GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán KPMG việt nam thực hiện (Trang 31)

2.1.1. KPMG toàn cầu

KPMG đƣợc thành lập vào năm 1987 bằng cuộc sáp nhập lịch sử giữa tổ chức nghề nghiệp phi chính phủ KMG (Klynveld Main Goerdeler) và tổ chức kế toán Peat Marwick International, tên hợp nhất đầy đủ là Klynveld Peat Marwick Goerdeler, tên viết tắt là KPMG. KPMG là một trong bốn công ty kiểm toán lớn nhất thế giới (thƣờng đƣợc gọi là Big 4) chuyên cung cấp các dịch vụ chuyên môn về kiểm toán và các dịch vụ bảo đảm, thuế, dịch vụ tƣ vấn và các dịch vụ khác. Công ty hoạt động với phƣơng châm “Biến thông tin, kiến thức về các ngành và các xu hƣớng kinh doanh thành giá trị”. Hiện tại, KPMG hoạt động trên 153 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với số lƣợng nhân viên hơn 207.000 ngƣời. Trong suốt thời gian hoạt động, KPMG đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn: Đứng thứ hai trong Bảng xếp hạng về dịch vụ Tƣ vấn bởi OpRisk và Compliance vào năm 2009. Năm 2011, công ty tiếp tục đạt thứ hạng cao trong Bảng xếp hạng Các dịch vụ Tƣ vấn tốt nhất thế giới. KPMG UK đƣợc bình chọn là một trong 25 công ty đáng làm việc nhất ở Anh. Số lƣợng Partner (chủ phần vốn hùn) của KPMG đã lên đến con số 7.677 ngƣời và hơn 207.000 nhân viên trên thế giới.

KPMG cung cấp các dịch vụ bao gồm: kiểm toán và các dịch vụ bảo đảm, thuế, dịch vụ tƣ vấn và các dịch vụ khác. Theo báo cáo thƣờng niên của KPMG toàn cầu năm 2018, kiểm toán và các dịch vụ bảo đảm chiếm tỷ trọng lớn nhất với doanh thu là 15.93 tỷ USD (tƣơng đƣơng 55%), dịch vụ tƣ vấn là 6.95 tỷ USD (tƣơng đƣơng 24%), thuế chiếm 12% doanh thu tƣơng đƣơng 3.47 tỷ USD và các dịch vụ khác chiếm 9% (tƣơng đƣơng 2.61 tỷ USD). Khách hàng của KPMG khá đa dạng nhƣng lĩnh vực chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất là các tổ chức Tài chính – Ngân hàng (9.09 tỷ USD), tiếp theo là trong lĩnh vực công nghiệp (6.98 tỷ USD), Xây dựng, Chính phủ và Sức

khỏe chiếm 6.03 tỷ USD, Thị trƣờng Tiêu dùng chiếm 3.28 tỷ USD và lĩnh vực Công nghệ, Truyền thông chiếm 3.15 tỷ USD doanh thu của công ty.

2.1.2. KPMG Việt Nam

KPMG Việt Nam, thành viên của KPMG toàn cầu. KPMG đƣợc thành lập tại Việt Nam từ năm 1994 với văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Với quy mô hoạt động ngày càng mở rộng, KPMG Việt Nam đang dần chứng minh vị thế của mình với số lƣợng khách hàng hơn 2.000 kể cả trong nƣớc và quốc tế với nhiều loại hình dịch vụ khác nhau: kiểm toán và các dịch vụ bảo đảm, thuế, dịch vụ tƣ vấn tài chính và mua bán doanh nghiệp (Phụ lục số 04). Có thể nhắc đến một số khách hàng lớn của KPMG nhƣ Vinamilk, Sabeco, Petrolimex, Ngân hàng Standard Chartered, … Điều làm nên sự phát triển không ngừng của KPMG Việt Nam chính là chất lƣợng dịch vụ nhất quán, kiến thức chuyên môn chuyên sâu cùng với phƣơng châm giúp đỡ khách hàng giảm thiểu rủi ro và nắm bắt cơ hội trong hoạt động kinh doanh. Khách hàng của KPMG Việt Nam rất đa dạng với nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau:

