Chính sách kiểm soát đô la hóa nền kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô la hóa nền kinh tế việt nam (Trang 58 - 65)

Quan điểm của các cơ quan quản lý Việt Nam về đô la hóa nền kinh tế là xóa bỏ hoàn toàn hiện tƣợng này ra khỏi nền kinh tế. Cũng nhƣ các quốc gia đang phát triển bị đô la hóa khác, đô la hóa nền kinh tế Việt Nam rất khó có thể kiểm soát và xóa bỏ. Việc Chính phủ và NHNN sớm nhận thức rõ sự nguy hại của hiện tƣợng này sẽ giúp Việt Nam có nhiều thời gian hơn để xây dựng các chính sách phù hợp và rút ra đƣợc nhiều bài học quý giá.

Từ khi đô la hóa xuất hiện chính thức trong nền kinh tế Việt Nam, Chính phủ đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm kiểm soát tình trạng này. Một trong những văn bản pháp luật quan trọng liên quan đến tình trạng đô la hóa là Quyết định số 98/2007/QĐ-TTg ngày 4 tháng 7 năm 2007, do Thủ tƣớng Chính phủ ban hành, về việc Phê duyệt đề án nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam, khắc phục tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế. Kể từ sau khi đƣợc ban hành và có hiệu lực, nhiều giải pháp khắc phục khác nhau đã đƣợc giao cho các bộ và ngành có liên quan để tiến hành, và đã đem lại một số kết quả nhất định.

Tính đến nay, Chính phủ, Bộ Tài chính cũng nhƣ NHNN đã không ngừng triển khai hàng loạt các giải pháp nhằm điều tiết nền kinh tế nói chung và chống đô la hóa nói riêng, bằng các văn bản quy phạm pháp luật (xem Bảng 3.1).

Bảng 3.2: Một số văn bản pháp lý kiểm soát đô la hóa tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2017

Số hiệu văn bản pháp lý

Nội dung chính Ngày ban hành

Ngày hiệu lực

951/2003/QĐ- NHNN

Quy định về việc thành lập và hoạt động công ty kiều hối trực thuộc ngân hàng thƣơng mại cổ phần của nhà nƣớc và nhân dân. 18/08/2003 09/09/2003 (Hết hiệu lực một phần) 28/2005/PL- UBTVQH11 Pháp lệnh Ngoại hối. 13/12/2005 01/06/2005 (Còn hiệu lực) 98/2007/QĐ- TTg

Phê duyệt đề án nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam, khắc phục tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế.

04/07/2007 08/08/2007 (Còn hiệu lực)

11/NQ-CP Quy định giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. 24/02/2011 24/02/2011 (Còn hiệu lực) 1925/QĐ- NHNN Quyết định về điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng. 26/08/2011 01/09/2011 (Còn hiệu lực) 07/2012/TT- NHNN

Quy định về trạng thái ngoại tệ của các TCTD, Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. 20/03/2012 02/05/2012 (Còn hiệu lực) 50/2014/NĐ- CP Nghị định về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nƣớc. 20/05/2014 15/07/2014 (Còn hiệu lực) 70/2014/NĐ- CP

Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối.

17/07/2014 05/09/2014 (Còn hiệu lực) 96/2014/NĐ- CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. 17/10/2014 12/12/2014 (Còn hiệu lực) 200/2014/TT- BTC Thông tƣ hƣớng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp: Quy định về tỷ giá hối đoái và chênh lệch tỷ giá hối đoái tại Điều 69, Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

22/12/2014 05/02/2015 (Hết hiệu lực một phần)

24/2015/TT- NHNN

Quy định về cho vay bằng ngoại tệ của TCTD, chi nhánh ngân hàng

08/12/2015 01/01/2016 (Hết hiệu lực

nƣớc ngoài đối với khách hàng vay là ngƣời cƣ trú.

một phần)

2589/QĐ- NHNN

Quyết định về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. 17/12/2015 18/12/2015 (Còn hiệu lực) 2730/QĐ- NHNN

Công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ.

31/12/2015 04/01/2016 (Còn hiệu lực) 34/2015/TT- NHNN Hƣớng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ. 31/12/2015 01/03/2016 (Còn hiệu lực) 53/2016/TT- BTC

Sửa đổi Khoản 4.1 Điều 69, Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái, Thông tƣ 200/2014/TT-BTC.

21/03/2016 21/03/2016 (Còn hiệu lực)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.

Các văn bản pháp luật trên đây nhằm mục tiêu điều tiết chính sách kinh tế vĩ mô nói chung và chính sách tiền tệ nói riêng. Dựa trên các cơ sở nhƣ ổn định thị trƣờng ngoại hối, kiểm soát chuyển đổi ngoại tệ, nâng cao giá trị nội tệ,…các văn bản pháp luật này đƣợc đặt mục tiêu cuối cùng là kiểm soát và xóa bỏ đô la hóa ra khỏi nền kinh tế, giúp ổn định kinh tế vĩ mô tại Việt Nam.

