Xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông,lâm nghiệp và

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ PTNt (Trang 88 - 92)

- Khuyến khích ứng dụng tiến bộ kỹ thuật khoa học công nghệ có liên quan đến sử dụng đất làm tăng hiệu quả sử dụng đất.

2 đất phi nông nghiệp PNN 103,08 19,8 107,98 0,

4.6.6. xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông,lâm nghiệp và

lựa chọn cây trồng, vật nuôi

Sau khi tiến hành phân bổ và quy hoạch đất đai trong thôn, nhân dân trong thôn cùng với các cán bộ chuyên môn của xã , huyện tiến hành họp thôn thống nhất và tìm ra các biện pháp sản xuất nông, lâm nghiệp phù hợp nhất cho thôn mình. Thống nhất trong việc lựa chọn các mô hình canh tác, cơ cấu, cây trồng vật nuôi phù hợp cho hiệu quả kinh tế và môi trường cao nhất. Các biện pháp sản xuất nông, lâm nghiệp phải tuân thu những quy định và những nguyên tắc chung của Nhà nước và địa phương tuy nhiên cũng phải phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội và tâm tư nguyện vọng, kinh nghiệm sản xuất của nhân dân.

Phương châm phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp của cán bộ và nhân dân địa phương là: Bố trí xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng tận dụng tối đa và tiết kiệm diện tích canh tác hiện có, thâm canh cây trồng đồng thời chú ý về công tác cải tạo, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường. Bố trí cơ cấu cây trồng đơn giản có hiệu quả. Đầu tư dài hạn cho những loài cây cho hiệu quả kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ ổn định.

4.6.6.1. Giải pháp về sản xuất nông nghiệp, lựa chọn cây trồng nông nghiệp có sự tham gia

a. Các giải pháp

Với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 47,32 ha được quy hoạch để phát triển sản xuất nông nghiệp bao gồm các biện pháp sản xuất cụ thể là:

- Đất chuyên trồng lúa nước là 25,6 ha trong đó gồm 20,1 ha ruộng 2 vụ và 5,5 ha ruộng 1 vụ. Cần bố trí thâm canh tăng năng suất, chọn giống cây trồng có năng suất cao, thường xuyên cải tạo đất, giữ độ phì cho đất.

- Đất trồng mầu: Được quy hoạch là 10,92 ha. Cần bố trí lựa chọn xen canh gối vụ các loại hoa mầu cho hiệu quả kinh tế cao và ổn định thị trường tiêu thụ.

- Đất trồng cây lâu năm: Thôn không có diện tích tập trung trồng cây ăn quả, cây lâu năm. Dân trong thôn chủ yếu gây trồng các loại cây ăn quả lâu năm rải rác ở diện tích vườn tạp của các hộ gia đình do không được chăm sóc tốt nên sản lượng quả đạt thấp. Ngoài ra vườn tạp còn được gây trồng các loại rau đậu, sả, ớt... tương đối đa dạng các loại sản phẩm nhưng hiệu quả kinh tế thấp. Do vậy cần cải tạo tập trung trồng Măng bát độ, do đạt hiệu quả kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ ổn định.

b.Lựa chọn cây trồng nông nghiệp có sự tham gia

- Kết quả tổng hợp lựa chọn và phân loại cây lúa: Thông qua kết quả phân loại của người dân trong thôn với các giống lúa đang được gây trồng trong thôn. Thứ tự ưu tiên lựa chọn nghiêng về các giống lúa Q5, Khang Dân thể hiện ưu điểm về các mặt, ổn định, phù hợp với đất đai và cho năng suất khá cao. (Chi tiết xem phụ biểu 23).

- Kết quả tổng hợp lựa chọn và phân loại cây hoa mầu: Thứ tự ưu tiên chọn lựa các cây hoa mầu của người dân địa phương là, ngô, sắn, dưa, khoai. Thực tế đây là những loài cây được nhân dân trong vùng gây trồng trong nhiều năm qua và đã cho hiệu quả kinh tế cao. Cây ngô vẫn là thế mạnh về cây mầu của địa phương phục vụ cho chăn nuôi và dễ dàng tiêu thụ ở thị trường. Trong những năm tới cần tiếp tục đầu tư, về các khâu giống, kỹ thuật thâm canh để phát triển các loại cây này. Dưa hấu là loài cây cũng được gây trồng nhiều năm ở địa phương và cho thu nhập cao tuy nhiên cần đầu tư tương đối cao và phải nắm vững kỹ thuật trồng, chăm sóc thì

mới mang lại hiệu quả. Đối với cây mầu tuỳ theo tình hình thời tiết các năm để bố trí trồng các loại cây cho phù hợp.(Chi tiết xem phụ biểu24).

- Kết quả tổng hợp lựa chọn và phân loại cây ăn quả:Từ kết quả điều tra cho thấy các loài cây ăn quả như vải, nhãn, hồng được nhân dân trong thôn chọn lựa gây trồng. Ngoài giá trị về mặt kinh tế các loài cây này còn có ý nghĩa về các mặt cải tạo môi trường và tạo cảnh quan cho thôn bản. Tuy nhiên các loài cây ăn quả cũng đòi hỏi phải đầu tư chăm sóc, bảo vệ tốt. Người dân có xu hướng tập trung đầu tư gây trồng các loài cây lâm nghiệp hơn so với cây ăn quả. (Chi tiết xem phụ biểu25).

