Xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông,lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ PTNt (Trang 58 - 62)

Đề xuất các giải pháp kỹ thuật nông, lâm nghiệp được cân nhắc dựa theo các yếu tố sau:

- Các tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kỹ thuật của ngành, của tỉnh.

- Sử dụng và tổng hợp kết quả phân tích điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội tại địa phương.

- Kết hợp những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, các nghiên cứu tổng kết quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp cộng với kiến thức và kinh nghiệm của người dân địa phương.

- Đơn giản, dễ áp dụng cho sản xuất.

- Chi phí thấp, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nhưng vẫn đảm bảo đạt được hiệu quả cao.

4.5.3.1. Giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp a. Đất trồng cây hàng năm

- Diện tích:

+ Đất chuyên trồng lúa nước là 130,31 ha diện tích lúa 2 vụ là 96.22 ha, diện tích lúa 1 vụ 22,78 ha, ruộng chuyên mạ 11,31 ha. Cải tạo chuyển diện tích lúa có khả năng canh tác từ 2 đến 3 vụ trong năm.

+ Đất trồng mầu là: 21,3 ha. Diện tích đất trồng lúa một vụ và đất ruộng mạ trồng mầu là 34,09 ha.

+ Đất trồng cây lâu năm: 39,56 ha bao gồm diện tích đất vườn đồi 28,3 ha và11.26 ha trồng cây ăn quả khác.

- Cây trồng:

+ Cây lúa chọn những giống cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện cho từng chân ruộng như các giống Khang dân, Nhị ưu 838, Q5. Tiếp tục thử nghiệm các giống mới và cải tạo nâng cấp ruộng 2 vụ thành ruộng 3 vụ.

+ Cây màu: Chủ yếu trồng ngô thức làm ăn gia súc và phục vụ nhu cầu của thị trường. Các loại cây màu khác được trồng tuỳ từng tình hình thị trường hàng năm.

+ Diện tích vườn tạp bố trí cải tạo gây trồng măng bát độ là 28, 3 ha, các hộ gia đình cần tận dụng các diện tích đất nhỏ lẻ manh mún ở vườn nhà, bờ ao, bờ mương để trồng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc hoặc bán trên thị trường.

+ Cây lâu năm: Trồng các loại cây ăn quả phù hợp với điều kiện tự nhiên và có khả năng tiêu thụ như Vải thiều, trên diện tích đã được quy hoạch là 11,26 ha.

4.5.3.2. Giải pháp sử dụng đất lâm nghiệp a. Trồng rừng và chăm sóc rừng

- Diện tích trồng rừng của xã bao gồm diện tích đất trồng rừng sản xuất đã được quy hoạch là 60,60 ha và diện tích đất trống sau khi khai thác 69,00 ha rừng trồng trong 10 năm tới, đảm bảo trong kỳ quy hoạch tới không còn diện tích đất trống.

- Loài cây trồng: Sau khi điều tra nghiên cứu cụ thể cho thấy loài Keolai không phù hợp với điều kiện gây trồng ở địa phương do hay bị đổ gẫy, tỷ lệ gỗ thấp dẫn đến sản lượng không cao do vậy hiệu quả kinh tế thấp. Loài Bạch Đàn đã được gây trồng của dự án PAM cũng cho sản lượng không cao. Như vậy theo điều tra thực tế kết hợp với các nghiên cứu cụ thể của Công ty Lâm sản Hoà Bình và Cơ cấu cây trồng của dự án trồng mới 5 triệu ha rừng kết hợp với các nghiên cứu về phân bố sinh thái loài thì loài cây trồng nên chọn là Keo tai tượng. Các loài cây trồng lấy gỗ phục vụ xây dựng có thể trồng kết hợp là xoan, luồng, lát cũng phù hợp với các tiêu chuẩn lâm sinh của khu vực.

- Biện pháp kỹ thuật: Thiết kế trồng rừng theo tiêu chuẩn kỹ thuật ngành 04- TCN 51-2001 về quy trình thiết kế trồng rừng theo Quyết định 561/QĐ- BNN. Biện pháp kỹ thuật theo tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh đã được ban hành của Bộ NN & PTNT thông qua việc tư vấn của các cán bộ Công ty Lâm sản Hoà Bình.

