu và phương hướng, mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp luận văn đã thực hiện việc lập phương án quy hoạch phân bổ đất đai cho xã Kim Bình cụ thể các loại diện tích đất đai được quy hoạch như sau: Đất lâm nghiệp 218,42 ha. Đất sản xuất nông nghiệp 190,90 ha. Đất phi nông nghiệp 107,98 ha. Diện tích đất chưa sử dụng được quy hoạch cải tạo đưa vào sử dụng trong kỳ quy hoạch tới.
- Các biện pháp phục vụ cho sản xuất lâm, nông nghiệp được đề ra là:
+ Các biện pháp sản xuất lâm nghiệp: Trồng, khai thác rừng sản xuất theo tiến độ đã đề ra, bảo vệ và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên.
+ Các biện pháp phục vụ sản xuất nông nghiệp : Thâm canh lúa nước, cải tạo đồng ruộng đưa diện tích trồng lúa 2 vụ thành 3 vụ, thực hiện việc dồn điền đổi thửa. Trồng các loại cây mầu và cây ăn quả phù hợp với điều kiện của xã và cho năng suất cao.
- Cơ cấu tập đoàn cây trồng được xác định trên cơ sở phù hợp với điều kiện tự nhiên được người dân chấp nhận, phục vụ cho đời sống nhân dân, có thị trường tiêu thụ ổn định lâu dài. Tận dụng tối đa diện tích đất trồng cây hàng năm, đầu tư thâm canh tăng năng suất, xen canh gối vụ, gây trồng các loại cây mầu tuỳ theo tình hình thời tiết và thị trường hàng năm, nhằm tích luỹ vốn, đầu tư gây trồng các loài cây lâu năm, cây lâm nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao và có thị trường ổn định. Thực hiện việc cải tạo vườn tạp, không gây trồng nhiều loài cây do không cho hiệu quả kinh tế + Cây trồng lâm nghiệp là Keo tai tượng. Cây Măng bát độ được nghiên cứu chọn lựa gây trồng trên diện tích vườn đồi.
+ Cây trồng nông nghiệp: Cây vải được xác định là cây trồng lâu năm. Các loại lúa mới cho năng suất cao như Q5, Nhị ưu sẽ được khuyến nghị đưa vào gây trồng trong thời gian tới. Cây ngô được xác định là cây mầu chủ lực của địa phương, ngoài ra các loài cây khác như sắn, dưa hấu, khoai cũng được xác định là
cây mầu phù hợp với điều kiện của khu vực. Các loại cây màu tuỳ từng tình hình thời tiết, tình hình thị trường tiêu thụ dể bố trí gây trồng hàng năm.
- Thực hiện việc điều tra sơ bộ các thôn trên toàn xã và xác định được thôn Lục Đồi là thôn có những điều kiện cơ bản và các kiểu sử dụng đất đặc trưng cho toàn xã và có đủ điều kiện để tiến hành xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất.
- Các bước QHSDĐ, dễ thực hiện hiện, khai thác tối đa sự tham gia của người dân trong thôn. Người dân tham gia vào các bước công việc đánh giá nông thôn, lựa chọn cây trồng vật nuôi.
5.2. Tồn tại
- Luận văn chưa đi sâu nghiên cứu về cơ sở lý luận của việc xây dựng phương án QHSDĐ nông, lâm nghiệp cấp vi mô, mới chỉ dừng lại ở mức độ tổng hợp các kiến thức đã được tích luỹ, xây dựng một phương án QHSDĐ nông, lâm nghiệp cấp xã và cấp thôn bản.
- Với nhiều hạn chế về trình độ, thời gian và kinh phí, do đó luận văn còn có nhiều khiếm khuyết cũng như nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu tìm hiểu kỹ, do vậy một số nội dung của đề tài chưa được nghiên cứu sâu.
- Chưa phát huy hết được vai trò của người dân trong quá trình tham gia lập phương án QHSDĐ.
