2.1.2.1. Ecuador
Ecuador, một quốc gia có đặc điểm bất ổn về kinh tế và chính trị cực đoan, đã trở thành quốc gia Mỹ - Latinh đầu tiên thực hiện đô la hóa nền kinh tế. Theo Hale E. Sheppard (2000), Ecuador là quốc gia đông dân nhất trong nhóm đô la hóa chính thức với dân số khoảng 12.63 triệu dân vào năm 2000. Bên cạnh đó, Ecuador vẫn duy trì NHTW (BCE – Banco Central del Ecuador), điều này đƣợc xem là một khác biệt lớn so với các quốc gia đô la hóa chính thức khác. Lợi ích của đô la hóa lên nền kinh tế Ecuador chỉ mang tính nhất thời, giải quyết các khó khăn trƣớc mắt, nhƣng bất lợi dần xuất hiện và ảnh hƣởng lâu dài đến sự tăng trƣởng kinh tế ở đất nƣớc châu Mỹ - Latinh này.
Trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế vào thập kỷ 80, các chính sách của chính phủ đã đề ra nhằm vực dậy nền kinh tế Ecuador dƣờng nhƣ không đạt đƣợc nhiều nhƣ mong đợi. Vì vậy, sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ vùng kinh tế mới nổi 1997 – 1998, cùng với tác động của hiệu ứng El Nino4
, kinh tế Ecuador chạm tới đáy khủng hoảng, ngƣời dân mất niềm tin vào đồng nội tệ scure, tình trạng đô la hóa diễn biến mạnh. Vào tháng 1 năm 2000, Tổng thống Jamil Mahuad5 tuyên bố đô la hóa nền kinh tế, lựa chọn đô la Mỹ là đồng ngoại tệ thay thế, nhằm khôi phục nền kinh tế đất nƣớc. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau tuyên bố, ý tƣởng đô la hóa này đã đƣợc chính Tổng thống Ecuador mô tả nhƣ là một “cú nhảy xuống vực thẳm”. Luật Chuyển đổi Kinh tế, đƣợc ban hành vào ngày 13 tháng 3 năm 2000, cấu thành cơ chế chính để đƣợc sử dụng trong việc kiểm soát đô la hóa. Theo đó, phƣơng án triệt để và “duy nhất” lúc bấy giờ nhằm khôi phục nền kinh tế và quốc gia sau khủng hoảng đó chính là cần phải chuyển đổi kinh tế kịp thời để thích ứng với đô la hóa.
4
Bởi vì nền kinh tế đã chính thức đô la hóa, đô la Mỹ thay thế toàn bộ chức năng tiền tệ của đồng scure. Nhƣ đã đề cập ở Chƣơng 1, tại Ecuador, đô la hóa biểu hiện ở cả trên phƣơng tiện thanh toán, phƣơng tiện cất giữ và sự niêm yết, định giá. Theo Sam Wang (2016), các doanh nghiệp vận tải niêm yết chi phí bằng ngoại tệ lẫn nội tệ; các ngân hàng yêu cầu các doanh nghiệp ký kết các hợp đồng bằng USD; ngƣời dân sử dụng USD trong đời sống hàng ngày…
Xét về nguyên nhân dẫn đến đô la hóa chính thức tại Ecuador, có nhiều nguyên nhân khác nhau đã đƣợc ghi nhận. Thứ nhất, siêu lạm phát diễn ra liên tục sau nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế. Trong giai đoạn 1980 – 2000, tỷ lệ lạm phát trung bình là 40%, cao nhất là 107.87% (IMF, 1980 – 2000). Hệ thống ngân hàng bị sụp đổ, ngƣời dân chuyển sang sử dụng ngoại tệ khác. Thứ hai, nợ công gia tăng nhƣng mất khả năng hoàn trả. Thứ ba, đồng nội tệ bị mất giá trầm trọng. Bên cạnh tác động của lạm phát làm mất uy tín của đồng nội tệ, chính phủ Ecuador cũng thi hành nhiều chính sách phá giá tiền tệ nhằm vực dậy nền kinh tế, nhƣng kết quả là thất bại.
