Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết cho khoản mục TSCĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán KPMG việt nam thực hiện (Trang 43 - 45)

Theo phân tích biến động chung tình hình hoạt động của công ty ABC năm vừa qua, KTV nhận thấy giá trị TSCĐ tăng lên nhiều nên cần tập trung vào việc đánh giá tính hiện hữu, quyền, phân loại và đánh giá TSCĐ tại khách hàng.

Để đảm bảo các cơ sở dẫn liệu trên, khi tiến hành kiểm toán tại công ty ABC, KTV cần thực hiện các thủ tục kiểm toán và thu thập các bằng chứng kiểm toán sau:

- Lập biểu chỉ đạo và tình hình biến động TSCĐ: số liệu đƣợc lấy từ báo cáo kiểm toán năm ngoái và BCĐKT của khách hàng tại ngày 31 tháng 12 năm 2018 để có cái nhìn tổng quát về tình hình biến động chủ yếu từ loại TSCĐ nào;

- Đối với TSCĐ mua mới: kiểm tra điều kiện ghi nhận TSCĐ theo chuẩn mực kế toán số 03, 04 và Thông tƣ 45/TT-BTC về việc tính nguyên giá, thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ mua mới; chọn mẫu các TSCĐ có giá trị lớn hơn ngƣỡng sai sót có thể chấp nhận đƣợc để kiểm tra hóa đơn, hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành để đảm bảo sự hiện hữu và chính xác của TSCĐ mua mới;

- Đối với TSCĐ thanh lý: thu thập quyết định thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ và các biên lai thu tiền; kiểm tra sổ theo dõi TSCĐ và Sổ cái để đảm bảo về việc ghi nhận lãi/lỗ từ thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ, xóa khỏi sổ theo dõi TSCĐ và dừng việc tính khấu hao;

- Đối với chi phí khấu hao: dựa vào thời gian sử dụng hữu ích và nguyên giá TCSĐ, KTV tiến hành tính toán lại CPKH trong năm và so sánh với số liệu của khách hàng để đảm bảo việc ghi chép đầy đủ, đánh giá và chính xác của CPKH cũng nhƣ điều tra nếu có sự chênh lệch trọng yếu;

- Đối với XDCB DD: phân tích những TSCĐ mua mới trong năm và kiểm tra những mẫu trọng yếu (>AMPT), phân tích số dƣ cuối kỳ của tài khoản và bản chất của chúng, kiểm tra tính hợp lí khi ghi nhận XDCB DD; để kiểm tra tính đầy đủ của XDCB DD, KTV sẽ kiểm tra các chứng từ trƣớc và sau ngày kết thúc niên độ (hóa đơn, hợp đồng mua bán, biên bản bàn giao, chứng từ thanh toán, …) để phát hiện những khoản nợ chƣa đƣợc ghi nhận.

2.4.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Thông thƣờng trong các hồ sơ kiểm toán (Working Papers) về TSCĐ bao gồm: - Mục tiêu (Objectives): đảm bảo rằng TSCĐ (bao gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình) đƣợc trình bày một cách trung thực và hợp lý.

- Nguồn thu thập bằng chứng (Sources): để đạt đƣợc mục tiêu kiểm toán TSCĐ thì KTV cần thu thập những bằng chứng gì cho mỗi giấy tờ làm việc (Working papers).

- Quy trình (Procedures): tƣơng ứng với mỗi thủ tục kiểm toán chi tiết sẽ có các quy trình khác nhau. Cụ thể của mỗi quy trình sẽ đƣợc thể hiện chi tiết trong các thủ tục kiểm toán dƣới đây.

- Công việc thực hiện (Workdone): là các bảng biểu thể hiện việc phân tích các số liệu về TSCĐ trên Sổ cái, BCĐKT, Bảng theo dõi TSCĐ, Bảng khấu hao TSCĐ, … - Phân tích chung (General Analysis): KTV đƣa ra nhận xét tổng quát về tình hình biến động và nguyên nhân sự biến động của TSCĐ trong kì.

- Kết luận (Conclusion): KTV đƣa ra kết luận về các số liệu trên bảng phân tích đã khớp với số liệu trên Sổ cái, BCĐKT của khách hàng.

- Chú thích (Tickmarks): diễn giải ý nghĩa của các ký hiệu để ngƣời xem dễ theo dõi và hiểu đƣợc ý nghĩa của chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán KPMG việt nam thực hiện (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)