Tại các quốc gia đang phát triển, đô la hóa mang lại một số lợi thế nhất định trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế. Nhìn chung, những tác động tích cực này giúp cho các quốc gia bị đô la hóa tăng khả năng cạnh tranh với các nƣớc khác trong khu vực cũng trên thế giới. Những ƣu điểm của việc đô la hóa nền kinh tế tại các quốc gia đang phát triển là:
- Thứ nhất, đô la hóa làm hạ thấp các chi phí giao dịch cho các quốc gia sử dụng chung một đồng tiền. Các chi phí này có thể là chi phí trao đổi tiền tệ dƣới dạng chênh lệch tỷ giá mua bán, để chuyển đổi đồng nội tệ sang đồng ngoại tệ. Đối với các quốc gia đô la hóa toàn phần, việc bảo hiểm rủi ro tiền tệ, ví dụ nhƣ rủi ro tỷ giá, trở nên không cần thiết, vì điều này phụ thuộc hoàn toàn vào quốc gia quản lý đồng ngoại tệ đó. Từ đó, các ngân hàng có thể hạ thấp lƣợng dự trữ, giúp giảm chi phí kinh doanh.
- Thứ hai, đô la hóa là một công cụ hữu hiệu để kiểm soát tốt lạm phát trong hiện tại và giảm phát trong tƣơng lai. Các quốc gia khi tiến hành đô la hóa toàn bộ nền kinh tế, NHTW mất khả năng in ấn tiền mới, loại bỏ đƣợc khả năng gia tăng lạm phát. Đồng thời, tỷ lệ lạm phát sẽ đƣợc giữ ở mức cận biên tỷ lệ lạm phát của nƣớc phát hành đồng ngoại tệ, mà các nƣớc phát hành này thƣờng là các nƣớc phát triển, có tỷ lệ lạm phát thấp. Từ đó, lạm phát ở các nƣớc đang phát triển giảm dần theo thời gian. Ngoài ra, lạm phát thấp làm tăng tính an toàn của các loại tài sản, ví dụ nhƣ tài sản cá nhân hay tài sản tài chính, giúp khuyến khích tiết kiệm và cho vay dài hạn.
- Thứ ba, hoạt động thƣơng mại và đầu tƣ đƣợc thúc đẩy mạnh giữa các quốc gia sử dụng chung một đồng tiền. Khi tiến hành đô la hóa, rủi ro cán cân thanh toán, mà phần lớn là rủi ro tỷ giá, dần đƣợc loại bỏ. Nếu các NHTW kiểm soát tốt hoạt động trao đổi ngoại tệ, nền kinh tế sẽ trở nên minh bạch hơn và đƣợc mở cửa hợp tác với các quốc gia khác. Trong quá trình hội nhập, tìm kiếm các đối tác bền vững luôn là tiêu chí quan trọng. Với nền kinh tế đầy tiềm năng phát triển cùng với sự đồng bộ về các chính sách tiền tệ, tự do thƣơng mại đƣợc khuyến khích và đầu tƣ quốc tế đƣợc ủng hộ. Trƣờng hợp của các quốc gia thuộc khu vực châu Mỹ - Latinh bị đô la hóa là ví dụ điển hình. Ví dụ nhƣ Colombia dễ dàng mua bán hàng hóa với ngƣời dân Ecuador (Sam Wang, 2016); Mexico có thể tự do trao đổi, mua bán hàng hóa với với Hoa Kỳ nhờ sử dụng đồng đô la Mỹ (IMF, 2014).
- Thứ tƣ, đối với hệ thống ngân hàng, việc đô la hóa đem lại nguồn thu ngoại tệ dồi dào, do ngƣời dân tích cực dự trữ ngoại hối. Nhờ vào nguồn thu này, khả năng cho vay vốn của các ngân hàng trong nƣớc gia tăng nhanh chóng, hạn chế việc vay nợ nƣớc ngoài. Hệ thống ngân hàng của các quốc gia đô la hóa có thể mở rộng các hoạt động ngoại thƣơng, thúc đẩy quá trình hội nhập cho ngành ngân hàng, nhờ vào nguồn ngoại hối lớn.