Giải pháp về khung pháp lý kiểm soát đô la hóa nền kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô la hóa nền kinh tế việt nam (Trang 68 - 69)

Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của một số tổ chức khu vực cũng nhƣ quốc tế. Vì điều này, khung pháp lý của Việt Nam cần thay đổi nhiều để phù hợp với quy định chung của các tổ chức thế giới. Các nhà quản lý quốc gia cần phải cân nhắc ban hành các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô mới, thể hiện đƣợc tính linh hoạt để thích ứng với môi trƣờng quốc tế, nhƣng vẫn phù hợp với nền kinh tế Việt Nam.

Quan trọng hơn hết, việc thúc đẩy sự công bằng của các quy định về chống đô la hóa là cấp thiết. Tại Hoa Kỳ, theo quy định của Cục dự trữ liên bang Hội đồng Thống đốc – đơn vị chính điều hành Cục dự trữ liên bang Mỹ, thực hiện độc lập và không phải chấp hành yêu cầu của hệ thống lập pháp cũng nhƣ hành pháp, chịu trách nhiệm việc hình thành và cụ thể hóa chính sách tiền tệ. Ngƣợc lại, tại Việt Nam, việc điều hành chính sách tiền tệ cần phải có sự phối hợp giữa NHNN và Chính phủ9. Nói cách khác, việc ban hành chính sách tiền tệ của NHNN bị mất tính độc lập, dễ bị ảnh hƣởng bởi các hoạt động chính trị. Tuy nhiên, việc tách rời NHNN Việt Nam để trở thành một đơn vị độc lập nhƣ FED của Hoa Kỳ là không thể. Nhƣ vậy, để các chính sách tiền tệ trở nên minh bạch, Việt Nam trƣớc hết cần phải có một môi trƣờng chính trị trong sạch. Thiếu ý chí về chính trị khiến cho việc thực thi pháp luật hiện hành trở nên khó khăn. NHNN cần phân tích tình hình tài chính thông qua các báo cáo hàng năm, kết hợp làm việc với các cơ quan chính quyền khác để nghiên cứu và ban hành các quy định pháp luật đem lại môi trƣờng công bằng, văn minh.

Từ khi đô la hóa chính thức xuất hiện tại Việt Nam, tính đến hiện nay, các nhà quản lý quốc gia đã ban hành hàng loạt các quy định pháp luật khác nhau nhằm điều

tiết kinh tế nói chung và kiểm soát đô la hóa nói riêng. Trên thực tế, vào năm 2007, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam, khắc phục tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế”, ban hành kèm theo Quyết định số 98/2007/QĐ-TTg. Điều này đƣợc cho là một trong những thành tích đầu tiên trên con đƣờng chống đô la hóa của Việt Nam. Tuy nhiên, một lộ trình chi tiết và rõ ràng về chống đô la hóa là điều cần thiết vào lúc này, để tránh tình trạng này chuyển biến phức tạp hơn. NHNN phối hợp cùng với Chính phủ, Quốc hội, Bộ Tài chính, Bộ Thƣơng mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, cũng nhƣ các Bộ, Ngành liên quan cần nghiêm túc triển khai các quy định cho các lĩnh vực cụ thể liên quan đến chống đô la hóa.

Bên cạnh việc cải thiện các quy định và pháp luật liên quan đến tình trạng đô la hóa nền kinh tế, Việt Nam cũng cần phải tập trung đặt ra các lệnh trừng phạt đối với các hành vi lảng tránh, vi phạm hoặc chống đối các quy định này. Bất kỳ tổ chức, đơn vị nào lảng tránh không thực hiện hoặc vi phạm các quy định pháp luật, kể cả cố ý hay vô tình, đều phải bị trừng phạt. Ngoài ra, những tổ chức, đơn vị không tuân thủ và thực hiện theo đúng các quy định liên quan đến việc chống đô la hóa cần phải đƣợc công bố trên các phƣơng tiện truyền thông. Những trƣờng hợp vi phạm cũng cần phải đƣợc đặt dƣới sự kiểm soát của NHNN và cơ quan có liên quan để tránh tái phạm. Sự nghiêm khắc xử phạt đối với các hành vi vi phạm là cần thiết trong công cuộc chống đô la hóa nền kinh tế, để tạo đƣợc môi trƣờng trong sạch và vững mạnh hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô la hóa nền kinh tế việt nam (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)