Tổng hợp và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ PTNt (Trang 25 - 31)

3.5.3.1. Tổng hợp và phân tích thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội

Trên cơ sở những số liệu thu thập được tiến hành kiểm tra thông tin chọn lọc loại bỏ những số liệu lạc hậu hoặc không đúng với thực tế, tiến hành phân tích các số liệu về các nhóm sau:

- Các thông tin liên quan đến điều kiện tự nhiên như : Vị trí địa lý, địa hình địa vật, khí hậu thuỷ văn, thổ nhưỡng, động thực vật rừng... được thu thập, chọn lọc từ các tài liệu gốc của địa phương.

- Các thông tin về điều kiện kinh tế xã hội : Dân cư (dân số, lao động, thành phần dân tộc) cơ cấu xã hội (xã, thôn, nhóm hộ, hộ gia đình), nghề nghiệp và việc

làm, dịch vụ xã hội và cơ sở hạ tầng (Y tế, giáo dục, giao thông, thông tin liên lạc, thị trường giá cả, tình hình tiêu thụ lâm, nông sản..) được tổng hợp theo yêu cầu của nội dung đề tài.

3.5.3.2. Tổng hợp và phân tích thông tin điều tra chuyên đề

- Thông tin cơ sở cho quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp được tổng hợp theo phương án tối ưu hoá mục tiêu và phân tích đa tiêu chuẩn, áp dụng cho xây dựng kế hoạch.

- Thông tin tổng hợp cho phân tích hệ thống canh tác theo hệ thống bảng, biểu, bản đồ phân chia ba loại rừng, phân cấp phòng hộ, bản đồ hiện trạng, được xây dựng bằng việc phúc tra tại hiện trường và nội nghiệp. Các bản đồ được bổ sung và xây dựng hoàn chỉnh.

- Trong quá trình sử dụng tài liệu, các thông tin được chỉnh lý và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, mức độ quan trọng của vấn đề, phân tích các ý kiến, quan điểm để lựa chọn và tìm giải pháp thích hợp nhất.

- Phương pháp CBA được vận dụng để phân tích hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất, trên cơ sở đó để lựa chọn các mô hình sử dụng đất có hiệu qủa kinh tế nhất để tiến hành quy hoạch sản xuất. Các số liệu được tổng hợp và phân tích bằng các hàm kinh tế trong chương trình EXcEL trên máy tính. Các chỉ tiêu sau đây được vận dụng trong phân tích CBA:

a. Tính Giá trị hiện tại của thu nhập ròng (NPV)

NPV là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện các hoạt động sản xuất sau khi đã tính chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại. Giá trị NPV được tính theo công thức 3-3.      n t t i Ct Bt NPV 0 (1 ) (3-3) NPV : Giá trị hiện tại của thu nhập ròng(đồng). Bt : Giá trị thu nhập ở năm t(đồng).

Ct: Giá trị chi phí ở năm t(đồng). i: Tỷ lệ chiết khấu hay lãi xuất (%)

NPV dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất. Hoạt động nào có NPV càng lớn thì hiệu quả càng cao.

b. Tỷ suất giữa thu nhập và chi phí (BCR)

BCR là hệ số sinh lãi thực tế, phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất. Nó được thể hiện 3- 4.

        n t t n t t i Ct i Bt CPV BPV BCR 0 0 ) 1 ( ) 1 ( (3-4)

BCR : Tỷ suất giữa thu nhập và chi phí. BPV : Giá trị hiện tại của thu nhập (đồng). CPV : Giá trị hiện tại của chi phí (đồng).

Nếu hoạt động sản xuất nào có BCR càng lớn > 1 thì hiệu quả kinh tế càng cao. Ngược lại BCR≤1 thì việc sản xuất không có hiệu quả.

c. Tỷ lệ thu hồi nội bộ (IRR)

Là chỉ tiêu thể hiện tỷ suất lợi nhuận thực tế của một chương trình đầu tư, tức là nếu vay vốn với lãi suất bằng chỉ tiêu này thì chương trình đầu tư hoà vốn. IRR thể hiện lãi suất thực của một chương trình đầu tư, lãi suất này bao gồm 2 bộ phận :

- Trang trải lãi vay ngân hàng - Phần lãi của nhà đầu tư

IRR thể hiện mức lãi suất vay vốn tối đa mà chương trình đầu tư có thể chấp nhận được mà không bị lỗ vốn. IRR được tính theo tỷ lệ %, đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu tư có kể đến yếu tố thời gian thông qua tính chiết khấu. IRR chính là tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ này làm cho NPV = 0, tức là khi đó tỷ lệ chiết khấu i được xác định là tỷ lệ thu hồi nội bộ ( NPV = 0 thì i = IRR).

IRR càng lớn thì hiệu quả càng cao, khả năng thu hồi vốn càng nhanh. Nếu IRR > r là có lãi.

