KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ TẠI ĐƠN VỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán KPMG việt nam thực hiện (Trang 52)

2.5.1. Mục tiêu khảo sát

- Củng cố và bổ sung những hiểu biết của tác giả về quy trình kiểm toán BCTC nói chung và quy trình kiểm toán TSCĐ nói riêng tại KPMG Việt Nam.

- Biết đƣợc quan điểm của KTV về một số khía cạnh trong kiểm toán TSCĐ của KPMG Việt Nam.

- Đánh giá các hạn chế và khó khăn trong quy trình kiểm toán của KPMG với khách hàng. Từ đó đƣa ra các giải pháp thích hợp để hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ của KPMG Việt Nam.

2.5.2. Mô tả mẫu khảo sát

- Thời gian khảo sát: tháng 4 năm 2019

- Đối tƣợng khảo sát: các trợ lý KTV – ngƣời trực tiếp thực hiện phần hành TSCĐ (công ty ABC và các công ty khác).

- Phƣơng pháp khảo sát: Gửi Bảng câu hỏi vào từng email cá nhân của các đối tƣợng khảo sát là trợ lý KTV.

- Cỡ mẫu khảo sát:

STT Họ và tên Chức vụ Thông tin liên lạc

1 Phạm Thị Nữ Senior 2 nupham@kpmg.com.vn

2 Lê Đoàn Thanh Khiết Senior 2 khietle@kpmg.com.vn 3 Đinh Thị Tho Senior 2 thodinh@kpmg.com.vn

4 Nguyễn Ngọc Nhung Assistant 1 nhungnnguyen@kpmg.com.vn 5 Nguyễn Ngọc Quang Assistant 1 quangnnguyen@kpmg.com.vn 6 Nguyễn Vĩnh Thọ Assistant 1 thovnguyen@kpmg.com.vn 7 Võ Thị Thảo Vy Assistant 1 thaovyktkt.buh@gmail.com 8 Nguyễn Văn Thịnh Assistant 2 thinhvn@kpmg.com.vn 9 Trần Vũ Vƣơng Assistant 2 vuongtran@kpmg.com.vn 10 Diên Tấn Phát Assistant 2 phatd@kpmg.com.vn Tổng: 10 ngƣời

- Số phiếu phát ra: 10 - Số phiếu thu về: 10 - Số phiếu hợp lệ: 10

2.5.3. Kết quả khảo sát

Câu hỏi khảo sát KTV trả lời Tỷ lệ (%)

1. Cách phân bổ thời gian và nguồn nhân lực phụ thuộc vào những yếu tố nào?

- Rủi ro hoạt động của ngành, lĩnh vực mà khách hàng đang hoạt động.

100%

- Đặc điểm của khách hàng: quy mô doanh nghiệp; tình hình biến động trong năm; những thông tin tài chính; đặc điểm sổ sách, hệ thống thông tin kế toán

100%

- Chi phí kiểm toán năm trƣớc 40%

2. Những rủi ro

- Phân loại sai: TSCĐ ghi nhận là CCDC và ngƣợc lại; không đúng với quy định hiện hành.

100%

nào hay xảy ra đối với khoản mục TSCĐ?

điều kiện ghi nhận TSCĐ hình thành từ XDCB DD - TSCĐ bị hỏng hóc, hƣ mòn, mất mác hay đã thanh lý/xóa sổ nhƣng vẫn tính khấu hao.

60%

- Số năm trích khấu hao của khách hàng không tuân theo quy định hiện hành.

80%

3. KPMG có thƣờng xuyên tham gia chứng kiến kiểm kê TSCĐ tại khách hàng không hay chỉ đối với khách hàng trong năm kiểm toán đầu tiên?

Dựa vào xét đoán nghề nghiệp của KTV sẽ tham gia hoặc không tham gia chứng kiến kiểm kê (nếu hệ thống KSNB của khách hàng hữu hiệu sẽ không cần chứng kiến kiểm kê). Nếu không chứng kiến kiểm kê, KTV sẽ kiểm tra các chứng từ liên quan đến việc mua mới TSCĐ.

