Giải pháp về chính sách quản lý ngoại hối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô la hóa nền kinh tế việt nam (Trang 69 - 72)

Giữ ổn định tỷ giá hối đoái là một trong những chính sách quan trọng về quản lý ngoại hối. Kể từ năm 2016, NHNN chính thức thực hiện cơ chế điều hành tỷ giá mới, “cơ chế tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với đô la Mỹ” theo Quyết định số 2730/QĐ- NHNN ban hành ngày 31/12/2015. Theo đó, tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ đƣợc xác định trên cơ sở tham chiếu diễn biến tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng, diễn biến tỷ giá trên thị trƣờng quốc tế của một số đồng tiền của các nƣớc có quan hệ thƣơng mại, vay, trả nợ, đầu tƣ lớn với Việt Nam,

các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ. Tỷ giá trung tâm của VND với USD do NHNN công bố hàng ngày là cơ sở để các NHTM xác định tỷ giá mua, tỷ giá bán của VND với USD. Điều này đƣợc kỳ vọng cho phép tỷ giá hối đoái biến động trở nên linh hoạt hơn theo diễn biến cung – cầu ngoại tệ trong nƣớc, theo biến động trên thị trƣờng thế giới. Nhƣ vậy, vai trò quản lý của NHNN theo định hƣớng điều hành chính sách tiền tệ vẫn đƣợc đảm bảo.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, trong điều kiện kinh tế Việt Nam, việc neo tỷ giá này không thực sự đem lại nhiều hiệu quả. Nguyên tắc chung là cơ chế đó phải hạn chế đƣợc rủi ro cho nền kinh tế, khuyến khích nắm giữ nội tệ và duy trì vị thế của NHNN. Có thể nói, việc xác định một cơ chế tỷ giá hối đoái cụ thể và phù hợp là không hề đơn giản. NHNN cần nghiên cứu nhiều hơn nữa về cơ chế tỷ giá này, dựa trên báo cáo kinh tế hàng năm để giải quyết các bất lợi phát sinh, tránh các biến động từ nền kinh tế bên ngoài.

Ngoài ra, NHNN cần phải hạn chế phá giá nội tệ ở mức tối đa. NHNN chỉ nên sử dụng phƣơng pháp này khi cấp thiết, tránh làm trầm trọng thêm kỳ vọng giảm giá VND trong dân chúng.

Bên cạnh giữ ổn định tỷ giá hối đoái, NHNN cần phải can thiệp mạnh trên thị trƣờng ngoại hối, ngay cả khi nền kinh tế tổng thể không bị mất cân đối về cung cầu ngoại tệ. Điều này đƣợc lý giải là bởi vì các khu vực trong nền kinh tế có xu hƣớng găm giữ ngoại tệ. Tại Việt Nam, ngay cả khi tổng thể nền kinh tế có dƣ cung ngoại tệ, NHNN vẫn phải bơm ngoại tệ vào thị trƣờng ngoại hối. Một trong những nguyên nhân gây nên hiện tƣợng này là do các khu vực của nền kinh tế găm giữ ngoại tệ, không bán ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng; mặt khác, các khu vực này lại có nhu cầu mua ngoại tệ, buộc NHNN phải can thiệp vào thị trƣờng ngoại hối. Nhƣ vậy, NHNN cần phải quản lý chặt hoạt động của các khu vực của nền kinh tế, ngăn chặn việc găm giữ ngoại tệ. Ngoại tệ nói chung, USD nói riêng, nếu đƣợc thông suốt giữa các khu vực, cung –

cầu ngoại tệ trong các giao dịch mới có thể tự động cân đối, tình trạng đô la hóa đƣợc kiểm soát.