- Vốn: Trong thời gian tới nhân dân trong xã có thể tiếp tục ký hợp đồng với Công ty Lâm sản Hoà Bình hoặc huy động các nguồn vốn khác để trồng rừng.

b. Bảo vệ và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh

Bảo vệ rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh: Công tác bảo vệ rừng và phòng trống cháy rừng cần được thực hiện một cách nghiêm túc theo tiêu chuẩn và quy định chung cụ thể :

+ Đối tượng phục hồi rừng bằng khoanh nuôi được xác định theo”Quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre nứa (QPN 14-92)” ban hành kèm theo quyết định số 200/QĐ- KT, ngày 31 tháng 3 năm 1993 của Bộ Lâm nghiệp cũ nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, mỗi thôn có rừng trồng cần thành lập tổ đội để thực hiện công tác tuần tra bảo vệ rừng.

Đối tượng bảo vệ rừng là toàn bộ diện tích rừng núi đá vôi của xã và diện tích rừng trồng hàng năm. Diện tích khoanh nuôi của xã bao gồm 66,42 ha núi đá cây tái sinh.

+ Biện pháp kỹ thuật tuân thủ theo quy định về khoanh nuôi không trồng bổ sung rừng phòng hộ.

Định mức kỹ thuật về các công tác trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và bảo vệ trồng rừng thực hiện theo QĐ số 38/ 2005/QĐ- BNN

c. Khai thác rừng trồng

- Đối tượng: Rừng Keo tai tượng tuổi khai thác là tuổi 7.

- Biện pháp kỹ thuật: Khai thác theo phương thức chặt trắng, có thiết kế khai thác, hồ sơ khai thác và được sự cho phép của UBND xã theo quy định về khai thác rừng trồng sản xuất của hộ gia đình. UBND xã và kiểm lâm địa bàn cần theo dõi công tác khai thác rừng tránh tình trạng nhân dân khai thác bừa bãi không đúng kỹ thuật và hợp đồng với Công ty Lâm sản Hoà Bình. Thực hiện theo Quyết định Số 40/2005/QĐ - BNN về việc ban hành quy chế khai thác gỗ và lâm sản.

4.5.3.3. Một số giải pháp cụ thể thực hiện phương án quy hoạch a. Giải pháp về chính sách

- Tiếp tục hoàn thiện công tác giao đất trên những diện tích đất chưa sử dụng, chưa giao để người dân ổn định sản xuất, đất đai 100% có chủ và được cải tạo, phục hồi. Thực hiện tốt công tác thu hồi và đền bù đất đai cho các hộ gia đình có các diện tích đất thu hồi và chuyển mục đích sử dụng. Đơn giản hoá các thủ tục về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thuê đất. Nghiêm cấm mọi hành vi chuyển đổi và sử dụng đất lãng phí và sai mục đích.

- Cần có chính sách hỗ trợ khác như: Chính sách về đào tạo phát triển nguồn nhân lực, tạo hành lang cơ chế thu hút vốn đầu tư hỗ trợ .

- Có chính sách trợ giá về giống, vận chuyển cũng như ưu tiên trong vận chuyển, tiêu thụ hàng hoá nông, lâm sản tươi.

b. Giải pháp về tổ chức

- Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ trong xã và các thôn bản thông qua các khoá học ngắn hạn, khoá tập huấn, tham quan, học hỏi các kỹ thuật mới để áp dụng vào thôn xã mình.

- Phát huy tối đa vai trò của quần chúng ở địa phương (Chi hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Chi hội Nông dân tập thể, Hội Cựu chiến binh ...) để các tổ chức này khai thác tốt nguồn lực của mình trong phát triển sản xuất.

- Tổ chức các hình thức khuyến nông, khuyến lâm tự nguyện, thành lập các nhóm sở thích nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao hiểu biết về mặt kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ PTNt (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)