Điều kiện kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ PTNt (Trang 35 - 38)

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Trong nỗ lực phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, mặc dầu còn gặp rất nhiều khó khăn hạn chế, tuy nhiên Kim Bình cũng đang nỗ lực vươn lên và có những bước phát triển đáng khích lệ.

Theo báo cáo tổng kết kiểm điểm thực hiện nghị quyết đại hội XX tính riêng năm 2005 các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế cụ thể là: Tăng trưởng kinh tế 9,7%. Bình quân thu nhập đầu người 3.913.000 đồng. Tổng sản lượng lương thực đạt 1,819 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 450 kg.

4.1.2.2. Dân số lao động và thu nhập

- Dân số: Theo thống kê dân số tính đến hết năm 2005 toàn xã có 877 hộ gia đình, tổng số nhân khẩu 3.906 và 1.519 lao động, tỷ lệ tăng dân số 1,1%. Dự kiến đến năm 2010 tỷ lệ tăng dân số giảm xuống còn 0,7 %.

- Lao động:Với số lao động của toàn xã hiện nay chủ yếu tham gia sản xuất lâm, nông nghiệp, bộ phận lao động phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ. Nhìn chung trình độ và tập quán canh tác còn lạc hậu, hiệu quả sử dụng đất chưa cao, do vậy năng suất và sản lượng cây trồng còn đạt thấp, việc ứng dụng các giống mới vào sản xuất còn chậm được thực hiện.

- Thu nhập và đời sống: Theo báo cáo tổng kết về các chỉ tiêu phát triển kinh tế năm 2005 thu nhập bình quân đầu người 3,9 triệu đồng, Tổng sản lượng lương thực đầu người đạt 450 kg. Tuy nhiên toàn xã còn có tới 9,5% hộ nghèo cần sự giúp đỡ của Nhà nước.

4.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội a. Giao thông

Xã có hệ thống đường giao thông khá phát triển và thuận lợi cho việc đi lại cũng như cho các hoạt động sản xuất, trao đổi, buôn bán. Quốc lộ 12B tạo thành trục giao thông chính của xã đi qua các thôn: Bãi, Lạng, Thôn Bo và thôn Lục Đồi, ngoài ra còn có các tuyến quốc lộ 12C từ xóm Bo đi Lạc Sơn. Hệ thống đường liên thôn tương đối phát triển và thuận lợi cho sinh hoạt sản xuất của nhân dân trong xã. Tổng diện tích đường giao thông trong xã là 17,43 ha. (Chi tiết hệ thống đường giao thông xem phụ biểu 02).

b. Thuỷ lợi

Hệ thống thuỷ lợi của xã được bắt nguồn từ sông Bôi và suối Cháo, bao gồm các tuyến chính: thôn Bo- trục lộ 12B, kênh theo trục lộ 12B. Ngoài hai tuyến kênh chính xã còn có hệ thống kênh mương nhỏ dẫn nước tưới tiêu, ngoài ra xã được lắp đặt 3 trạm bơm thuỷ luân ở 3 thôn Bãi, Lạng, Lục Đồi. Tổng diện tích đất dành cho thuỷ lợi là 10,8 ha. Xã đã huy động 12.000 ngày công trong 5 năm ( 2001-2005) nạo vét mương, tu sửa các công trình thuỷ lợi đảm bảo chủ động tưới tiêu cho gần 80 % diện tích canh tác trên toàn xã. (Chi tiết hệ thống thuỷ lợi xem phụ biểu 03).

c. Văn hoá, giáo dục, y tế

- Văn hoá thông tin: Tại trung tâm xã có nhà văn hoá để nhân dân sinh hoạt và hội họp. Phong trào văn hoá thể thao được quan tâm thường xuyên. Toàn xã có 6 đội văn nghệ, 6 đội bóng chuyền. Công tác thông tin tuyên truyền cũng được quan tâm phát triển, hàng ngày có 10 số báo đến với người đọc, 6 cụm phát thanh ở 6 thôn phục vụ thông tin mọi mặt cho nhân dân.

- Giáo dục: Trên địa bàn xã có trường tiểu học, trường phổ thông cơ sở. Hệ thống trường lớp các cấp học trên địa bàn xã được đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ trên tổng diện tích đất 2,9 ha.

- Y tế: Trạm y tế được xây dựng tại trung tâm xã phục vụ điều trị và khám chữa bệnh cho nhân dân trong xã. Đội ngũ nhân viên bao gồm 3 y sỹ, 1 y tá, ngoài ra còn 5 y tá thôn bản.

d. Điện

Hệ thống đường điện đã được xây dựng hoàn chỉnh xuống các thôn do đó 100% số hộ trong xã đã được dùng điện.

4.1.2.4. Thực trạng của các khu dân cư

Dân cư trong xã sống tập chung thành các thôn dọc theo quốc lộ 12B và các trục giao thông chính bao gồm 6 thôn trong đó thôn Lạng tập trung đông dân cư nhất 1.062 nhân khẩu, thôn Bo ít nhất 239 nhân khẩu. Nhìn chung các khu dân cư mang đặc trưng của xã vùng cao kinh tế chậm phát triển, việc xây dựng nhà ở, chuồng trại, công trình vệ sinh còn mang tính tự phát thiếu quy hoạch và không hợp vệ sinh. Nguồn nước phục vụ ăn uống sinh hoạt là nguồn nước ngầm.

4.1.2.5. Nhận xét chung a. Thuận lợi

Cơ sở hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi, của xã tương đối phát triển so với các xã miền núi khác. Đây là những thuận lợi tạo lực đẩy ban đầu cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Thông qua việc điều tra nghiên cứu, phỏng vấn hộ gia đình cho thấy mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn trước mắt tuy nhiên có một thuận lợi là nhân dân trong xã, không chỉ cần cù chịu khó mà còn cùng nhau đoàn kết, nỗ lực vượt lên từng bước xoá đói, giảm nghèo và làm giầu.

b. Khó khăn

Qua quá trình điều tra, phân tích cho thấy bên cạnh những thế mạnh sẵn có Kim Bình còn có nhiều khó khăn thách thức cần vượt qua. Toàn xã không có ngành nghề phụ, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gặp nhiều khó khăn, các ngành nghề thủ công, dịch vụ thực chất mở ra để phục vụ nhu cầu tại chỗ chưa có khả năng vươn ra thị trường bên ngoài, diện tích đất canh tác nông, lâm nghiệp ít, việc tận dụng cải tạo đất đai đưa vào canh tác chưa được chú trọng. Dân số đông, tỷ lệ tăng dân số

( 1,1%) còn ở mức khá cao là một trong những sức ép lớn cho việc sử dụng đất đai. Việc thâm canh tăng năng suất cây trồng không được chú trọng, do đó hiệu qủa sử dụng đất chưa cao. Thu nhập bình quân đầu người thấp kéo theo tiềm lực về tài chính, cũng như khả năng tích luỹ vốn đầu tư đạt thấp.

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ PTNt (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)