100% 4. KTV thƣờng gặp khó khăn gì trong quá trình kiểm toán TSCĐ tại đơn vị khách hàng?

- Khách hàng có nhiều chi nhánh, chi nhánh này mua TSCĐ nhƣng chi nhánh khác sử dụng hoặc TSCĐ phân bổ nhiều nơi khó xác định sự tồn tại.

40%

- TSCĐ lớn (không phải XDCB DD) khó xác định các chi phí mua.

40%

- Bảng theo dõi của khách hàng không khớp với sổ chi tiết.

60%

5. Đối với công ty đa quốc gia, KTV có gặp khó khăn gì khi kiểm toán TSCĐ không?

- Chủ yếu là TSCĐ nhập khẩu, tính nguyên giá TSCĐ và thời điểm ghi nhận TSCĐ có thể bị sai, làm CPKH bị sai.

60%

- Mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, KTV cần hiểu bản chất cũng nhƣ tính chất của TSCĐ.

40%

6. KTV có hay sử dụng thủ tục phân

Có sử dụng. Đối với TSCĐ chủ yếu sử dụng thủ tục phân tích ngang để thấy mức độ biến động

tích cho khoản mục TSCĐ không?

trong năm của tài sản. Từ đó, phân tích tính hợp lí của sự biến động đó và tiến hành các thủ tục kiểm toán tiếp theo.

Tỷ lệ trên bảng khảo sát đƣợc tác giả thu thập dựa trên cơ sở câu trả lời của những KTV đã trực tiếp tham gia kiểm toán tại công ty ABC và các KTV cùng tham gia làm việc trong suốt quá trình thực tập tại KPMG. Xuất phát từ các câu trả lời, kết quả khảo sát có 4 mức tỷ lệ: 40%, 60%, 80% và 100%. Tác giả quy ra các tỷ lệ này bằng cách xét tính tƣơng đồng về câu trả lời của các KTV. Với tỷ lệ 100% là tất cả câu trả lời đều đồng nhất cho 10 phiếu khảo sát. Ví dụ, ở câu hỏi đầu tiên “Cách phân bổ thời gian và nguồn nhân lực phụ thuộc vào những yếu tố nào?”, tất cả câu trả lời của KTV đều đề cập đến đánh giá rủi ro hoạt động của doanh nghiệp; đặc điểm của khách hàng. Tƣơng tự các tỷ lệ 80%, 60% và 40%, tác giả cũng thống kê những câu trả lời có nét tƣơng đồng của từng phiếu khảo sát.

Kết quả của bảng khảo sát chủ yếu với tỷ lệ 100%, 80% và 60% thể hiện sự khá đồng nhất giữa các câu trả lời của KTV, chứng tỏ kiến thức của họ về kiểm toán TSCĐ là khá giống nhau. Tuy nhiên, có 3 câu trả lời với tỷ lệ chỉ là 40% và với câu hỏi tƣơng ứng là những khó khăn mà KTV gặp phải khi kiểm toán TSCĐ. Vì thế câu trả lời là theo cảm nhận của KTV và đáp án này hầu nhƣ đến từ các trợ lý cấp 2 – những nhân viên mới làm việc tại KPMG, chƣa có kinh nghiệm nhiều.

Từ kết quả bảng khảo sát trên, có thể thấy tất cả các KTV đồng ý rằng khi thực hiện kiểm toán TSCĐ, họ chủ yếu sử dụng thủ tục phân tích ngang để thấy sự biến động của TSCĐ trong năm mà không sử dụng các thủ tục phân tích khác. Ngoài ra, việc tham gia chứng kiến kiểm kê phụ thuộc vào xét đoán nghề nghiệp của KTV về mức độ rủi ro của khoản mục này. Vì vậy, tác giả sẽ đƣa ra đề xuất dựa trên kết quả khảo sát này.

