Một số đặc điểm riêng về tự nhiên và kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ PTNt (Trang 72 - 76)

- Khuyến khích ứng dụng tiến bộ kỹ thuật khoa học công nghệ có liên quan đến sử dụng đất làm tăng hiệu quả sử dụng đất.

2 đất phi nông nghiệp PNN 103,08 19,8 107,98 0,

4.6.2. Một số đặc điểm riêng về tự nhiên và kinh tế-xã hộ

4.6.2.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý

Thôn Lục Đồi nằm ở phía Tây Bắc của xã Kim Bình. Phía Bắc giáp Thị trấn Bo huyện Kim Bôi. Phía Nam giáp xã Kim Bôi Huyện Kim Bôi.

Phía Tây giáp xã Kim Tiến. Phía Đông giáp thôn Lục Cả.

Ranh giới thôn được phân chia bằng suối Cháo. Phân cách giữa thôn Lục Đồi với các thôn Bo, Lục Cả và xóm Lạng.

b. Địa hình

Lục Đồi có dạng địa hình cơ bản đặc trưng cho dạng địa hình của xã. Phía Tây và phía Nam của thôn là dãy đồi thấp và một phần của dãy núi đá vôi tiếp giáp với các xã lân cận. Dạng địa hình đồi thấp chiếm khoảng trên 50% diện tích đất của thôn nên Lục Đồi có độ chênh cao lớn nhất trong các thôn trong xã. Phần diện tích còn lại là ruộng lúa tiếp giáp giữa chân đồi với suối Cháo.

c. Khí hậu, thời tiết

Khí hậu thời tiết của Lục Đồi mang đặc điểm khí hậu thời tiết của khu vực, không có gì khác biệt lớn so với những đặc điểm chung của toàn xã.

d. Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên nước: Do thôn nằm gần kề với suối Cháo và có nhiều con suối nhỏ bắt nguồn từ dãy đồi phía Tây của thôn, do vậy tài nguyên nước mặt tương đối phong phú, cung cấp đầy đủ cho hoạt động sản xuất canh tác nông nghiệp của thôn. Phần lớn diện tích đất đồi được bao phủ bằng rừng Keo do vậy khả năng giữ nước cao làm cho mực nước ngầm của thôn tương đối ổn định. Các giếng nước trong thôn nước có độ sâu 5- 6 m cung cấp đầy đủ cho sinh hoạt của nhân dân.

- Tài nguyên rừng: Lục Đồi là thôn có diện tích rừng trồng lớn nhất trong các thôn trong xã, các diện tích rừng này được nhân dân trong thôn đầu tư chăm sóc và bảo vệ tốt do vậy cho sản lượng và chất lượng tương đối cao. Thôn còn được giao quản lý và bảo vệ rừng phòng hộ trên núi đá vôi, diện tích rừng này đã bị khai thác kiệt quệ nhiều năm về trước. Rừng núi đá vôi của thôn ở dạng rừng non II A đang phục hồi.

- Tài nguyên đất: Đất đai trong thôn bao gồm các loại đất chính như sau: Đất nâu đỏ trên đá Mácma Bazơ trung tính ký hiệu Fk. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa. Núi đá chiếm một phần nhỏ diện tích đất của xã.

- Cảnh quan môi trường: Trong một số năm gần đây kinh tế phát triển khá và ý thức về bảo vệ môi trường của nhân dân trong xã đã được nâng cao, do vậy nhân dân trong thôn cùng địa phương đã đóng góp nhiều công lao động và tiền của để xây dựng nâng cấp đường giao thông trong thôn, rãnh thoát nước, các công trình vệ sinh chuồng trại dần được nâng cấp và xây mới hợp vệ sinh. Toàn thôn đã được công nhận là thôn văn hoá.

e. Nhận xét chung

Cũng như các thôn khác Lục Đồi là thôn có nhiều thuận lợi về các mặt điều kiện tự nhiên như gần thị trấn Bo thuận lợi cho việc trao đổi cũng như vận chuyển hàng hoá vật tư phục vụ sản xuất. Địa hình không quá phức tạp, độ dốc phần diện tích đồi canh tác nông nghiệp thấp, diện tích đất canh tác nông nghiệp tương đối tập trung không bị chia cắt. Trên địa bàn thôn có nhiều nhánh suối nhỏ và suối Cháo chảy dọc qua phần đất canh tác của thôn, nên thuận lợi cho việc tưới tiêu cho hầu hết các diện tích đất nông nghiệp của thôn.

Tuy nhiên vì diện tích đất đai canh tác tương đối thấp, dân số tương đối đông đây cũng là một hạn chế lớn, cản trở quá trình phát triển của thôn. Đòi hỏi nhân dân trong xã phải có phương án quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất cũng như phương hướng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, một cách hợp lý thì mới đáp ứng được mục tiêu phát triển đã đề ra. Trình độ dân trí còn thấp chất lượng lao động không cao, người dân chưa thực sự năng động, sáng tạo, tìm tòi những hướng đi mới trong sản xuất là một yếu tố gây cản trở cho quá trình phát triển.