- Ngân hàng – Tài chính (Vietcombank, Eximbank, Citibank, Standard Chartered, MUFG, Bảo hiểm AAA, …)

- Kinh doanh, xây dựng bất động sản (Song Da Jurong, First Real, …) - Kinh doanh nhà hàng khách sạn (Hanoi Tower, Habour View)

- Sản xuất ô tô, xe gắn máy, các công ty sản xuất phụ tùng xe ô tô, xe gắn máy (Toyota, Honda, Yamaha)

- Sản xuất đồ uống: bia, nƣớc giải khát (Sabeco, …) - Sản xuất dầu ăn (Miwon Vietnam)

- Sản xuất, chế biến lƣơng thực – thực phẩm (CJ Cầu Tre, Lộc Trời, Massan, …)

- Sản xuất hàng may mặc (Vinatex, …)

- Sản xuất thức ăn chăn nuôi (Cargill, Pro Con Cò, …)

Trong suốt 15 năm thành lập và hoạt động ở Việt Nam, KPMG Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn, có thể kể đến nhƣ:

- Năm 2018, KPMG Việt Nam vinh dự đƣợc xếp hạng nhất “Nơi đáng làm việc nhất ở Việt Nam” trong các công ty cung cấp dịch vụ tài chính đang hoạt động ở Việt Nam.

- Liên tục đƣợc trao tặng Giải thƣởng Rồng Vàng từ năm 2003 đến năm 2015 và năm 2018, KPMG Việt Nam lại đƣợc nhận giải thƣởng danh giá này.

- Đƣợc tổ chức Anphabe và Nielsen bình chọn là một trong những “Nơi làm việc tốt nhất” tại Việt Nam trong cuộc khảo sát năm 2017.

- Năm 2016, KPMG Việt Nam đƣợc Tập đoàn Novaland ghi nhận là một đối tác chiến lƣợc đã đồng hành và đóng góp vào sự phát triển của Tập đoàn trong năm 2015.

- Đƣợc vinh danh là Nhà Tƣ vấn M&A tiêu biểu Việt Nam liên tục từ năm 2010 đến 2016 do Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ Việt Nam, Báo Đầu tƣ và AVM Việt Nam đồng tổ chức.

- Năm 2015, đƣợc Amcham ghi nhận và vinh danh giải thƣởng “Trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp” dành cho những kết quả đạt đƣợc trong hoạt động phát triển kinh doanh bền vững và quản trị doanh nghiệp hiệu quả.

- Bằng khen của Thủ tƣớng Chính phủ về những đóng góp của công ty vào sự phát triển của lĩnh vực thuế và kiểm toán ở Việt Nam trong hai năm 2013 và năm 2015. - Bằng khen của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ năm 2014 cho những đóng góp vào sự phát triển của lĩnh vực đầu tƣ vào Việt Nam.

- Năm 2013, đƣợc tạp chí Euromoney bình chọn là Đơn vị tƣ vấn dịch vụ thuế Bất động sản tốt nhất tại châu Á.

2.2. KHÁI QUÁT VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHUNG TẠI KPMG 2.2.1. Các công cụ hỗ trợ kiểm toán 2.2.1. Các công cụ hỗ trợ kiểm toán

Kiểm toán BCTC là một quá trình phức tạp, nhiều quy trình thực hiện và buộc mỗi KTV phải tuân thủ theo sổ tay hƣớng dẫn KAM của KPMG. Nhằm giúp cuộc kiểm toán đƣợc diễn ra thuận lợi, đầy đủ các khâu thực hiện với chất lƣợng tốt và đặc biệt là công cụ hỗ trợ đắc lực cho KTV, KPMG đã thiết kế và cài đặt nhiều công cụ hỗ trợ kiểm toán trong quá trình kiểm toán.