Giới hạn của phiếu khảo sát chỉ dừng lại ở phỏng vấn 10 KTV đang làm việc tại KPMG – những ngƣời mà trong quá trình thực tập tác giả có cơ hội làm việc chung. Nếu có thời gian khảo sát và tăng cỡ mẫu, khóa luận có thể sẽ phát hiện thêm những

ƣu, nhƣợc điểm trong quy trình kiểm toán BCTC nói chung và khoản mục TSCĐ nói riêng tại KPMG Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Nội dung chƣơng 2 đã giới thiệu sơ lƣợc về KPMG Global và KPMG Việt Nam – thành viên của KPMG Global. Bên cạnh đó là những thông tin về KPMG: các loại hình dịch vụ, khách hàng và các thành tựu đạt đƣợc trong những năm hoạt động tại Việt Nam. Ngoài ra, chƣơng này đã trình bày sơ lƣợc về quy trình kiểm toán chung tại KPMG Việt Nam cùng với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin trong đó có phần mềm kiểm toán eAudIT.

Hơn nữa, ở chƣơng này còn cung cấp về tình hình kiểm toán thực tế khoản mục TSCĐ tại KPMG Việt Nam. Cùng với ví dụ minh họa tại công ty TNHH ABC giúp ngƣời đọc có sự hiểu biết rõ ràng hơn quy trình kiểm toán, cách trình bày trên giấy tờ làm việc của KTV tại công ty KPMG Việt Nam.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ DO CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM

THỰC HIỆN

3.1. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TẠI KPMG VIỆT NAM VIỆT NAM

3.1.1. Điểm mạnh của đơn vị

3.1.1.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

 Kế hoạch kiểm toán đƣợc chuẩn bị kĩ lƣỡng

Trƣớc khi tiến hành ký hợp đồng kiểm toán, cán bộ quản lý hoặc giám đốc cùng với trƣởng nhóm kiểm toán sẽ tiến hành phân tích khách hàng về thông tin tài chính; tình hình biến động ngành, lĩnh vực mà khách hàng đang hoạt động; … Từ những thông tin đó, trƣởng nhóm kiểm toán sẽ lên dự toán về nhân sự tham gia kiểm toán, quy trình kiểm toán đƣợc diễn ra nhƣ thế nào.

Ngoài ra, việc phân tích mức độ biến động giữa số liệu năm trƣớc và số liệu năm nay mà khách hàng cung cấp giúp KTV có cái nhìn rõ ràng hơn về các khoản mục, khoản mục nào đáng chú ý và có nguy cơ xảy ra sai sót. Trƣớc khi tiến hành kiểm toán tại đơn vị khách hàng, trƣởng nhóm kiểm toán sẽ lập một bảng thông tin chung về các khoản mục trên BCTC (Master Leadsheet) về số liệu đã kiểm toán năm ngoái, số liệu chƣa kiểm toán năm nay, phần trăm biến động để có cái nhìn tổng thể tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong năm nay.

Để đảm bảo phần hành các khoản mục trên BCTC đƣợc thực hiện tốt nhất, trƣởng nhóm kiểm toán sẽ phân bổ công việc theo năng lực, kinh nghiệm của thành viên trong nhóm kiểm toán. Trƣớc khi kiểm toán tại khách hàng, trƣởng nhóm kiểm toán sẽ gửi danh sách các thông tin cần khách hàng cung cấp trƣớc thời gian nhóm kiểm toán tiến hành kiểm toán tại đơn vị để đảm bảo tiến độ diễn ra theo đúng kế hoạch.

Ƣu điểm mà chỉ duy nhất có tại KPMG chính là Sentinel, một hệ thống theo dõi độc lập tự động và tinh vi, giúp các nhóm dự án kiểm tra, chấp thuận và xác minh các quan hệ dịch vụ của KPMG với các đơn vị kinh doanh trên toàn thế giới. Đây là hệ thống bắt buộc đối với các nhóm dịch vụ khách hàng và tuân thủ hoàn toàn các quy định của pháp luật có liên quan. Khi KPMG thành viên tìm kiếm đƣợc khách hàng mới, chủ phần hùn sẽ đánh giá khách hàng dựa trên các dữ liệu, tiêu chí trong Sentinel đã đƣợc KPMG Global thiết kế. Sau khi nhập thông tin, phần mềm này sẽ cung cấp một số SAN (Sentinel Approval Number) cho khách hàng mới đó và số SAN này sẽ thay đổi hàng năm khi chủ phần hùn đánh giá lại khách hàng này.