4.6.2.2. Điều kinh tế- xã hội a. Dân số và lao động

Theo thống kê tổng số nhân khẩu của thôn là 561, số hộ gia đình là 130 trong đó lao động chiếm tỷ lệ cao là 230. Tỷ lệ tăng dân số vẫn còn cao vào khoảng 1,2 %.

b. Thu nhập và đời sống.

Theo tổng hợp báo cáo của xã bình quân thu nhập đầu người của thôn đạt 3,9 triệu đồng/người/năm.Tuy nhiên do một số hộ đông nhân khẩu, thiếu vốn và kiến thức sản xuất nên vẫn thuộc diện hộ nghèo, số hộ nghèo là 16 hộ chiếm 12%.

a. Giao thông: Hệ thống giao thông của thôn tương đối phát triển, trong thôn có trục lộ 12C chạy dọc theo hướng Đông Tây nối từ ngã ba xóm Bo đi xã Kim Bôi. Nhánh đường nhỏ men theo sườn đồi phía Bắc thôn nối với xã Kim Tiến . Mặt đường rải đá cấp phối chất lượng đường tốt. Ngoài ra trong thôn còn có hệ thống giao thông giữa các xóm và giao thông nội đồng khá tốt. Toàn bộ hệ thống đường đáp ứng tốt nhu cầu đi lại và sản xuất của nhân dân trong thôn.

b. Thuỷ lợi: Hệ thống thuỷ lợi của thôn khá tốt mặt khác do địa hình không bị chia cắt mạnh, diện tích canh tác gần kề các con suối lớn, trong thôn có trạm bơm phục vụ tưới tiêu đủ cho diện tích canh tác nông nghiệp của thôn. Trên 50% hệ thống mương máng được kiên cố hoá.

c. Văn hoá, giáo dục, y tế: Nhân dân trong thôn tham gia tích cực các hoạt động văn hoá, vui chơi giải trí lành mạnh tại trung tâm xã. Việc chăm sóc sức khoẻ của nhân dân và việc học hành của con em trong thôn đều thuận lợi. Trong thôn có một y tá thôn bản chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Dân cư trong thôn được phân chia làm 5 xóm nhỏ chạy dọc theo đường 12C. Hầu hết nhà của nhân dân đã được kiên cố hoá chỉ còn 11 hộ gia đình vẫn còn ở nhà tạm.

d. Điện:Hệ thống điện trong thôn đã đưa điện từ trung tâm xã về đến tận các hộ gia đình trong thôn bản. Toàn bộ nhân dân trong thôn đã sử dụng điện lưới.

e. Nhận xét chung về điều kiện kinh tế xã hội và cơ sở hạ tầng

Nhìn chung các điều kiện cơ bản về cơ sở hạ tầng của thôn thuận tiện cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của thôn. Hệ thống cầu cống, đường giao thông thuận lợi chất lượng tốt sẽ tạo điều kiện để nhân dân trao đổi vận chuyển hàng hoá, vật tư và các sản phẩm cây trồng, vật nuôi thông thương với các huyện và các xã thôn lân cận. Hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên do thu nhập của nhân dân còn thấp vẫn chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, tích luỹ vốn đầu tư cho sản xuất rất thấp, người dân chưa mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất, đây là một rào cản cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của người dân trong thôn.

4.6.2.4. Phân loại hộ gia đình và phân tích kinh tế hộ gia đình

Tiến hành thu thập thông tin về các hộ gia đình qua số liệu thống kê báo cáo của trưỏng thôn và phỏng vấn trực tiếp trưởng thôn về các hộ gia đình trông thôn, cùng với trưởng thôn, chọn 15 hộ để tiến hành phỏng vấn.

Việc phân loại hộ gia đình dựa trên phương pháp đánh giá tiềm năng phát triển theo phương pháp cho điểm. Các chỉ tiêu đánh giá cho điểm bao gồm:

-Tiềm năng đất đai.

-Tổng vốn đầu tư cho sản xuất. -Tổng thu nhập thực tế.

-Trình độ và khả năng tổ chức sản xuất.

Bốn chỉ tiêu này có tầm quan trọng như nhau có thang điểm là 5 (khá) 3 ( trung bình), 2 ( kém). Các hộ được phân thành 3 nhóm tiềm năng phát triển dựa vào tổng điểm là khá với tổng điểm > 17; trung bình <17, > 12; kém <12

Kết quả điều tra sơ bộ vể các chỉ tiêu tổng thu nhập, tính riêng cho các mặt sản xuất nông, lâm nghiệp không kể thu nhập bằng nghề phụ. Hộ thu nhập cao nhất: trên 40 triệu thấp nhất là: 4.500.000 đồng. Những hộ có thu nhập cao chủ yếu là những hộ có vốn đầu tư cao biết cách tổ chức sản xuất, và thu nhập từ chăn nuôi chiếm phần lớn có hộ có đàn trâu bò 15 con. Số hộ thu nhập thấp chủ yếu là hộ diện tích đất canh tác ít, vốn đầu tư cho sản xuất, canh tác không hiệu quả, một số hộ còn thiếu ăn.( Chi tiết xem phụ biểu 21).

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ PTNt (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)