Dự tính đầu tư và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ PTNt (Trang 92 - 96)

- Khuyến khích ứng dụng tiến bộ kỹ thuật khoa học công nghệ có liên quan đến sử dụng đất làm tăng hiệu quả sử dụng đất.

2 đất phi nông nghiệp PNN 103,08 19,8 107,98 0,

4.6.7. Dự tính đầu tư và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường

4.6.7.1. Dự tính vốn đầu tư

Theo các hạng mục và kế hoạch phát triển nông, lâm nghiệp của thôn đã được nhân dân thống nhất thì tổng số vốn đầu tư cho giai đoạn 10 năm tới được xác định như sau:

a. Vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp

+ Trồng lúa: Với tổng diện tích trồng lúa của thôn là 25,60 ha, suất đầu tư cho1 ha là 4.560.000 đồng cho một vụ do vây tổng chi phí cho cả kỳ quy hoạch là: 2.334.720.000 đồng.

+ Trồng mầu: Diện tích 10,92 ha trồng ngô cần đầu tư cho một 1 vụ là 4.370.000đồng/1 ha/1vụ, cần tổng vốn đầu tư cho cả chu kỳ là 954.408.000 đồng.

+ Vườn tạp : Toàn bộ diện tích vườn tạp tiến hành cải tạo trồng Măng bát độ sẽ cần tổng vốn đầu tư cho cả chu kỳ là : 208.252.080đồng.

Như vậy toàn bộ các hạng mục sản xuất nông nghiệp cần tổng vốn đầu tư là 3.497.380.080 đồng.

b. Vốn đầu tư cho lâm nghiệp

- Trồng rừng và bảo vệ rừng: Với tổng diện tích đất rừng sản xuất là 85,0 ha, trong đó đất có rừng 59,20 ha bao gồm 24,5 ha rừng keo tuổi 7 và 34.7 ha rừng keo tuổi 6 với. Diện tích đất trồng rừng sản xuất được phân bổ và quy hoạch là 25,80 ha.

Với chu kỳ kinh doanh 7 năm và tiến độ thực hiện đã đề ra, suất đầu tư trồng keo là

7.945.100 đồng/1 ha thì tổng số vốn cần: 1.350.667.000đồng.

- Khai thác: Chi phí khai thác cho 1m3 gỗ keo tại địa bàn thôn là 70.000 đồng/1 m3. Như vậy tổng vốn đầu tư cho hoạt động này là 1.190.000.000 đồng

Tổng số vốn đầu tư cho các hoạt động sản xuất lâm nghiệp là: 2.540.667.000 đồng.

4.6.7.2. Hiệu quả kinh tế xã hội môi trường a. Hiệu quả kinh tế

- Phương án quy hoạch sử dụng đất sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, nhằm nâng cao thu nhập của nhân dân địa phương, tăng nguồn thu cho ngân sách xã, khắc phục tình trạng đầu tư và sử dụng đất không có hiệu quả của nhiều hộ gia đình. Thay đổi phương thức canh tác lạc hậu chuyển sang việc sử dụng đất ổn định phù hợp với xu thế hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

- Các mô hình sử dụng đất được xây dựng theo hướng chuyên canh, đầu tư thâm canh tăng năng suất. Các sản phẩm lâm nghiệp, nông nghiệp đặc biệt là các cây trồng lâu năm được người dân chọn lựa với tiêu chí cho hiệu quả tổng hợp cao nhất.

- Các sản phẩm nông, lâm nghiệp sẽ là các nguồn nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy chế biến các sản phẩm nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, cụ thể các nhà máy chế biến đã và đang được xây dựng. Như vậy sản phẩm nông, lâm sản sẽ được đảm bảo cho có chỗ đứng lâu dài cho thị trường.

- Theo kết quả tính toán về thu nhập cho cả kỳ quy hoạch : Tổng thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp là 9.953.920.000 đồng, thu nhập từ hoạt động lâm nghiệp là 6.215.850.000 đồng. Tổng thu nhập đạt 16.169.770.000 đồng, tổng chi phí cho các hạng mục đầu tư là 3.497.380.080 đồng. Như vậy lợi nhuận ròng từ các hoạt động sản xuất kinh doanh ước đạt 12.672.389.920 đồng.

b. Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội của phương án quy hoạch sử dụng đất của thôn được thể hiện thông qua việc chấp thuận phương án quy hoạch, thu hút người dân địa phương tham gia vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Nâng cao ý thức, kiến thức trong sản xuất

kinh doanh nông, lâm nghiệp. Nhận thức về vấn đề bảo tồn, bảo vệ môi trường, giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương, cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhân tố con người được coi trọng trong phương án quy hoạch sẽ tạo nên hiệu quả lâu dài trong việc phát triển bền vững của địa phương.