- Với việc vận dụng KPMG Audit Manual (tên viết tắt: KAM) - gồm những yêu cầu và hƣớng dẫn của ISA cho các KTV trong công tác kiểm toán, cuốn sổ tay đƣợc hình từ chính kinh nghiệm tích lũy nhiều năm của các chuyên viên kiểm toán, luôn đƣợc cập nhật kịp thời để phù hợp với sự thay đổi của các chuẩn mực kế toán, kiểm toán trên thế giới; sự biến động của nền kinh tế. Có thể nói KAM chính là kim chỉ nam cho các KTV tuân thủ trong quá trình kiểm toán nhằm đảm bảo sự nhất quán của các thủ tục kiểm toán của KPMG Việt Nam và KPMG Global.

- Phần mềm eAudIT: eAudIT cung cấp các luồng công việc (workflows) điện tử có thể tùy chỉnh theo mỗi loại hình doanh nghiệp, từ đó tạo sự linh hoạt của thiết kế kiểm toán cho các hợp đồng kiểm toán của công ty. Phần mềm này đƣợc thiết kế nhằm mô tả tổng quát quy trình kiểm toán bao gồm tất cả các thủ tục và phƣơng pháp kiểm toán đƣợc áp dụng. Khi kiểm toán cho một đơn vị khách hàng, KTV cần nhập các thông tin nhƣ loại hình doanh nghiệp và tuân thủ theo các bƣớc đã đƣợc cài đặt sẵn trên eAudIT để tiến hành kiểm toán.

- Email: Mỗi nhân viên của KPMG đều có email cá nhân riêng (Ví dụ: nganguyen@kpmg.com.vn) để trao đổi thông tin nội bộ cũng nhƣ với khách hàng của KPMG.

- Idea: Đây là phần mềm giúp KTV chọn mẫu để kiểm tra trong một tổng thể nhƣng vẫn đảm bảo không bị bỏ sót những mẫu quan trọng, làm giảm rủi ro kiểm toán cho KTV. Với phần mềm này, KTV chỉ cần nhập thông tin của tổng thể và sau đó nhập các thông tin cần thiết, sau đó Idea sẽ chọn ra các mẫu để KTV kiểm tra, đối chiếu.

- Avaya: Với phần mềm này KTV có thể gọi điện cho khách hàng khi có kết nối mạng Internet mà không cần sử dụng điện thoại cá nhân, giúp tiết kiệm chi phí thuê bao.

- Retained-web: Có thể xem đây là lịch làm việc của tất cả nhân viên trong bộ phận kiểm toán của KPMG. Một nhân viên trong công ty sẽ quản lý chƣơng trình này với nhiệm vụ cập nhật lịch làm việc của mỗi nhân viên theo yêu cầu của cấp trên. Với những ngƣời cấp trên, nếu muốn sắp xếp (book) nhân viên làm công việc (job) này với mình sẽ gửi một email yêu cầu ngƣời quản lý Retained-web lên lịch cho ngƣời nhân

viên đó. Việc làm của mỗi nhân viên là vào Retained-web để xem lịch là việc của mình cũng nhƣ chủ hùn vốn (partner) hoặc giám đốc (director) hoặc cán bộ quản lý (manager) phụ trách cho công việc đó. Ngoài ra, nhân viên có thể biết đƣợc trƣởng nhóm và thành viên trong nhóm kiểm toán là những ai.

2.2.2. Quy trình kiểm toán BCTC

Quy trình kiểm toán BCTC đƣợc thể hiện rõ ràng trên phần mềm eAudIT, KTV vào eAudIT, nhập trƣờng thông tin về loại hình doanh nghiệp và tạo một thƣ mục riêng cho doanh nghiệp đó. Với mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ hiện ra quy trình kiểm toán khác nhau đã đƣợc cài đặt sẵn. Sau khi đã nhập tất cả các thông tin, KTV bắt đầu thực hiện các bƣớc trong quy trình kiểm toán:

Bước 1: Thiết lập hợp đồng

Ở bƣớc này sẽ xác lập về phạm vi công việc, thời gian và nguồn nhân lực. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà phạm vi công việc sẽ khác nhau. Từ đó, thời gian và nguồn nhân lực cần cho cuộc kiểm toán cũng đƣợc tính toán kĩ càng, phân bổ theo tính chất từng khoản mục.