Kiểm soát nguồn ngoại tệ đang trôi nổi trên thị trƣờng tự do cũng là một trong những thách thức đối với NHNN. Nếu NHNN có thể nắm rõ đƣợc tình hình ngoại tệ trên thị trƣờng chợ đen, vấn đề đô la hóa sẽ đƣợc giải quyết một phần đáng kể. Để giải quyết vấn đề này, việc cần làm là phải thu hút đƣợc nguồn ngoại tệ trong dân chúng. Dƣới đây là một số biện pháp nhằm thu hút ngoại tệ trên thị trƣờng tự do:

- Thứ nhất, hợp nhất tỷ giá trên thị trƣờng chợ đen với thị trƣờng chính thức cần phải sớm đƣợc thực hiện. Nhờ điều này, hai thị trƣờng mới sớm đƣợc hợp nhất, tạo ra môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh.

- Thứ hai, việc kinh doanh ngoại tệ, đặc biệt là USD, trên thị trƣờng tự do phải bị nghiêm cấm. Ngoại tệ lƣu hành nhƣng không đƣợc đặt dƣới sự kiểm soát của NHNN làm ảnh hƣởng đến cung – cầu ngoại tệ. Vì vậy, việc trao đổi ngoại tệ chỉ nên đƣợc thực hiện thông qua hệ thống các ngân hàng. Giảm bớt lƣợng ngoại tệ đƣợc đƣa vào Việt Nam dƣới hình thức du lịch bằng cách đặt các điểm trao đổi ngoại tệ tại các cửa khẩu, sân bay.

- Thứ ba, những hành vi nhƣ niêm yết giá hàng hóa và dịch vụ, thanh toán, quảng cáo, trả lƣơng bằng ngoại tê, nhất là bằng USD, trên thị trƣờng tự do phải bị nghiêm cấm. Bởi vì việc này làm mất sự thống nhất tỷ giá trên thị trƣờng chính thức và thị trƣờng tự do, gây ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống của ngƣời dân.

- Thứ tƣ, NHNN nên khuyến khích các kiều bào chuyển tiền kiều hối về nƣớc thông qua hệ thống ngân hàng. Nhờ vậy, ngƣời dân trong nƣớc có thể cân nhắc nhận kiều hối bằng đồng tiền Việt Nam, giúp tạo nguồn thu USD cho hệ thống ngân hàng.

- Thứ năm, NHNN cần thu hẹp đối tƣợng cho vay USD. Nói rõ hơn, NHNN nên ƣu tiên các doanh nghiệp nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu cho nền kinh tế nhận vốn vay, thay vì cho nhiều doanh nghiệp khác nhau vay ngoại tệ. - Thứ sáu, VND nên đƣợc gắn với một rổ các ngoại tệ mạnh, thay vì gắn VND

với USD. Nói cách khác, Việt Nam cần phải thực hiện đa dạng hóa ngoại tệ, tránh phụ thuộc vào USD. Để giảm việc phụ thuộc lớn vào USD trong các giao dịch, Việt Nam nên đƣa những ngoại tệ mạnh khác nhƣ yên Nhật, euro, Nhân Dân tệ, bảng Anh vào cùng một rổ.

- Thứ bảy, phát hành trái phiếu bằng USD giúp NHNN thu hút lƣợng USD trong lƣu thông vào hệ thống ngân hàng. Điều này còn giúp kiểm soát tình trạng nợ công gia tăng.

- Thứ tám, các NHTM cần sớm có chủ trƣơng bán ngoại tệ, nhất là USD cho ngƣời dân có nhu cầu chính đáng nhƣ du học, chữa bệnh, công tác…Điều này làm tránh trƣờng hợp ngƣời dân tìm đến các nguồn ngoại tệ từ thị trƣờng chợ đen.

- Thứ chín, khuyến khích các doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam chuyển đổi USD sang VND bằng cách tăng tỷ lệ quy đổi với số lƣợng USD lớn.

Ngoài ra, dự trữ ngoại hối của NHNN cũng là một vấn đề đáng lƣu ý. NHNN cần tích cực tăng dự trữ ngoại hối, nhất là USD và vàng, để đảm bảo cân bằng cung – cầu ngoại tệ khi cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô la hóa nền kinh tế việt nam (Trang 69 - 72)