Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán KPMG việt nam thực hiện (Trang 37 - 38)

Mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ tƣơng quan với nhau. Rủi ro càng cao thì mức trọng yếu càng đƣợc xác định thấp, điều này làm tăng khối lƣợng công việc của KTV và ngƣợc lại. Mức trọng yếu ở KPMG đƣợc xác định dựa trên hƣớng dẫn của Chƣơng trình kiểm toán mẫu do VACPA ban hành.

Xác định mức trọng yếu:

Bảng 2.1. Cơ sở lập mức trọng yếu tại KPMG Việt Nam

Tiêu chí Áp dụng đối với Tỷ lệ xác định mức trọng yếu

Lợi nhuận trƣớc thuế

Doanh nghiệp có lãi ổn định. (Từ 5% đến 10%) x Lợi nhuận trƣớc thuế

Doanh thu Doanh nghiệp chƣa có lãi ổn định nhƣng mức doanh thu ổn định, vẫn thể hiện khả năng hoạt động hiểu quả của đơn vị.

(Từ 0.5% đến 3%) x Doanh thu

Tổng tài sản Doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả nên cần chú trọng đến khả năng thanh toán qua các tài sản tại đơn vị.

(Từ 1% đến 2%) x Tổng tài sản

Vốn chủ sở hữu Khi đơn vị đang có vấn đề về khả năng thanh toán các khoản nợ.

(Từ 1% đến 5%) x Vốn chủ sở hữu

Nguồn: Chương trình kiểm toán mẫu của VACPA, A730 Xác định mức trọng yếu kế hoạch – thực tế

Tại KPMG, để xác định mức trọng yếu ban đầu hay còn gọi là mức trọng yếu tổng thể BCTC – Overall materiality (OM), KTV ƣớc tính dựa vào tỷ lệ phần trăm theo các chỉ tiêu: Lợi nhuận trƣớc thuế, Doanh thu, Tổng tài sản và Vốn chủ sở hữu (gọi

chung là Benmark). Tiếp theo, KTV xác định mức trọng yếu thực hiện (Performance materiality – PM) và thông thƣờng PM sẽ bằng 75% giá trị của OM. Cuối cùng là ngƣỡng sai sót có thể chấp nhận đƣợc (Audit Misstatement Posting Threshold – AMPT) có khoảng giá trị từ 3%-5% giá trị OM. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn trong quá trình kiểm toán, mức trọng yếu có thể thay đổi để phù hợp với sự thay đổi tình hình thực tế và các sự kiện mà KTV phát hiện đƣợc. Vì vậy, mức trọng yếu đƣợc xác định trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và trong giai đoạn tiến hành kiểm toán. Xác định mức trọng yếu giúp KTV định hƣớng, tập trung và phân bổ thời gian vào các tài khoản quan trọng.

Đánh giá rủi ro kiểm toán:

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 - Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ: “Rủi ro kiểm toán là rủi ro do KTV đƣa ra ý kiến kiểm toán không phù hợp khi báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán còn chứa đựng sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm toán là hệ quả của rủi ro có sai sót trọng yếu (gồm rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát) và rủi ro phát hiện.”

Rủi ro có sai sót trọng yếu bao gồm rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, là hai loại rủi ro mà KTV không thể can thiệp vào. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành kiểm toán, KTV có thể dựa vào hệ thống KSNB cũng nhƣ ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp để đánh giá về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Nếu xác định đƣợc và đƣa ra những đánh giá thích hợp về rủi ro có sai sót trọng yếu cùng với mức rủi ro kiểm toán đã đƣợc xác định ban đầu, KTV có thể ƣớc tính đƣợc mức rủi ro phát hiện có thể chấp nhận đƣợc, từ đó xác định khối lƣợng công việc cần phải thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán KPMG việt nam thực hiện (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)