Đô la hóa đòi hỏi những thay đổi đáng kể đối với các cấu trúc chính trị, xã hội và kinh tế hiện có ở Ecuador. Xét về tác động của đô la hóa lên nền kinh tế, có hai mặt tác động đã ảnh hƣởng lên nền kinh tế quốc gia này. Đối với tác động tích cực, lợi ích đầu tiên cần đƣợc nhắc đến đó chính là cắt siêu lạm phát diễn ra liên tục tại Ecuador. Kể từ sau khi tuyên bố đô la hóa toàn phần, lạm phát đƣợc kiềm hãm và giảm mạnh, tỷ lệ lạm phát trung bình dƣới 5% (IMF, 2002 – 2017). Lợi ích thứ hai là chi phí giao dịch trong thƣơng mại quốc tế giảm. Trên thực tế, kể từ sau khi đô la hóa, Mỹ trở thành một trong những đối tác thƣơng mại chính của Ecuador (Hale E. Sheppard, 2000). Nhờ đô la hóa, kinh tế Ecuador bắt đầu tăng trƣởng. Mặt khác, các tác động tiêu cực cũng ảnh hƣởng mạnh lên nền kinh tế. Theo Gonzalo J. Paredes (2017), bất cập lớn nhất của một đất nƣớc đô la hóa hoàn toàn đó chính là mất quyền quyết định các chính sách tiền tệ. Chính phủ Ecuador dựa vào đồng đô la Mỹ để thoát khỏi khủng hoảng, nhƣng đổi lại, mọi chính sách điều tiết kinh tế lại bị phụ thuộc phần lớn vào Cục Dự trữ Liên bang
Hoa Kỳ (FED – Federal Reserve System). Bên cạnh đó, đô la hóa hoàn toàn kéo theo một số bất lợi khác nhƣ: đồng nội tệ không còn giá trị; lợi thế cạnh tranh so với các nƣớc khác trong khu vực giảm mạnh; thất bại nặng nề trong bình ổn giá; đại bộ phận dân chúng Ecuador không thực sự đƣợc hƣởng lợi ích, đời sống không đƣợc cải thiện; tình hình đất nƣớc bất ổn… Nhƣ vậy, trải qua gần 20 năm đô la hóa, nền kinh tế Ecuador lại trở về tình trạng khủng hoảng.
Sau khi nhận định lại quan điểm về đô la hóa, Ecuador đang nỗ lực thoát khỏi tình trạng kinh tế này. Với quan điểm kiểm soát tình trạng đô la hóa nền kinh tế, các nhà chức trách Ecuador luôn cố gắng trong việc nắm quyền kiểm soát các chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, điều này cũng chính là khó khăn lớn nhất vì sự phụ thuộc vào chính sách tiền tệ Mỹ đã quá lớn. Các chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiểm soát nền kinh tế vĩ mô chƣa thực sự đƣợc cân nhắc làm nền kinh tế ngày một khủng hoảng hơn. Bên cạnh đó, NHTW luôn nỗ lực giữ vững vị trí là “ngƣời cho vay cuối cùng”, nhƣng kết quả không đƣợc khả quan vì các khoản nợ ngoại tệ ngày càng tăng và dự trữ ngoại hối không đủ đáp ứng. Ngoài ra, Ecuador thực hiện cơ chế tỷ giá linh hoạt nhằm kiểm soát đô la hóa. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, cơ chế này không những kém hiệu quả mà còn làm tỷ giá giữa sucre Ecuador và đô la Mỹ ngày càng tăng. Đồng surce trở nên lỗi thời trong mắt ngƣời dân. Dựa trên lịch sử đô la hóa của Ecuador, có thể nhận thấy, đô la hóa toàn phần tác động tiêu cực ở mức độ nặng nề đối với nền kinh tế Ecuador. Nhờ vào đô la hóa, kinh tế đất nƣớc này đã đƣợc vực dậy sau giai đoạn khủng hoảng, nhƣng cũng vì đô la hóa, Ecuador lại phải đứng trƣớc nguy cơ khủng hoảng khác.