3.1.1.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán

 Nguồn nhân lực có chất lƣợng cao

KPMG luôn tập trung vào việc đào tạo nhân viên nhất là văn hóa học tập liên tục, giúp mỗi nhân viên liên tục cập nhật những kiến thức mới, tăng sự tự tin trong nghề nghiệp cũng nhƣ xây dựng nền tảng ban đầu cho sự nghiệp phát triển bản thân của mỗi ngƣời. Tại KPMG có bộ phận đào tạo riêng đƣợc gọi là Trƣờng đào tạo nghiệp vụ KPMG (KPMG Business School - KBS) có nhiệm vụ cập nhật kiến thức cho KTV hành nghề và toàn bộ nhân viên của công ty. KBS cung cấp chƣơng trình đào tạo và phát triển toàn diện, đa chức năng, đƣợc xây dựng và sáng tạo bởi các thành viên KPMG toàn cầu để đáp ứng nhƣ cầu về kinh doanh và chiến lƣợc của công ty cũng nhƣ cập nhật các quy định pháp luật về thuế, kinh tế, tài chính, các thay đổi liên quan đến chuẩn mực kế toán và kiểm toán Việt Nam. Nhờ vậy, trong quá trình thực hiện kiểm toán, các KTV có thể phát hiện ra những sai sót và hạn chế của hệ thống KSNB tại đơn vị khách hàng. Từ đó đƣa ra những bút toán điều chỉnh cũng nhƣ các ý kiến đánh giá và đề xuất nhằm cải thiện hệ thống KSNB của khách hàng.

 Có sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin

Công cụ đƣợc KTV sử dụng nhiều nhất trong giai đoạn này là phần mềm Idea để chọn mẫu khi kiểm tra các chứng từ. Công cụ này rất hữu hiệu giúp KTV tiết kiệm thời gian và đảm bảo độ chính xác với các thuật toán đã đƣợc cài đặt sẵn. Thông

thƣờng, KTV sẽ chọn các mẫu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thể để kiểm tra chứng từ liên quan nhƣng với những khoản mục có quá nhiều giao dịch nhỏ, việc kiểm tra chứng từ đảm bảo tỷ lệ theo lý thuyết là rất tốn thời gian. Vì vậy, Idea chính là phần mềm hữu hiệu giúp KTV chọn đƣợc mẩu để kiểm tra chứng từ nhƣng vẫn đảm bảo không có sai sót trọng yếu xảy ra.

3.1.1.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Ƣu điểm của KPMG trong giai đoạn này là việc kiểm soát chất lƣợng kiểm toán nội bộ (theo phân cấp từ dƣới lên và phần kiểm tra lại của các chủ phần hùn khác đối với khách hàng có rủi ro cao) và kiểm soát chất lƣợng bên ngoài (KPMG Global và Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề thực hiện).