IRR < r là lỗ, IRR = r là hoà. Với r là lãi suất ngân hàng.

Khung lô gich nghiên cứu Mục tiêu

cụ thể

Nội dung Phương pháp Dự kiến kết quả đạt được

Đánh giá hiện trạng quản lý, sử dụng đất nông, lâm nghiệp của xã. + Điều tra,nghiên cứu phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.

+Thu thập thông tin qua tài liệu thứ cấp phỏng vấn, điều tra đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia. + Tổng hợp chọn lọc và phân tích thông tin.

+ Đưa ra những tổng kết, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.

+ Phân tích những thuận lợi và khó khăn của điều kiện cơ bản đối với phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp.

+ điều tra tình hình quản lý đất đai và sản xuất nông, lâm nghiệp.

+Thu thập thông tin qua tài liệu thứ cấp phỏng vấn, Điều tra đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia. + Điều tra chuyên đề về các lĩnh vực nông, lâm nghiệp.

+ Bản đánh giá và phân tích chi tiết về tình hình quản lý vá sản xuất nông, lâm nghiệp.

+ Bản đồ hiện trạng, diện tích vị trí 3 loại rừng và cấp phòng hộ. + Biểu thống kê diện tích các loại đất đai.

+Điều tra tình hình sử dụng lâm, nông sản, phân tích thị trường lâm, nông sản.

+ Thu thập thông tin qua điều tra, phỏng vấn.

+ Tổng hợp và phân tích thông tin điều tra chuyên đề.

+ Điều tra chuyên đề

+ Bản đánh giá, phân tích tình hình sử dụng nông, lâm sản của địa phương.

+ Xác định được xu hướng và nhu cầu thị trường về các sản

về các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thị trường giá cả.

phẩm nông, lâm sản trong kỳ quy hoạch.

Dự báo nhu cầu sử dụng đất nông, lâm nghiệp trong tương lai.

+ Dự báo nhu cầu sử dụng đất nông, lâm nghiệp trong tương lai.

+ Đánh giá tiềm năng đất đai và quan điểm sử dụng đất.

+ Kế thừa có chọn lọc tài liệu thứ cấp.

+ Thu thập thông tin qua điều tra phỏng vấn.

+ Tổng hợp và phân tích thông tin điều tra chuyên đề.

+ Xác định được nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch.

+ Đánh giá chính xác tiềm năng đất đai và nêu ra quan điểm sử dụng đất.

Quy hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp cho xã ổn định trong giai đoạn (2007- 2016). + Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất lâm, nông nghiệp.

+Quy hoạch phân bổ sử dụng các loại đất đai.

+Quy hoạch các biện pháp sản xuất lâm, nông nghiệp. +Dự tính đầu tư và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường. + Phân kỳ kế hoạch sử dụng đất của theo

+ Thu thập, nghiên cứu , phân tích tài liệu thứ cấp về phương hướng mục tiêu của xã, huyện ,tỉnh, tài liệu về phân tích điều kiện tự nhiên kinh tế , xã hội, của xã.

+ Tổng hợp và phân tích thông tin điều tra chuyên đề. Phân tích chi phí và lợi ích.

+ Đưa ra những chỉ tiêu cụ thể cần đạt được trong kỳ quy hoạch.

+ Phân bổ, chu chuyển các loại đất đai một cách hợp lý phục vụ mục tiêu đã đề ra. + Bản đồ quy hoạch. + các giải pháp thực hiện phương án quy hoạch.

+ Chi phí thu nhập của các mô hình canh tác. + Kế hoạch sử dụng

hai giai đoạn 2007 - 2011 và 2012- 2016.

đất cho từng giai đoạn.

Nghiên cứu xây dựng phương án QHSDĐ cho một thôn điển hình thuộc xã Kim Bình. + Chọn thôn tiến hành quy hoạch. +Điều tra, phân tích điều kiện cơ bản của thôn.

+Nhu cầu lương thực, gỗ củi, công ăn việc làm của thôn. +Nghiên cứu xây dựng phương án QHSDĐ nông, lâm nghiệp. + Dự tính hiệu quả kinh tế, xã hội, mt + Phương pháp chọn điểm của Donovan +Điều tra thu thập số liệu có sự tham gia của người dân.

+ Phỏng vấn và điều tra chuyên đề. +Phân tích, tổng tổng hợp các tài liệu đã thu thập. + Chọn được một thôn điển hình. + Bản báo cáo tổng hợp về điều kiện cơ bản của thôn.

+ Xác định được các nhu cầu về lương thực, củi, gỗ của người dân trong thôn.

+ Phương án QHSDĐ có sự tham gia.

+ Chi phí thu nhập của các mô hình canh tác.

Chương 4

Kết quả và phân tích kết quả

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ PTNt (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)