Đất bằng chưa sử dụng BCS 20,92 4,02 3.2Đất đồi núi chưa sử dụngDCS 7,201,

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ PTNt (Trang 42 - 46)

Qua biểu điều tra hiện trạng cho thấy tính đến thời điểm hiện nay xã có diện tích đất đưa vào phát triển kinh tế-xã hội là 435,46 ha chiếm 83,74%. Cụ thể về cơ cấu đất đai như sau:

- Đất sản xuất nông nghiệp: Đất nông nghiệp của xã hiện nay là 174,16 ha chiếm 33,49%. Trong đó diện tích đất trồng cây hàng năm là 144,1 ha chiếm 82,74% đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó diện tích ruộng lúa và lúa màu 131,25 ha, bao gồm ruộng 2 vụ 97,16 ha, ruộng 1 vụ 22,78 ha, ruộng chuyên mạ 11,31 ha. Đất trồng cây hàng năm khác 12,85 ha, đất vườn tạp 30,6 ha, diện tích này nằm sát các hộ gia đình, chủ yếu trồng các loại cây ăn quả, rau mầu các loại, hiệu quả kinh tế chưa cao trong thời gian tới cần cải tạo diện tích này.

- Đất lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp là 214,22 chiếm 41,20% tổng diện tích đất toàn xã, chiếm gần 54,78% tổng diện tích đất nông nghiệp. Trong đó đất rừng sản xuất là 125,4 ha chiếm 24,12 % tổng diện tích toàn xã, trong đó rừng trồng sản xuất là 69 ha, đất trồng rừng sản xuất là 56,40 ha. Rừng trồng chủ yếu là các loại keo phục vụ cung cấp nguyên liệu cho Công ty lâm nghiệp Hoà Bình. Rừng tự nhiên chiếm tỷ lệ thấp toàn xã hiện còn 22,4 ha rừng tự nhiên, toàn bộ diện tích rừng này nằm trên diện tích rừng phòng hộ trên núi đá vôi của xã. Trong thời gian tới cần chú ý bảo vệ diện tích rừng tự nhiên còn lại này và tích cực thực hiện các biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng diện tích đất trống cây bụi trên núi đá vôi, trồng rừng trên diện tích đất trống nhằm nâng cao độ che phủ của rừng.

+Phân chia ba loại rừng và phân cấp phòng hộ

Biểu 4.2: Diện tích rừng phân theo các cấp phòng hộ xã Kim Bình

TT Chỉ tiêu Cấp Phòng Hộ

ít xung yếu Xung yếu Rất xung yếu D. tích

(ha) Tỷ lệ(%) D. tích(ha) Tỷ lệ(%) D. tích(ha) Tỷ lệ(%)

1 Đất có rừng 69,00 32,21 22,40 10,46 0,0 0,0 2 Đất trồng rừng 56,40 26,33 0,0 0,0 0,0 0,0 3 Đất khoanh nuôi TS 66,42 31,00 0,0 0,0

Theo kết quả điều tra toàn xã không có rừng đặc dụng, diện tích đất rừng phòng hộ là 88,82 ha chiếm 17,08% tổng diện tích đất toàn xã bao gồm toàn bộ diện tích rừng và đất rừng trên núi đá vôi. Đất rừng sản xuất là 125,40 ha chiếm 24,12 %. Chi tiết cụ thể theo Biểu 4.2.

Chất lượng rừng: Bằng phương pháp lập OTC 500 m2 mỗi trạng thái rừng 3 OTC và kế thừa các tài liệu đo đếm nghiệm thu đánh giá chất lượng rừng trồng của Công ty lâm sản Hoà Bình, cho kết quả về chất lượng các loại rừng của Kim Bình như sau:

Rừng tự nhiên trên núi đá vôi của xã, trước đây bị khai thác quá mức do vậy hiện nay đang phục hồi, diện tích rừng còn lại thuộc trạng thái rừng non đang phục hồi chưa có trữ lượng. Theo điều tra thấy xuất hiện một số loài cây thuốc và lâm sản ngoài gỗ trên núi đá vôi mà nhân dân địa phương khai thác và sử dụng bao gồm Đòi, Tre, Mộc rừng, , Mây, Dây moi, Dền, Củ mài, Cỏ cứt lợn, Mùng núi, Sa nhân, Khổ sâm, Nghệ xanh, Cỏ giác, Bông hôi, Thao kén, Ba kích, Củ bản hạ, Sài đất, Sạđen.

