Nhờ kĩ thuật phỏng vấn mà KTV có thể thu thập đƣợc nhiều thông tin hữu ích từ khách hàng. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp khách hàng khó tính hoặc họ chịu áp lực từ nhiều phía, họ sẽ dễ cáu gắt nếu KTV hỏi không rõ ràng, mạch lạc hoặc hỏi lang mang. Hơn nữa, thời gian kiểm toán tại khách hàng thông thƣờng từ ba đến năm ngày mà mỗi KTV lại phụ trách nhiều khoản mục nên vấn đề không có đủ thời gian để lên sẵn những
thắc mắc cần đƣợc đào sâu khi phỏng vấn khách hàng. Vì vậy, thông tin mà KTV thu thập đƣợc sẽ thiếu sót và nếu hỏi lại khách hàng thì dễ nhận đƣợc sự khó chịu từ họ.
Bên cạnh đó còn có những khác biệt cơ bản giữa quy trình kiểm toán thực tế khoản mục TSCĐ tại KPMG Việt Nam. Chẳng hạn:
Về chứng kiến kiểm kê: Sau khi trực tiếp tham gia công tác này tại đơn vị, tác
giả nhận thấy có sự khác biệt giữa thực tế và cơ sở lý luận sau khi nghiên cứu thực tế kiểm toán TSCĐ tại KPMG và câu trả lời của KTV từ bảng câu khảo sát đó chính là tham gia chứng kiến kiểm kê TSCĐ tại đơn vị khách hàng. Theo lý thuyết thì cần tham gia chứng kiến kiểm kê TSCĐ mua mới trong năm nhƣng thực tế thì không bắt buộc đối với khách hàng kiểm toán từ năm thứ hai trở đi. Tùy thuộc vào xét đoán của KTV về rủi ro đối với TSCĐ sẽ chứng kiến kiểm kê hay không. Nếu không tham gia chứng kiến kiểm kê thì sẽ kiểm tra chứng từ một số TSCĐ mua mới trong năm.
Về sự phân bổ mức trọng yếu: Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, sau khi xác định đƣợc mức ƣớc lƣợng ban đầu về mức trọng yếu, KTV cần phải thực hiện việc phân bổ mức trọng yếu này cho từng khoản mục cụ thể. Tuy nhiên, trong thực tế tại KPMG, mức trọng yếu đƣợc xác định chính là ƣớc lƣợng ban đầu về mức trọng yếu.