Bài học về kiểm soát đô la hóa cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô la hóa nền kinh tế việt nam (Trang 40 - 43)

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm đẩy mạnh tăng trƣởng đất nƣớc, đô la hóa nền kinh tế là điều không thể tránh khỏi. Với quan điểm giảm đô la hóa nền kinh tế, nghiên cứu về tình trạng đô la hóa tại các quốc gia trên thế giới giúp rút ra đƣợc nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam. Tất nhiên, với những đặc điểm quốc gia khác nhau, đô la hóa tác động lên các nền kinh tế cũng sẽ khác nhau. Vì vậy,

việc nắm bắt chiều hƣớng tác động chung của ba nhóm đô la hóa sẽ giúp Việt Nam có những bƣớc đi an toàn và vững chắc để đẩy lùi đô la hóa, phát triển kinh tế.

Xuất phát từ nghiên cứu tình trạng đô la hóa các khu vực trên thế giới và nền kinh tế tại Ecuador, Campuchia và Argentina, Việt Nam cần lƣu ý một số vấn đề nhƣ sau trong quá trình kiểm soát đô la hóa:

- Thứ nhất, ổn định kinh tế vĩ mô luôn là ƣu tiên hàng đầu. Phần lớn các quốc gia, bao gồm các nƣớc thuộc khu vực châu Mỹ - Latinh (ví dụ nhƣ Ecuador, Argentina) và các nƣớc thuộc khu vực châu Âu (Hy Lạp, Hungary là hai đại diện), bị đô la hóa tác động xấu đến nền kinh tế là do tình hình kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn, cụ thể là trải qua các cuộc khủng hoảng kinh tế, các chính sách đề ra để khôi phục nền kinh tế còn yếu kém. Nền kinh tế ổn định sẽ không dễ bị ảnh hƣởng bởi các biến động thế giới, có khả năng tránh đƣợc các cú sốc của quá trình toàn cầu hóa.

- Thứ hai, chính sách kinh tế vĩ mô nhƣ chính sách tỷ giá, chính sách quản lý ngoại hối, chính sách lãi suất của một quốc gia đang phát triển phụ thuộc vào chính sách kinh tế vĩ mô của một cƣờng quốc buộc nền kinh tế của các quốc gia bị đô la hóa phải gánh vác nhiều thách thức to lớn. Đánh mất quyền lực điều tiết chính sách kinh tế vĩ mô sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh so với các nƣớc khác, giảm thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, hạn chế xuất khẩu, trì trệ hệ thống ngân hàng, kinh tế biến động theo kinh tế cƣờng quốc đó… Duy trì các chính sách linh hoạt, phản ứng kịp thời với mọi biến động của đô la hóa, nhƣng không quá cứng nhắc, là điều cần thiết cho Việt Nam vào lúc này.

- Thứ ba, ngƣời dân của cả ba quốc gia Ecuador, Campuchia va Argentina đều đã quá quen với việc sử dụng đồng ngoại tệ trong đời sống hàng ngày, đô la Mỹ đƣợc dùng để thay thế nội tệ trong các giao dịch mua bán, hoạt động dự trữ. Có thể nói, sự lệ thuộc của ngƣời dân vào đô la Mỹ càng lớn, đô la hóa diễn ra càng nhanh. Quan trọng hơn nữa, một khi đồng ngoại tệ này đã ăn sâu vào nền kinh

tế thì không thể nào hạn chế đƣợc đô la hóa. Để xóa bỏ đô la hóa, Việt Nam cần phải hạn chế tối đa việc sử dụng đô la Mỹ trong đời sống của ngƣời dân.

- Thứ tƣ, đô la hóa không đi đôi với tăng trƣởng kinh tế về lâu dài. Đô la hóa kiềm chế lạm phát ở mức độ mạnh, nhờ vậy Ecuador và Argentina cắt siêu lạm phát ngay sau khi đô la hóa gần nhƣ toàn bộ nền kinh tế. Nhƣng lạm phát cần phải giữ ở một tỷ lệ nhất định, phù hợp với tình hình kinh tế đất nƣớc thì mới có thể đạt tăng trƣởng. Dƣới tác động giảm phát tƣơng đƣơng với nền kinh tế Mỹ, kinh tế tại các quốc gia bị đô la hóa chậm phát triển là điều tất yếu.

- Thứ năm, trong giai đoạn mở cửa kinh tế, đô la hóa lại đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế đang phát triển nhƣ Việt Nam. Nếu quyết tâm xóa bỏ tình trạng này, khả năng hội nhập quốc tế cũng sẽ bị kiềm hãm. Kinh nghiệm từ Campuchia, tuy chấp nhận đô la Mỹ là đồng tiền hợp pháp, nhƣng giới chính khách nƣớc này vẫn luôn theo dõi biến động của đô la hóa đến nền kinh tế để điều tiết kịp thời. Việt Nam cũng nên kiểm soát đô la hóa ở một mức chấp nhận để phát huy mọi lợi ích, và từ từ loại bỏ hiện tƣợng này ra khỏi nền kinh tế.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong Chƣơng 2, khóa luận đã khái quát tình hình đô la hóa các nền kinh tế tại ba khu vực trên thế giới, đó là khu vực châu Âu, khu vực châu Mỹ - Latinh và khu vực Đông Nam Á. Để hiểu rõ hơn tình trạng đô la hóa trên thế giới, Chƣơng 2 cũng phân tích tình trạng đô la hóa tại ba quốc gia cụ thể, đó là Ecuador, Campuchia và Argentina Tƣơng ứng đại diện cho ba loại hình đô la hóa chính thức, bán chính thức và không chính thức. Trên cơ sở đó, một số bài học kinh nghiệm đã đƣợc rút ra cho Việt Nam trong việc kiểm soát đô la hóa nền kinh tế.

Về cơ bản, chƣơng này đã cung cấp những thông tin đa dạng về tình hình đô la hóa ở các nền kinh tế khác nhau trên thế giới. Nhờ vào những bài học kinh nghiệm của thế giới, Việt Nam sẽ có cơ hội đƣợc tiếp cận với những chính sách và giải pháp mang tính hiệu quả cao hơn trong quá trình kiểm soát đô la hóa nền kinh tế.

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG ĐÔ LA HÓA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô la hóa nền kinh tế việt nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)