2.1.2.2. Campuchia
Nền kinh tế của Campuchia hiện nay đƣợc vận hành theo hệ thống thị trƣờng mở và đã nhanh chóng đạt đƣợc nhiều tiến bộ về kinh tế trong một thập kỷ vừa qua (Julia Wallace, 2013). Theo nghiên cứu của Nombulelo Duma (2011), với việc thông qua đô la Mỹ là đồng ngoại tệ chính thức đƣợc lƣu hành và sử dụng trong nền kinh tế,
Campuchia đã trở thành nền kinh tế bị đô la hóa nhất ở châu Á. Tuy nhiên, việc đô la hoá đang tăng lên ở Campuchia lại xảy ra trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô phát triển và tình hình chính trị ổn định. Có thể thấy, các nhà lãnh đạo Campuchia vẫn đang cố gắng phát huy mọi mặt tích cực của hiện tƣợng đô la hóa và chƣa sẵn sàng thực hiện các biện pháp cụ thể nào nhằm kiềm hãm tình trạng này.
Tỷ lệ tiền gửi bằng USD trong hệ thống ngân hàng lên đến khoảng 96% (Chanthana Neav, 2017). Theo thống kê của Ngân hàng Quốc gia Campuchia (NBC – National Bank of Cambodia) năm 2016, tỷ lệ FCD/M2 tại Campuchia tăng từ khoảng 36% vào đầu những năm 1990 lên đến khoảng 68% vào những năm 2000. Tuy ngƣời dân chủ yếu sử dụng đồng nội tệ riel trong các giao dịch hàng ngày, nhƣng 90% giao dịch nội địa lại đƣợc thực hiện bằng đô la Mỹ. Nhƣ vậy, có thể dễ dàng nhận thấy đô la hóa tại Campuchia đƣợc phản ánh rõ qua chỉ tiêu phƣơng tiện cất giữ và thanh toán.
Từ sau những biến động về chính trị vào những năm 1970, nền kinh tế Campuchia bị tác động và ảnh hƣởng nặng nề. Theo Tal Nay Im (2007), đô la hóa ở Campuchia là kết quả của một loạt các cú sốc, trải nghiệm và sự kiện làm xói mòn niềm tin của công chúng về khả năng điều hành kinh tế của chính quyền trong việc duy trì giá trị của đồng nội tệ. Có khoảng 1.7 tỷ USD đƣợc đổ vào Campuchia trong giai đoạn 1991 – 1992, do thành lập Cơ quan chuyển tiếp Liên Hiệp Quốc tại Campuchia (United Nations Transitional Authority in Cambodia – UNTAC) của Liên Hiệp Quốc, đã tạo nên cú sốc tiền tệ lớn chống lại đồng nội tệ. Ngoài ra, sự tồn tại đô la hóa tại Campuchia cũng đƣợc xem xét bởi một số nguyên nhân khác nhƣ chính sách điều tiết kinh tế hay hoạt động trao đổi mua bán trong đời sống ngƣời dân. Thứ nhất, tình trạng mất cân bằng kinh tế vĩ mô lớn và siêu lạm phát là nguyên nhân chính gây nên đô la hóa. Sau những giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mô và quá trình lạm phát kéo dài, đồng riel trở nên mất giá liên tục. Thứ hai, tình trạng đàn áp về tài chính và kiểm soát vốn của chính phủ nhằm ngăn chặn các giao dịch tài chính và áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn, nhu cầu dự trữ ngoại hối tăng cao. Thứ ba, sự hấp dẫn của đô la Mỹ thu hút sự chú
ý của ngƣời dân. Tỷ giá hối đoái đóng vai trò quyết định trong việc sử dụng đồng ngoại tệ của ngƣời dân Campuchia. Kể từ sau khi đồng riel bị mất giá, ngƣời dân sử dụng đồng ngoại tệ này để hƣởng những lợi ích lâu dài và đảm bảo an toàn cho tài sản của họ. Ngoài ra, sự phức tạp của đô la hóa cũng là nguyên nhân thứ yếu. Một khi nền kinh tế gặp phải tình trạng đô la hóa, các biện pháp đề ra nhằm quản lý tình trạng trên chỉ mang tính tạm thời, không thể loại bỏ hoàn toàn hiện tƣợng này.