5.3. Kiến nghị
- Cần có những nghiên cứu sâu thêm về cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng phương án quy hoạch cấp vi mô của khu vực. Hoàn thiện mô hình quy hoạch cấp vi mô của xã Kim Bình, có thể vận dụng mở rộng quy hoạch cho các xã trong phạm vi huyện tỉnh.
- Cần có những tổng kết các công trình nghiên cứu về QHSDĐ cấp vi mô và hoàn thiện và chính sách pháp luật để tạo ra những định hướng chung cho công tác QHSDĐ cấp vi mô cho khu vực và cho toàn quốc.
Tài liệu tham khảo I. Tiếng Việt
1. Nguyễn Văn Bản (2005),Trồng thực nghiệm thâm canh các loài tre nhập nội lấy măng,Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004),Thông tư về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Số 30/2004/TT- BTNMT, Hà Nội 3. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2005), Quyết định ban hành danh mục các loài cây
chủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp. Số:16/2005/QĐ-BNN, Hà Nội.
4. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2005),Quyết định về việc ban hành quy chế phân cấp rừng phòng hộ Số : 61 /2005/QĐ-BNN, Hà Nội.
5. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2004),Quyết định về việc ban hành quy phạm kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác măng tre Điềm trúc Số 51/2004/QĐ-BNN, ngày 19 tháng 10 năm 2004, Hà Nội.
6. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2001), Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2001-2010, Hà Nội.
7. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2001), Phương pháp đánh giá đất lâm nghiệp cấp vi mô, Hà Nội.
8.Bộ Nông nghiệp & PTNT (2005),Quyết định Ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng Số 38/2005/QĐ-BNN, Hà Nội.
9. Nguyễn Phúc Cường (2003), Nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch sản xuất lâm nông nghiệp tại xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường ĐHLN, Hà Tây.
10. Công ty Lâm nghiệp Hoà Bình (2005), Tổng hợp số liệu thiết kế trồng rừng xã Kim Bình, huyện Kim Bôi tỉnh Hoà Bình, Hoà Bình.
11. Chi cục Kiểm lâm Hoà Bình (2005),Kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, Hoà Bình.
12. Trương Đức Đáng (2004),Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho quy hoạch sử dụng đất sản xuất lâm nông nghiệp xã Huyền Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường ĐHLN, Hà Tây. 13. Đảng bộ xã Kim Bình (2005), Báo cáo kiểm điểm thực hiện nghị quyết Đại hội
XX phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ khoá XXI, Kim Bình.
14. Donovan, D, Rambo A. T, Fox J; Le Trong Cuc (1997),Những xu hướng phát triển vùng núi phía Bắc Việt Nam, Trung tâm Đông Tây/ Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường- Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 15. FAO (1990), Phát triển hệ thống canh tác(1995) (Farming system
development), Bản dịch tiếng Việt Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
16. FAO và UBND tỉnh Quảng Ninh (2000), Kế hoạch phát triển xã Tân Dân - Huyện Hoành Bồ, Dự án quản lý đầu nguồn có sự tham gia của người dân huyện Hoành Bồ: GCP/VIE/023/BEL.
17. Cao Thị Thu Hiền ( 2005), Quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp cho xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn tỉnh Hoà Bình, Khoá luận tốt nghiệp, Trường ĐHLN, Hà Tây.
18.Vũ Tiến Hinh, Phạm Ngọc Giao (1997) ,Điều tra rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 19. Ngô Kim Khôi, Nguyễn Hải Tuất, Trần Văn Tuấn ( 2001), Tin học ứng dụng
trong lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
20. Hà Quang Khải, Đặng Văn Phụ (1997),Khái niệm về hệ thống sử dụng đất- Tài liệu tập huấn dự án hỗ trợ LNXH- Trường ĐHLN, Hà Tây.
21. Luật bảo vệ và phát triển rừng (2004), Công bố theo pháp lệnh số 26/2004/ L/ CTN ngày 14/12/2004 của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.
22. Luật đất đai(2003 ), Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI,số 13/2003/QH11 kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26-11-2003 .
