Kết quả điều tra tình hình sản xuất nông,lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ PTNt (Trang 38 - 40)

4.2.1.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp a. Trồng trọt

Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của xã trong đó trồng trọt chiếm vai trò chủ đạo. Tổng diện tích đất nông nghiệp là 176,86 ha trong đó diện tích trồng lúa và màu là 131,25 ha. Theo số liệu thống kê năm 2005 sản lượng lương thực của xã đạt 1.892 tấn. Trong đó sản lượng thóc đạt 1.477. Bình quân lương thực đầu người đạt 450 kg. Ngoài diện tích lúa nhân dân trong xã còn phát triển các loại cây trồng chủ yếu như ngô, sắn, khoai, lạc, rau đậu các loại. Cây ăn quả gồm có các loại như nhãn, vải, na, cam, quýt, bưởi lai... chủ yếu trồng rải rác ở vườn nhà của các hộ gia đình.

b. Chăn nuôi

Chăn nuôi trong những năm qua cũng được chú trọng phát triển. Năm 2005 đàn trâu có 342 con, đàn bò 306 con, đàn lợn1.800 con, đàn dê 76 con, đàn gia cầm phát triển khá 15.000 con. Mức thu nhập từ chăn nuôi đạt khá, chiếm 38% tổng thu nhập ngành nông nghiệp.

4.2.1.2. Tình hình sản xuất lâm nghiệp

Tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã là 214,22 ha chiếm 41,20%, trong đó diện tích có rừng tự nhiên là 22,4 ha, diện tích đất trống tái sinh phục hồi là 66,42 ha. Toàn bộ diện tích rừng tự nhiên là rừng trên núi đá vôi thuộc các dãy núi đá vôi của xã đây là diện tích thuộc rừng phòng hộ. Diện tích rừng trồng là 69 ha bao gồm tổng diện tích đất đồi chủ yếu thuộc thôn Lục Đồi và một phần diện tích thuộc các thôn Lạng, Bo. Toàn bộ là rừng sản xuất đã được giao cho các hộ gia đình tự quản lý tổ chức sản xuất.

a. Tình hình trồng rừng và chăm sóc rừng

Được sự đầu tư giúp đỡ về giống, vốn, kỹ thuật của Công ty Lâm sản Hoà Bình và tư vấn trực tiếp của Lâm trường Kim Bôi, trong những năm gần đây các hộ gia đình ký hợp đồng nhận khoán trồng rừng nguyên liệu cho công ty. Cây trồng chủ yếu là Keo tai tượng phục vụ làm nguyên liệu cho công ty.

Tuy nhiên việc đầu tư, tư vấn kỹ thuật giữa công ty và nhân dân chưa được thực hiện tốt, kết hợp với kiến thức về sản xuất lâm nghiệp của nhân dân còn thấp, công tác chăm sóc rừng trồng không tốt. Do vậy hiệu quả sản xuất chưa cao, sinh trưởng của rừng trồng đạt thấp. Một số diện tích trồng Keo lai bị gãy đổ không sinh trưởng được cần tiến hành trồng mới lại.

b. Tình hình quản lý bảo vệ rừng

Công tác quản lý bảo vệ rừng của xã đã được chú trọng. Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng đã được bảo vệ và phòng chống cháy rừng tốt hơn. Xã đã tổ chức tổ bảo vệ và phòng chống cháy rừng. Tuy nhiên kinh phí cho các hoạt động quản lý bảo vệ rừng còn hạn hẹp. Hàng năm vẫn có hiện tượng nhân dân tự ý khai thác rừng trồng hợp đồng với Công ty Lâm sản Hoà Bình.

c. Tình hình khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm

Do địa hình không quá phức tạp độ dốc nhỏ, đường giao thông thuận tiện do vậy rất thuận lợi cho khâu khai thác và vận chuyển lâm sản. Lâm sản có thể khai thác, mang vác tập chung tại bãi gỗ và vận chuyển bằng súc vật kéo hoặc xe công nông về nơi tiêu thụ. Với những hộ nhận vốn trồng rừng của công ty thì Công ty tổ chức thiết kế khai thác theo đúng quy trình kỹ thuật.

Việc chế biến và tiêu thụ sản phẩm khá thuận lợi, toàn bộ gỗ rừng trồng không cần chế biến có thể tiêu thụ ngay ngoài thị trường, nếu rừng trồng do Công ty Lâm sản Hoà Bình đầu tư thì được bao tiêu sản phẩm.

4.2.1.3. Ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ

Hiện nay cùng với quá trình đổi mới của đất nước, Đảng bộ và nhân dân trong xã đang từng bước tìm ra hướng đi mới trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhiều cá nhân và tập thể đã phát triển các ngành nghề thủ công nghiệp, các cơ sở dịch vụ làm ăn phát triển, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, tính đến hết quý IV

năm 2005 toàn xã đã phát triển được 15 cụm hàn xì, sửa chữa xe máy, ôtô, xe đạp, 10 cụm xay xát nghiền thức ăn gia súc, 74 hàng quán nhỏ. Toàn xã có 24 máy cày bừa, 18 máy suốt lúa, 50 tổ mộc nề. Ngành sản xuất vật liệu xây dựng như gạch, cát, sỏi, vôi cũng phát triển mạnh cung cấp cho nhu cầu ngày một tăng của địa phương, tổng thu năm 2005 đạt 4.793 triệu tăng 4,3% so với năm 2004( Trích báo cáo tổng kết năm 2005 của xã).

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ PTNt (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)