Đô la hóa tại Campuchia tác động hai chiều lên nền kinh tế đất nƣớc. Xét về mặt tích cực, Đô la Mỹ đƣợc sử dụng để kiềm chế lạm phát. Kể từ sau khi chính phủ Campuchia chấp nhận đô la Mỹ lƣu thông hợp pháp trong nền kinh tế, tình trạng siêu lạm phát của đất nƣớc này chấm dứt ngay lập tức. Trong vòng 10 năm trở lại đây, kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tỷ lệ lạm phát đƣợc duy trì ở mức 5% (IMF, 2007 – 2017). Nhờ kiểm soát thành công lạm phát, các nhà quản lý quốc gia có điều kiện thuận lợi để bình ổn giá thị trƣờng, giúp tăng trƣởng kinh tế. Ngoài ra, đô la Mỹ đóng vai trò là đồng tiền chủ chốt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ví dụ nhƣ thu hút vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài, đặc biệt từ đối tác chính là Mỹ; giảm lãi suất huy động, giúp ổn định ngân sách quốc gia; giảm chi phí trong các giao dịch tài chính, hoạt động ngoại thƣơng nhằm thúc đẩy thƣơng mại… Xét về mặt tiêu cực, bởi vì phụ thuộc nhiều vào đô la Mỹ, hệ thống ngân hàng Campuchia cũng sẽ bị phụ thuộc vào chính sách kinh tế của Mỹ. Các nhà quản lý Campuchia gặp khó khăn trong việc hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô vì mất đi tính độc lập, hậu quả là chịu nhiều ảnh hƣởng bởi diễn biến kinh tế quốc tế. Tỷ lệ lạm phát của Campuchia trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu phản ánh rõ nét tác động tiêu cực của đô la hóa. Theo IMF, tỷ lệ lạm phát đạt ở mức cao nhất là 35.57% và ở mức thấp nhất là -5.69% chỉ trong giai đoạn 2008 – 2010. Bên cạnh đó, đô la hóa còn gây ra các tác động xấu khác cho hệ thống ngân hàng nhƣ mất chức năng “ngƣời cho vay cuối cùng” của NHTW do rủi ro về thanh khoản và đánh mất cân bằng bảng cân đối kế toán.
Trong chính sách của Chính phủ Campuchia6, việc khuyến khích sử dụng đồng riel là một trong những ƣu tiên hàng đầu nhằm ổn định và phát triển kinh tế. Trong bối cảnh tăng cƣờng hợp tác khu vực, Campuchia đã tiến hành thỏa thuận song phƣơng về thanh toán bằng tiền tệ địa phƣơng với một số quốc gia nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam. Tuy hiện tƣợng đô la hóa ẩn chứa nhiều rủi ro cho nền kinh tế Campuchia, nhƣng trên thực tế, chính quyền quốc gia này vẫn chƣa thực sự cân nhắc các biện pháp mạnh hơn nhằm kiểm soát tình trạng này. Chính vì vậy, có thể dễ dàng nhận thấy, đô la hóa tại quốc gia này vẫn ở mức cao. Tính đến hiện tại, đô la hóa chƣa phải là mối đe dọa chính trong định hƣớng tăng trƣởng kinh tế đất nƣớc. Nhƣng nếu đô la hóa ở Campuchia tiếp tục kéo dài và duy trì mức độ cao, việc kiểm soát sẽ trở nên khó khăn và có thể gây nên khủng hoảng kinh tế.
