Tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô la hóa nền kinh tế việt nam (Trang 49 - 50)

Hình 3.3 thể hiện tỷ giá hối đoái chính thức giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ trong giai đoạn 2000 – 2017. Trải qua 18 năm, tỷ giá VND/USD tăng từ 14,168 năm 2000 lên 22,198 năm 2017.

Hình 3.3: Tỷ giá VND/USD giai đoạn 2000 – 2017

Nguồn: World Bank, 2000 – 2017.

Theo Chu Khánh Lân (2014), tỷ giá hối đoái VND/USD biến động tăng, đồng Việt Nam bị giảm giá, thúc đẩy ngƣời dân có xu hƣớng cất giữ đồng ngoại tệ hơn thay vì đồng nội tệ, làm tăng tình trạng đô la hóa. Trong giai đoạn 2000 – 2017, tỷ giá hối đoái giữa VND và USD biến động theo chiều hƣớng tăng, tức là giá trị VND sụt giảm. Giá trị đồng nội tệ giảm so với USD làm cho cầu ngoại tệ USD tăng. Tuy nhiên, tỷ lệ đô la hóa tiền gửi lại có xu hƣớng giảm trong cùng giai đoạn. Điều này đƣợc lí giải bởi tâm lý và thói quen tự cất giữ tài sản của ngƣời dân Việt Nam, gây khó khăn trong việc đo lƣờng tiền gửi bằng ngoại tệ cũng nhƣ tổng phƣơng tiện thanh toán. Từ đó, tỷ lệ

FCD/M2 không đƣợc tính toán chính xác để xác định tỷ lệ đô la hóa. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, đô la hóa tại Việt Nam có nhiều biểu hiện trầm trọng hơn tỷ lệ đô la hóa tiền gửi đã thể hiện.

Nhƣ vậy, bên cạnh tỷ lệ lạm phát, việc biến động tỷ giá hối đoái cũng là một nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng đô la hóa ở Việt Nam. Bên cạnh đó, cung – cầu về đô la Mỹ có lúc trở nên căng thẳng, do chính sách tỷ giá và việc điều chỉnh tỷ giá của NHNN còn thiếu linh hoạt, không ứng phó kịp thời với biến động của thị trƣờng. Từ đó, tâm lý tích trữ ngoại tệ này trong dân chúng ngày càng tăng thêm, gây nên tình trạng đô la hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô la hóa nền kinh tế việt nam (Trang 49 - 50)