Quy trình kiểm toán BCTC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán KPMG việt nam thực hiện (Trang 35 - 36)

Quy trình kiểm toán BCTC đƣợc thể hiện rõ ràng trên phần mềm eAudIT, KTV vào eAudIT, nhập trƣờng thông tin về loại hình doanh nghiệp và tạo một thƣ mục riêng cho doanh nghiệp đó. Với mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ hiện ra quy trình kiểm toán khác nhau đã đƣợc cài đặt sẵn. Sau khi đã nhập tất cả các thông tin, KTV bắt đầu thực hiện các bƣớc trong quy trình kiểm toán:

Bước 1: Thiết lập hợp đồng

Ở bƣớc này sẽ xác lập về phạm vi công việc, thời gian và nguồn nhân lực. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà phạm vi công việc sẽ khác nhau. Từ đó, thời gian và nguồn nhân lực cần cho cuộc kiểm toán cũng đƣợc tính toán kĩ càng, phân bổ theo tính chất từng khoản mục.

Bước 2: Đánh giá về rủi ro

- Xác định mức trọng yếu

- Các tài khoản trọng yếu và công bố trên Thuyết minh BCTC

- Quy trình đánh giá rủi ro chung

- Kiểm soát mức độ toàn doanh nghiệp

- Đánh giá doanh nghiệp và môi trƣờng của doanh nghiệp: KTV sẽ đánh giá về ngành và các nhân tố tác động bên ngoài; pháp lý và pháp luật; tình hình hoạt động; chủ sở hữu và ban quản trị; chính sách kế toán; mục tiêu và chiến lƣợc phát triển; tình hình tài chính; các tổ chức liên quan; các sự kiện tranh chấp, kiện tụng; tìm hiểu về hệ thống CNTT.

- Lập kế hoạch về mục tiêu kiểm toán

- Lập kế hoạch cho thủ tục phân tích

Bước 3: Thử nghiệm bao gồm:

- Thử nghiệm cơ bản sẽ bao gồm thủ tục phân tích cơ bản; kiểm tra chi tiết (có ba phƣơng pháp chọn mẫu ở KPMG là: tổng thể, các mẫu đặc trƣng và chọn mẫu) và thử nghiệm cơ bản đối với các khoản mục không trọng yếu.

- Các thử nghiệm cơ bản khác

Bước 4: Hoàn thành kiểm toán

Sau khi thực hiện hết các thủ tục kiểm toán, KTV sẽ tập hợp bằng chứng kiểm toán và đánh giá lại mức trọng yếu; cập nhật lại nếu có sự thay đổi về đánh giá rủi ro; phân tích cuối cùng; đánh giá tổng thể (quan điểm của Chủ nhiệm; các bên liên quan; các phát hiện trọng yếu và vấn đề khác; tóm tắt về rủi ro, sai sót kiểm toán, hệ thống kiểm soát không hữu hiệu, các tài khoản không trọng yếu); các sự kiện tranh chấp, kiện tụng và đánh giá của chuyên gia.

Ngoài các bƣớc trên, có một thƣ mục chứa tất cả các bằng chứng kiểm toán mà KTV thu thập đƣợc thông qua các số hiệu đƣợc đánh dấu trên các hồ sơ làm việc của KTV. Tại đây, KTV có thể xem các bằng chứng kiểm toán mà KTV đã thu thập đƣợc trong quá trình kiểm toán tại doanh nghiệp.

Sơ đồ mô tả toàn bộ quy trình kiểm toán tại KPMG Việt Nam đƣợc thể hiện ở Phụ lục số 03 của Khóa luận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán KPMG việt nam thực hiện (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)