Các phương thức canh tác được xây dựng góp phần thay đổi cách làm từ đơn ngành sang đa ngành, từ phương thức sản xuất độc canh sang đa dạng về sản phẩm cho hiệu quả kinh tế cao và ổn định, góp phần thay đổi tích cực bộ mặt nông thôn. Hiệu quả xã hội của các phương thức canh tác đã được nhân dân trong thôn đánh giá cho điểm khá cao, kết quả cụ thể thể hiện ở Biểu 4.10.

Biểu 4.10 : Đánh giá hiệu quả xã hội của các PTCT có sự tham gia

TT Phương thức Khả năng Khả năng Khả năng giải Tổng canh tác chấp nhận tiêu thụ sản phẩm quyết việc làm điểm

1 Rừng trồng 9 9 8 26

2 Vườn nhà 9 8 8 25

3 Đồng ruộng 9 7 8 24

4 Trồng mầu 8 7 8 23

Hiệu quả về mặt xã hội đến được với người dân thông qua các giải pháp cụ thể được thể hiện ở các mặt như sau:

- Về chính sách pháp luật: Người dân có cơ hội tiếp cận và học tập, nâng cao ý thức người dân về mặt nhận thức những chính sách pháp luật có liên quan đến phát triển kinh tế xã hội nông thôn miền núi. Các chính sách về ưu tiên hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp. Chính sách về quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất

- Về tổ chức quản lý: Người dân được tham gia trực tiếp vào từng bước xây dựng và quyết định lập phương án quy hoạch sử dụng đất, do vậy vai trò của người dân sẽ được nâng cao trong các khâu tổ chức sản xuất, quản lý đất đai, bảo vệ và phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thông qua các quy ước, hương ước được người dân trong thôn dân xây dựng và cam kết thực hiện. Vai trò của các tổ chức như: Chi hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Tổ hội khuyến nông khuyến lâm, Nhóm sở thích, Hội

cựu chiến binh sẽ được khuyến khích hoạt động trong việc xây dựng và thực thi phương án quy hoach sử dụng đất góp phần nâng cao hiệu qủa của các tổ chức này.

- Về kiến thức vốn và kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm: Người dân địa phương sẽ nhận được sự giúp đỡ trực tiếp của các cán bộ Lâm trường Kim Bôi, Nông trường Sôngbôi, các cán bộ của địa phương, phòng khuyến nông, khuyến lâm của Huyện sẽ giúp đỡ tư vấn trực tiếp cho người dân về các mặt kỹ thuật sản xuất nông, lâm nghiệp, tư vấn về các vấn đề vốn và thị trường tiêu thụ sản phẩm.... Ngoài ra người dân còn được tham gia các lớp tập huấn, tham quan các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả của các địa phương lân cận sẽ giúp người dân vững vàng hơn trong sản xuất và mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh.

-Giải quyết công ăn việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống: Phương án quy hoạch sử dụng đất là phương án hợp lý nhất, được nhân dân trong thôn chọn lựa với hiệu quả xã hội cụ thể như sau: Thu hút lực lượng lao động vào sản xuất nông, lâm nghiệp thông qua các mô hình thâm canh với lực lượng lao động được bố trí hợp lý và đều trong năm; Giải quyết nhu cầu đất ở của người dân trong thôn với diện tích đất ở được bố trí tăng thêm là 0,4 ha. Đất phụ vụ nhu cầu sinh hoạt công cộng và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp được quy hoạch thêm 3,1 ha, phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất và sinh hoạt văn hoá tinh thần của nhân dân trong thôn.

c. Hiệu quả môi trường

Một phương án quy hoạch sử dụng đất được coi là thành công khi nó đảm bảo được 3 vấn đề đó là kinh tế, xã hội và môi trường. Hiệu quả môi trường là hiệu quả tổng hợp về việc cải thiện môi trường vật lý, môi trường xã hội nhân văn, bảo tồn di tích danh lam thắng cảnh của địa phương. Đặc biệt là đối với địa hình miền núi của thôn vấn đề về bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ và cải tạo đất đai cần được quan tâm hàng đầu.

Các mô hình canh tác áp dụng trong sản xuất lâm, nông nghiệp được người dân thông qua và đánh giá cho điểm cao về khả năng bảo vệ môi trường, được thể hiện ở Biểu 4.11.

Biểu 4.11: Đánh gía hiệu quả môi trường của các PTCT có sự tham gia TT Phương thức Bảo vệ Khả năng Tận dụng Tổng

canh tác cải tạo giữ nước đất đai điểm

1 Rừng trồng 10 10 9 29

2 Vườn nhà 9 9 9 27

3 Đồng ruộng 8 7 8 23

4 Trồng mầu 8 7 8 23

Biểu đồ 4.3: độ che phủ của rừng trước kỳ quy hoach

thôn lục đồi

1

2

Biểu đồ 4.4:độ che phủ của rừng sau kỳ quy hoạch của

thôn lục đồi

1

2

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ PTNt (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)