Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán KPMG việt nam thực hiện (Trang 28 - 31)

Sau khi cuộc kiểm toán kết thúc trƣởng nhóm kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán và các cấp lãnh đạo của công ty kiểm toán sẽ tiến hành tổng hợp các kết quả, đánh giá lại sai sót, lập và phát hành báo cáo kiểm toán, đồng thời soát xét và đánh giá lại chất lƣợng của cuộc kiểm toán đã thực hiện. Việc soát xét các giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên cần đƣợc thực hiện một chặt chẽ. Cơ chế kiểm soát chất lƣợng của các công ty kiểm toán cần đƣợc xây dựng dựa theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 – Kiểm soát chất lƣợng cuộc kiểm toán. Đây chính là một trong số những nhân tố đảm bảo cho thành công của cuộc kiểm toán.

Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ

Cuộc kiểm toán đƣợc thực hiện sau ngày khóa sổ nên trong khoảng thời gian từ ngày lập BCTC đến ngày hoàn thành báo cáo kiểm toán có thể xảy ra các sự kiện ảnh hƣởng đến BCTC. Vì vậy, KTV có trách nhiệm xem xét lại các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán.

KTV có thể sử dụng các thủ tục sau để thu thập và xem xét các sự kiện sau ngày khóa sổ có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến BCTC:

- Phỏng vấn Ban quản trị

- Tìm hiểu các Báo cáo nội bộ sau ngày lập BCTC

- Kiểm tra lại kết quả của các khoản công nợ ngoài dự kiến đƣợc xem là trọng yếu

- Tìm hiểu các biên bản phát hành sau ngày lập BCTC của đơn vị

Khi lập báo cáo kiểm toán, điều cần thiết là tập hợp các kết quả để đƣa ra một kết luận chung cho BCTC của đơn vị. Để kết luận BCTC đƣợc trình bày là trung thực và hợp lý, KTV cần xem xét liệu bằng chứng kiểm toán đã đầy đủ để đảm bảo cho ý kiến trên hay không. Vì vậy, khi đánh giá các bằng chứng kiểm toán, KTV cần chú ý về tính đầy đủ của bằng chứng và đánh giá tổng hợp các sai sót phát hiện đƣợc.

Công bố Báo cáo kiểm toán

Kết thúc cuộc kiểm toán tại một đơn vị, trƣởng nhóm kiểm toán và công ty sẽ lập và phát hành Báo cáo kiểm toán tuân theo chuẩn mực Kiểm toán. Bên cạnh Báo cáo kiểm toán, KTV có thể lập và phát hành thƣ quản lý nhằm tƣ vấn cho khách hàng về những hạn chế của hệ thống KSNB, công tác kế toán và đƣa ra một số kiến nghị nhằm cải thiện những hạn chế phát hiện đƣợc.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 đã trình bày tổng quát về kế toán TSCĐ thông qua cách phân loại; điều kiện ghi nhận; nguyên tắc kế toán áp dụng đối với TSCĐ, BĐS đầu tƣ, XDCB DD; các chứng từ kế toán liên quan đến TSCĐ và một số lƣu ý khi thực hiện nghiệp vụ kế toán TSCĐ. Một số lƣu ý khi thực hiện nghiệp vụ kế toán chính là những sai sót có thể xảy ra trong quá trình ghi nhận, theo dõi, quản lý TSCĐ tại doanh nghiệp.

Ngoài ra, chƣơng 1 còn trình bày về quy trình kiểm toán TSCĐ từ việc đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng đến các thử nghiệm kiểm soát, thử nghiệm cơ bản và cuối cùng là giai đoạn kết thúc kiểm toán. Khóa luận đã nêu ra một số rủi ro mà KTV có thể gặp phải khi tiến hành kiểm toán TSCĐ.

CHƢƠNG 2

THỰC TẾ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

CỦA CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán KPMG việt nam thực hiện (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)