Bước 2: Đánh giá về rủi ro

- Xác định mức trọng yếu

- Các tài khoản trọng yếu và công bố trên Thuyết minh BCTC

- Quy trình đánh giá rủi ro chung

- Kiểm soát mức độ toàn doanh nghiệp

- Đánh giá doanh nghiệp và môi trƣờng của doanh nghiệp: KTV sẽ đánh giá về ngành và các nhân tố tác động bên ngoài; pháp lý và pháp luật; tình hình hoạt động; chủ sở hữu và ban quản trị; chính sách kế toán; mục tiêu và chiến lƣợc phát triển; tình hình tài chính; các tổ chức liên quan; các sự kiện tranh chấp, kiện tụng; tìm hiểu về hệ thống CNTT.

- Lập kế hoạch về mục tiêu kiểm toán

- Lập kế hoạch cho thủ tục phân tích

Bước 3: Thử nghiệm bao gồm:

- Thử nghiệm cơ bản sẽ bao gồm thủ tục phân tích cơ bản; kiểm tra chi tiết (có ba phƣơng pháp chọn mẫu ở KPMG là: tổng thể, các mẫu đặc trƣng và chọn mẫu) và thử nghiệm cơ bản đối với các khoản mục không trọng yếu.

- Các thử nghiệm cơ bản khác

Bước 4: Hoàn thành kiểm toán

Sau khi thực hiện hết các thủ tục kiểm toán, KTV sẽ tập hợp bằng chứng kiểm toán và đánh giá lại mức trọng yếu; cập nhật lại nếu có sự thay đổi về đánh giá rủi ro; phân tích cuối cùng; đánh giá tổng thể (quan điểm của Chủ nhiệm; các bên liên quan; các phát hiện trọng yếu và vấn đề khác; tóm tắt về rủi ro, sai sót kiểm toán, hệ thống kiểm soát không hữu hiệu, các tài khoản không trọng yếu); các sự kiện tranh chấp, kiện tụng và đánh giá của chuyên gia.

Ngoài các bƣớc trên, có một thƣ mục chứa tất cả các bằng chứng kiểm toán mà KTV thu thập đƣợc thông qua các số hiệu đƣợc đánh dấu trên các hồ sơ làm việc của KTV. Tại đây, KTV có thể xem các bằng chứng kiểm toán mà KTV đã thu thập đƣợc trong quá trình kiểm toán tại doanh nghiệp.

Sơ đồ mô tả toàn bộ quy trình kiểm toán tại KPMG Việt Nam đƣợc thể hiện ở Phụ lục số 03 của Khóa luận.

2.3. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KPMG ĐỊNH TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KPMG

2.3.1. Mục tiêu kiểm toán và đánh giá kiểm toán

2.3.1.1. Mục tiêu kiểm toán

Quy trình kiểm toán TSCĐ đƣợc KPMG VIệt Nam tiến hành tại hầu hết các khách hàng đều đáp ứng các mục tiêu kiểm toán sau:

- Tính hiện hữu: tất cả TSCĐ đều có thật.

- Tính chính xác: nguyên giá TSCĐ đƣợc xác định hợp lí và ghi chéo chính xác, CPKH trong kì của doanh nghiệp đƣợc tính toán theo quy định hiện hành.

- Quyền: đây là tài sản thuộc quyền sở hữu của công ty.

- Đầy đủ: tất cả các nghiệp vụ tăng/giảm TSCĐ trong kì đều đƣợc ghi nhận đầy đủ vào sổ sách và toàn bộ TSCĐ hiện có tại doanh nghiệp cũng đƣợc ghi chép đầy đủ.