Rừng trồng: Bằng phương pháp điều tra chuyên đề lập OTC 500m2 cho các loại rừng đo đếm mật độ trữ lượng kết quả thể hiện ở Biểu4.3.

Biểu 4.3: Thống kê diện tích và trữ lượng các loại rừng xã Kim Bình

STT Loại rừng Diện tích Mật độ D1.3 Hvn M/cây M/ha

( ha) (cây/ha) ( cm) (m) (m3) (m3)

1 Rừng keo tuổi 5 20 1.394 11,3 11 0,0504 70,38

2 Rừng keo tuổi 6 20 1.220 12,5 14,5 0,0751 91,72

3 Rừng keo tuổi 7 29 1.205 13,5 15,52 0,0824 99,37

- Đất nuôi trồng thuỷ sản : Tổng diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản là 2,7 ha được giao khoán cho một số hộ gia đình thả cá phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân địa phương.

- Đất phi nông nghiệp: Tổng diện tích là 100,8 ha chiếm 19,38% bao gồm đất ở 32,24 ha. Đất chuyên dùng 38,53 ha bao gồm các loại đất xây dựng đất giao

thông thuỷ lợi, nghĩa địa, trong thời gian tới cần quy hoạch mở rộng thêm phục vụ nhu cầu phát triển và gia tăng dân số của địa phương.

- Đất chưa sử dụng: Toàn xã còn 28,12 ha đất chưa sử dụng chiếm 5,41% diện tích đất đai của xã. Diện tích này bao gồm đất bằng chưa sử dụng 20,92 ha. Trong kỳ quy hoạch này sẽ đưa vào khai thác phục vụ cho mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp và đất chuyên dùng.

4.2.2.3. Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất

Từ thực trạng quản lý đất đai và tình hình sử dụng 3 loại đất của xã, trong những năm qua cho thấy xã đã có nhiều lỗ lực tuy nhiên hiệu quả của công tác này vẫn còn bộc lộ một số yếu kém cụ thể là:

Sản xuất nông, lâm nghiệp là ngành sản xuất chính của xã tuy nhiên hiện nay việc sử dụng 2 loại đất này chưa mang lại hiệu quả cao, giá trị sản lượng đạt thấp, hệ số sử dụng đất canh tác thấp, xã chưa khai thác triệt để quỹ đất tự nhiên phục vụ cho sản xuất nông, lâm, quan điểm tiết kiệm làm giầu đất chưa được chú trọng. Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới trong thâm canh tăng năng suất, lựa chọn cây trồng, vật nuôi còn chậm được triển khai.

Trong thời gian qua diện tích đất sử dụng cho các mục đích giao thông, xây dựng, đất ở… có gia tăng và được điều chỉnh nhằm phù hợp với nhu cầu phát triển tuy nhiên việc phát triển mới đáp ứng được nhu cầu phát sinh trước mắt, chưa có kế hoạch phát triển lâu dài, các công trình xây dựng cần mở rộng nâng cấp trong thời gian tới.

Xã chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai phù hợp, còn lúng túng trong việc sử dụng đất đai một cách, hợp lý cho giai đoạn phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới, việc phát triển các ngành nghề dịch, hay việc sử dụng đất trong các ngành mang tính tự phát chưa có sự phối hợp đồng bộ trong quy hoạch chuyên ngành với quy hoạch tổng thể.

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ PTNt (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)