Kiểm soát chất lƣợng nội bộ: về chất lƣợng kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán khoản mục TSCĐ nói riêng, sau khi hoàn thành kiểm toán chi tiết tại đơn vị, thành viên nhóm kiểm toán sẽ cập nhật hồ sơ làm việc về khoản mục TSCĐ lên eAudIT với thƣ mục đã tạo sẵn dành cho đơn vị đang kiểm toán. Sau đó, trƣởng nhóm kiểm toán sẽ xem phần hành này và đƣa ra các câu hỏi để ngƣời phụ trách giải thích rõ hoặc thực hiện thêm các thủ tục để đảm bảo không có sai sót trọng yếu. Tiếp theo, cán bộ quản lý sẽ nhận xét và cuối cùng là Chủ phần hùn hay Giám đốc kiểm tra và phê duyệt phần hành cũng nhƣ ý kiến của KTV đối với khoản mục TSCĐ.Với việc đƣa ra nhận xét, kiểm tra theo nhiều cấp bậc nhƣ vậy giúp chất lƣợng kiểm toán khoản mục TSCĐ luôn đƣợc đảm bảo. Đặc biệt, đối với những hợp đồng có rủi ro cao sẽ có thêm một chủ phân hùn (EQCR – Engagement Quality Control Risk) kiểm tra lại, đảm bảo cho chất lƣợng của cuộc kiểm toán. Đối với khách hàng có các vấn đề phức tạp, sẽ có một chủ phần hùn chuyên kiểm tra các vấn đề này (QPR – Quality partner risk) để đánh giá kết quả cũng nhƣ các rủi ro kiểm toán.

Kiểm soát chất lƣợng bên ngoài: KPMG Global có quy trình kiểm soát chất lƣợng riêng, bắt buộc tất cả các công ty thành viên phải tuân thủ và chịu sự kiểm tra độc lập của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam. Về KPMG Global, hằng năm sẽ chọn ngẫu nhiên một hợp đồng kiểm toán để kiểm tra, nếu chất lƣợng không đảm bảo thì KPMG thành viên sẽ không còn hoạt động trên danh nghĩa của KPMG. Tất cả các

quan hệ của KPMG sẽ đƣợc đánh giá bởi một đơn vị Kiểm tra dịch vụ khách hàng độc lập. Tại đây, KPMG thu thập các thông tin phản hồi từ khách hàng về chất lƣợng dịch vụ của công ty. Nhờ đó, công ty sẽ biết đƣợc mức độ hài lòng của khách hàng đối với các dịch vụ mà công ty cung cấp, từ đó hoàn thiện các thiếu sót còn hiện hữu nhằm nâng cao hơn nữa chất lƣợng kiểm toán của KPMG.

3.1.2. Điểm yếu của đơn vị

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về quy trình kiểm toán TSCĐ tại KPMG Việt Nam đặc biệt là phần hành kiểm toán cũng nhƣ qua kết quả khảo sát các trợ lí KTV, tác giả nhận thấy có một số điểm yếu của đơn vị trong giai đoạn thực hiện kiểm toán.

3.1.2.1. Kĩ thuật phân tích

Mặc dù ở KPMG vẫn áp dụng hai kĩ thuật phân tích: phân tích ngang và phân tích dọc nhƣng đối với khoản mục TSCĐ thì thủ tục phân tích ngang đƣợc sử dụng chủ yếu. Thủ tục phân tích ngang thể hiện sự biến động trong kì nhƣng lại không thể hiện mối quan hệ tƣơng quan giữa các thành phần trong TSCĐ.

3.1.2.2. Kĩ thuật kiểm tra vật chất

Nhƣ đề cập ở trên thì dựa vào xét đoán của KTV sẽ quyết định tiến hành chứng kiến kiểm kê TSCĐ hay không. Mặc dù có kiểm tra các chứng từ liên quan đến TSCĐ mua mới nhƣ là thủ tục thay thế nhƣng KTV sẽ không đánh giá đƣợc quy trình kiểm kê TSCĐ tại khách hàng nhƣ thế nào, cách thức bảo quản TSCĐ để có nhận định đúng hơn về tình trạng TSCĐ đang đƣợc sử dụng, sự tuân thủ các thủ tục kiểm soát của nhân viên.

3.1.2.3. Kĩ thuật phỏng vấn

Nhờ kĩ thuật phỏng vấn mà KTV có thể thu thập đƣợc nhiều thông tin hữu ích từ khách hàng. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp khách hàng khó tính hoặc họ chịu áp lực từ nhiều phía, họ sẽ dễ cáu gắt nếu KTV hỏi không rõ ràng, mạch lạc hoặc hỏi lang mang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán KPMG việt nam thực hiện (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)