2.1.2.3. Argentina
Nhắc đến Argentina, ngƣời ta sẽ nhắc đến một quốc gia với nền kinh tế siêu lạm phát. Theo IMF, tỷ lệ lạm phát tại quốc gia này đạt mức kỷ lục 20262.8% vào tháng 3 năm 1990, khủng hoảng nợ công, chính sách tiền tệ cứng nhắc, kinh tế khép kín. Bị ảnh hƣởng mạnh bởi nền kinh tế Hoa Kỳ, đô la hóa dần dần ăn sâu và gây nhiều khó khăn cho nền kinh tế yếu kém của Argentina. Vào năm 2001, đô la hóa cao đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế tại Argentina. Chính vì vậy, cùng với các quốc gia Mỹ - Latinh khác, Argentina đƣợc xếp vào nhóm quốc gia có nền kinh tế bị đô la hóa chƣa chính thức (Connie Mack, 1999).
Theo François R. Velde (2000), vào tháng 1 năm 1999, khi các nhà cầm quyền của Argentina đƣa ra ý tƣởng đô la hóa hoàn toàn nền kinh tế, làn sóng tranh luận bắt đầu nổi lên khắp trong và ngoài quốc gia này, có thể nói vẫn còn xảy ra đến tận ngày nay. Theo tƣ tƣởng đô la hóa nền kinh tế, Argentina mong đợi rủi ro tỷ giá sẽ đƣợc loại bỏ, lãi suất sẽ thấp hơn và kinh tế đƣợc kích thích tăng trƣởng (Steve H. Hanke, 1999).
6
Chiến lƣợc Hình Chữ Nhật hỗ trợ Tăng trƣởng, Việc làm, Bình đẳng, Hiệu quả tại Campuchia Giai đoạn II 2008 – 2013, Giai đoạn III 2013 – 2018; Kế hoạch phát triển chiến lƣợc quốc gia và Chiến lƣợc phát triển tài chính.
Tuy nhiên, tâm lý lo ngại của ngƣời dân về chính sách điều hành kinh tế bị tác động mạnh mẽ, niềm tin vào đồng nội tệ ngày càng giảm nhiều, đồng nội tệ mất giá không phanh và nền kinh tế gần nhƣ bị đô la hóa hoàn toàn.
Phản ánh rõ nhất tình hình đô la hóa tại Argentina đó chính là các ngân hàng thƣơng mại thực hiện dự trữ bắt buộc bằng đô la Mỹ. Bên cạnh đó, có đến 61.3% tiền gửi khu vực phi tài chính tƣ nhân đƣợc tính bằng đô la Mỹ (Robert Rennhack, 2000). Ngƣời dân Argentina đƣợc sử dụng đô la Mỹ để niêm yết giá và thực hiện các giao dịch hàng ngày. Năm 2001, nguồn vốn vay bằng USD của các doanh nghiệp theo ngành chiếm đến 60.1%.
Xét về nguyên nhân đô la hóa nền kinh tế Argentina, có nhiều nguyên nhân khác nhau đã đƣợc ghi nhận. Thứ nhất, nền kinh tế Argentina bị suy thoái trầm trọng. Bởi vì các chính sách khôi phục sau khủng hoảng kinh tế còn gặp nhiều hạn chế và yếu kém, tình trạng suy thái kéo dài, đô la hóa dần đƣợc hình thành và phát triển. Thứ hai, các chính sách tiền tệ đƣợc mô tả là “thảm khốc”. Trong bối cảnh nền kinh tế khép kín, NHTW Argentina (BCRA – Banco Central de la Republica Argentina) điều tiết chính sách tiền tệ một cách cứng nhắc, nếu không nói là yếu kém. Quản lý ngoại hối lỏng lẻo, gặp sai phạm. Thứ ba, niềm tin của ngƣời dân vào đồng nội tệ biến mất hoàn toàn. Đồng nội tệ trƣợt giá mạnh và liên tục trong nhiều năm là nguyên nhân trực tiếp tác động đến tâm lý của ngƣời dân. Để đảm bảo tài sản, ngƣời dân chuyển sang sử dụng đô la Mỹ trong mọi giao dịch và trong hoạt động dự trữ.