- Kết quả tổng hợp lựa chọn và phân loại lựa chọn vật nuôi có sự tham gia:

Chăn nuôi gia súc gia cầm là hoạt đông không thể thiếu được đối với nhân dân trong vùng, ngoài việc cung cấp sức kéo, gia súc và gia cầm còn là nguồn cung cấp phân bón cho canh tác nông, lâm nghiệp của thôn. Thu nhập từ chăn nuôi chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng thu nhập của nhân dân trong thôn, nhiều hộ gia đình đã làm giàu từ chăn nuôi. Tuy nhiên để phát huy thế mạnh này cần phải tạo điều kiện cho nhân dân và đặc biệt là các hộ nghèo vay vốn để phát triển đàn gia súc, gia cầm. Cần chú ý đến các vấn đề như phương pháp chăn nuôi khoa học và hợp vệ sinh, công tác phòng trừ dịch bệnh phải được chú trọng quan tâm hàng đầu, cần có kế hoạch phát triển mạng lưới dịch vụ thú y cho từng cụm dân cư trong thôn.

Kết quả phân loại và chọn lựa của người dân cho thấy các loại gia súc lớn như Trâu, Bò được người dân ưu tiên lựa chọn, tiếp theo là lợn, gà. (Chi tiết xem phụ biểu 26).

4.6.6.2. Giải pháp về sản xuất lâm nghiệp, lựa chọn cây trồng lâm nghiệp có sự tham gia

a. Các giải pháp

- Khoanh nuôi bảo vệ rừng: Thực hiện tốt công tác khoanh nuôi diện tích rừng non đang phục hồi trên núi đá vôi ,phấn đấu cùng với các thôn trong xã bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng hiện có, thành lập các tổ đội phòng trống cháy rừng và ngăn chặn các hành vi chặt phá rừng, xây dựng các quy ước thôn bản về quản lý bảo vệ rừng.

- Trồng rừng:Tiến hành trồng rừng trên diện tích đất trống 25,80 ha đã được quy hoạch. Các hộ gia đình cần tiến hành quản lý bảo vệ tốt và kinh doanh có hiệu quả, đúng quy trình kỹ thuật về các khâu trồng, chăm sóc, khai thác, trên tổng diện tích đất lâm nghiệp đựơc quy hoạch trồng rừng sản xuất là 85 ha.

- Khai thác: Tổ chức cho nhân dân trong thôn học tập và áp dụng các biện pháp kỹ thuật khai thác rừng trồng bao gồm các khâu thiết kế khai thác, làm đường, vận chuyển tiêu thụ sản phẩm, tránh tình trạng khai thác rừng trồng bừa bãi. Việc khai thác sản phẩm phụ, củi trên rừng phòng hộ phải tuân thủ theo quy định của Nhà nước.

b.L ựa chọn cây trồng lâm nghiệp có sự tham gia:Theo kết quả lựa chọn của người dân thì cây Keo tai tượng được ưu tiên chọn lựa đầu tiên. Cây Keo lai dù sinh trưởng phát triển nhanh nhưng hay bị chết, gãy đổ do gió bão và thường cho tỷ lệ gỗ thấp, theo khuyến nghị của công ty lâm sản Hoà Bình thì không nên chọn cây Keo lai để trồng rừng. Như vậy xét về các mặt thì cây Keo tai tượng là phù hợp và cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Măng bát độ là loài cây mới được gây trồng tại thôn trong một vài năm gần đây chủ yếu được trồng thử nghiệm ở vườn nhà của một số hộ, theo điều tra nghiên cứu cho thấy loài cây này phù hợp với điều kiện tự nhiên của khu vực, sinh trưởng phát triển nhanh và bắt đầu cho thu hoạch. Trong thời gian tới cần phát huy nhân rộng mô hình này. (Chi tiết xem phụ biểu2).

Tóm lại theo như sự chọn lựa và thống nhất của nhân dân trong thôn các biện pháp sản xuất và cơ cấu cây trồng được bố trí như sau

- Đất sản xuất nông nghiệp:

+Bao gồm đất trồng lúa nước với các loài cho năng suất cao ổn định nhưkhang dân, Q5.

+ Đất trồng màu tuỳ tình hình thời tiết hàng năm có thể bố trí cơ cấu cây trồng cho phù hợp các cây trồng chủ đạo được lựa chọn là ngô, sắn, đậu các loại, dưa hấu, khoai... trong đó ưu tiên trồng các loài cây cho năng suất cao phù hợp với điều kiện tự nhiên của thôn và giá cả ổn định như ngô, khoai, dưa hấu.

+ Đất vườn tạp do diện tích ít nên tập trung cải tạo đầu tư trồng Măng bát độ. Cần bố trí trồng xen các loại cây hoa mầu khác như ớt, sả, khoai trong những năm đầu trồng măng để tăng thu nhập lấy ngắn nuôi dài.

+Tận dụng đất nhỏ lẻ ở vườn tạp và nơi ở, các diện tích ven sông suối, bờ vùng bờ thửa để trồng cỏ phục vụ chăn nuôi.

+ Trồng cây phân tán ở nơi ở, đường giao thông liên thôn, liên xã, trồng các loài cây lấy gỗ như xoan, xà cừ, lát, và tạo cảnh quan môi trường.

+ Các hộ gia đình cần tự quản lý chăn thả gia súc của mình trên diện tích đất lâm, nông nghiệp đã được giao, có kế hoạch tích luỹ các sản phẩm phụ nông nghiệp và trồng cỏ để phục vụ chăn nuôi.

- Đất sản xuất lâm nghiệp: Trồng rừng với loài cây trồng là Keo tai tượng.

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ PTNt (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)