23. Vũ Nhâm (1998),Nghiên cứu một số cơ sở lý luận và thực tiễn của QHSDĐ cấp vi mô,Trường ĐHLN, Hà Tây.
24. Nguyễn Bá Ngãi (2001), “Nghiên cứu khả năng áp dụng phương pháp quy hoạch phát triển lâm nông nghiệp cấp xã có sự tham gia của nguời dân”, Tạp chí
khoa học công nghệ,Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn(4), tr. 149-150, Hà Nội.
25. Nguyễn Bá Ngãi (2000), Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho qui hoạch phát triển lâm nông nghiệp cấp xã vùng trung tâm miền núi phía Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Trường ĐHLN, Hà Tây.
26. Vũ Văn Mễ và Clande Desloges (1996), Phương pháp quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp với sự tham gia của người dân, Dự án GCP/VIE/020?ITA, Hà Nội.
27. Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hoà Bình ( 2003),Chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2010, Hoà Bình.
28. Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hoà Bình ( 2003), Một số dự án đầu tư trọng điểm của tỉnh giai đoạn 2001-2010, Hoà Bình.
29. Lê Ngọc Trực ( 2003), Nghiên cứu một số cơ sở lý luận và thực tiễn của quy hoạch sử dụng đất cấp vi mô và tiến hành quy hoạch phát triển lâm, nông nghiệp xã Bình Lương, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá, Luận văn Thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường ĐHLN, Hà Tây.
30. Thủ tướng chính phủ (2006), Nghị định về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng. Số 23/2006/NĐ- CP, Hà Nội.
31. Thủ tướng chính phủ (2004), Nghị định của chính phủ về thi hành luật đất đai Số 181/2004/NĐ-CP, Hà Nội.
32. Tỉnh Uỷ Hoà Bình ( 2005), Báo cáo chính trị ( tóm tắt) cuả ban chấp hành đảng bộ tỉnh Hoà Bình khoá XIII trình đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (2006- 2010), Hoà Bình.
33. Trường Đại học lâm nghiệp (1997), Tìm hiểu quá trình phát triển LNXH ở một số nước Châuá, Hà Tây.
34. Bùi Quang Toản (1996), “Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ổn định ở vùng trung du và miền núi nước ta”, Tài liệu hội thảo đề tài cấp Nhà nước 02-15- 02 (khả năng đất hoang ở Việt Nam, Hà Nội , tr 1 – 12.
35. Nguyễn Văn Tuấn và Vũ Văn Mễ (1996), Một số ảnh hưởng sau thí điểm giao đất giao rừng ở xã Tử Nê, huyện Tân Lạc và xã Hang Kia, Pà Cò huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Dự án đổi mới chiến lược phát triển lâm nghiệp, Hà Nội.
36. Bùi Đình Toái (1998),” Xây dựng kế hoạch phát triển thôn, bản, giám sát và đánh giá có người dân tham gia trong các dự án phát triển nông thôn”. Thông tin chuyên đề/ Chương trình phát triển nông thôn miền núi Việt Nam- Thụy Điển.
37. ủy ban nhân dân huyện Kim Bôi (1999), Báo cáo quy hoạch phân bố sử dụng đất đai huyện Kim Bôi- tỉnh Hoà Bình thời kỳ 1999- 2010,Kim Bôi.
38. Lê Vĩ (1996), “Vấn đề sử dụng đất gắn với việc bảo vệ độ phì nhiêu của đất và môi trường vùng đồi núi trung du miền Bắc Việt Nam”, Tài liệu hội thảo,Hà Nội.
39. Lê Sỹ Việt, Trần Hữu Viên(1999),Quy hoạch Lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp , Hà Nội.
40. Trần Hữu Viên (1997), Quy hoạch sử dụng đất và giao đất có sự tham gia của người dân,Tài liệu tập huấn dự án hỗ trợ LNXH, trường ĐHLN, Hà Tây. 41. Viện Điều tra Qui hoạch rừng (1995),Sổ tay qui hoạch rừng, Nxb nông nghiệp, Hà Nội.