- Tài sản đƣợc phân loại đúng theo từng loại tài sản.

- Trình bày và thuyết minh: Các thông tin về TSCĐ đƣợc trình bày và công bố trên Thuyết minh BCTC là trung thực và hợp lý.

2.3.1.2. Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán

Mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ tƣơng quan với nhau. Rủi ro càng cao thì mức trọng yếu càng đƣợc xác định thấp, điều này làm tăng khối lƣợng công việc của KTV và ngƣợc lại. Mức trọng yếu ở KPMG đƣợc xác định dựa trên hƣớng dẫn của Chƣơng trình kiểm toán mẫu do VACPA ban hành.

Xác định mức trọng yếu:

Bảng 2.1. Cơ sở lập mức trọng yếu tại KPMG Việt Nam

Tiêu chí Áp dụng đối với Tỷ lệ xác định mức trọng yếu

Lợi nhuận trƣớc thuế

Doanh nghiệp có lãi ổn định. (Từ 5% đến 10%) x Lợi nhuận trƣớc thuế

Doanh thu Doanh nghiệp chƣa có lãi ổn định nhƣng mức doanh thu ổn định, vẫn thể hiện khả năng hoạt động hiểu quả của đơn vị.

(Từ 0.5% đến 3%) x Doanh thu

Tổng tài sản Doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả nên cần chú trọng đến khả năng thanh toán qua các tài sản tại đơn vị.

(Từ 1% đến 2%) x Tổng tài sản

Vốn chủ sở hữu Khi đơn vị đang có vấn đề về khả năng thanh toán các khoản nợ.

(Từ 1% đến 5%) x Vốn chủ sở hữu

Nguồn: Chương trình kiểm toán mẫu của VACPA, A730 Xác định mức trọng yếu kế hoạch – thực tế

Tại KPMG, để xác định mức trọng yếu ban đầu hay còn gọi là mức trọng yếu tổng thể BCTC – Overall materiality (OM), KTV ƣớc tính dựa vào tỷ lệ phần trăm theo các chỉ tiêu: Lợi nhuận trƣớc thuế, Doanh thu, Tổng tài sản và Vốn chủ sở hữu (gọi

chung là Benmark). Tiếp theo, KTV xác định mức trọng yếu thực hiện (Performance materiality – PM) và thông thƣờng PM sẽ bằng 75% giá trị của OM. Cuối cùng là ngƣỡng sai sót có thể chấp nhận đƣợc (Audit Misstatement Posting Threshold – AMPT) có khoảng giá trị từ 3%-5% giá trị OM. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn trong quá trình kiểm toán, mức trọng yếu có thể thay đổi để phù hợp với sự thay đổi tình hình thực tế và các sự kiện mà KTV phát hiện đƣợc. Vì vậy, mức trọng yếu đƣợc xác định trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và trong giai đoạn tiến hành kiểm toán. Xác định mức trọng yếu giúp KTV định hƣớng, tập trung và phân bổ thời gian vào các tài khoản quan trọng.

Đánh giá rủi ro kiểm toán:

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 - Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ: “Rủi ro kiểm toán là rủi ro do KTV đƣa ra ý kiến kiểm toán không phù hợp khi báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán còn chứa đựng sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm toán là hệ quả của rủi ro có sai sót trọng yếu (gồm rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát) và rủi ro phát hiện.”

Rủi ro có sai sót trọng yếu bao gồm rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, là hai loại rủi ro mà KTV không thể can thiệp vào. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành kiểm toán, KTV có thể dựa vào hệ thống KSNB cũng nhƣ ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp để đánh giá về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Nếu xác định đƣợc và đƣa ra những đánh giá thích hợp về rủi ro có sai sót trọng yếu cùng với mức rủi ro kiểm toán đã đƣợc xác định ban đầu, KTV có thể ƣớc tính đƣợc mức rủi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán KPMG việt nam thực hiện (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)