Nghị quyết Chính phủ số 11/NQ-CP ban hàng và có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng 02 năm 2011 quy định về những giải pháp chủ yếu nhằm tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Trong đó, để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, Chính phủ yêu cầu NHNN Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phƣơng thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. NHNN đã (i) điều hành

chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ, nhất là các loại lãi suất và lƣợng tiền cung ứng để bảo đảm kiềm chế lạm phát; (ii) điều hành tỷ giá và thị trƣờng ngoại hối linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trƣờng; (iii) tăng cƣờng quản lý ngoại hối, thực hiện các biện pháp cần thiết để các tổ chức, cá nhân trƣớc hết là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nƣớc bán ngoại tệ cho ngân hàng khi có nguồn thu và đƣợc mua khi có nhu cầu hợp lý, bảo đảm thanh khoản ngoại tệ, bình ổn tỷ giá, đáp ứng yêu cầu ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh và tăng dự trữ ngoại hối; (iv) kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng theo hƣớng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trƣờng tự do, ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới. Kể từ năm 2011, Chính phủ cùng với NHNN Việt Nam đã thực hiện quyết liệt các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thông qua đó các biện pháp này cũng đã góp phần kiểm soát đô la hóa nền kinh tế Việt Nam. Dựa trên xu hƣớng giảm của tỷ lệ FCD/M2 tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2017, có thể nói đây là kết quả đáng mừng trong hoạt động kiểm soát đô la hóa nền kinh tế của các cấp quản lý từ việc thi hành nghị quyết 11/NQ-CP.

Nhƣ đã đề cập ở Chƣơng 1, các chính sách kinh tế vĩ mô, trong đó có chính sách quy định về mức dự trữ bắt buộc, không phù hợp với nền kinh tế là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đô la hóa tại các quốc gia đang phát triển. Theo Gary Smith (2015), bởi vì các cuộc khủng hoảng kinh tế trong tƣơng lai khó có thể dự đoán để phòng tránh và ngăn ngừa, và bởi vì các khía cạnh của nền kinh tế đƣợc bảo hộ bởi dự trữ có xu hƣớng tăng, tăng cƣờng dự trữ ngoại hối đƣợc xem nhƣ là một biện pháp mặc định nhằm tự bảo hiểm cho nền kinh tế của các quốc gia lớn và nhỏ. Bên cạnh đó, tại các nƣớc đang phát triển nói chung và tại Việt Nam nói riêng, việc NHNN tăng dự trữ USD còn ảnh hƣởng đến tỷ giá hối đoái và quan hệ tài chính, thƣơng mại với Hoa Kỳ.

Đơn vị: Triệu USD

Hình 3.8: Tổng dự trữ ngoại hối tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2017

Nguồn: IMF, 2000 – 2017.

Hình 3.8 trên đây mô tả quy mô dự trữ ngoại hối của NHNN Việt Nam, không bao gồm vàng, từ năm 2000 đến năm 2017. Có thể dễ dàng nhận thấy, dự trữ ngoại hối tăng mạnh trong giai đoạn 2010 – 2017, sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2007 đã chấm dứt. Điều này đƣợc cho là tín hiệu tốt trong công cuộc chống đô la hóa nền kinh tế. Dự trữ ngoại hối tăng giúp hạn chế xảy ra rủi ro thanh khoản đồng ngoại tệ, hỗ trợ đáng kể cho các khoản nợ của các NHTM. Việc đảm đảo cho các NHTM không bị vỡ nợ giúp tạo niềm tin cho các nhà đầu tƣ hoặc các chủ nợ an tâm đầu tƣ hoặc cất giữ tiền thay vì chuyển đổi tiền của họ sang ngoại tệ và chuyển đi nƣớc ngoài cất giữ.

Bên cạnh quy định về mức dự trữ ngoại hối, áp dụng về trần lãi suất huy động tiền gửi đối với VND và USD cũng là một công cụ thƣờng đƣợc áp dụng nhằm điều tiết kinh tế vĩ mô. Trong giai đoạn 2000 – 2017, lãi suất tiền gửi VND biến động phức tạp qua các năm, cho đến năm 2014 mới giữ ổn định ở 5.5%. Điều này phản ánh chính sách của NHNN về lãi suất tiền gửi VND chƣa thực sự cụ thể, các biện pháp quản lý về

việc huy động vốn đối với các ngân hàng còn chƣa đƣợc thắt chặt và kiểm soát. Tuy nhiên, đối với lãi suất tiền gửi USD, có một xu hƣớng giảm mạnh và rõ ràng qua các năm. Quyết định số 2589/QĐ-NHNN quy định về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài xuống mức 0% kể từ năm 2015. Nhƣ vậy, NHNN đã có nhiều quyết tâm trong việc kiểm soát đô la hóa bằng cách áp dụng lãi suất huy động USD ở mức thấp nhất, tránh việc tích trữ USD trong dân chúng. Chênh lệch lớn về trần lãi suất tiền gửi giữa hai đồng tiền giúp nâng cao giá trị đồng nội tệ, tạo điều kiện cho các NHTM huy động đƣợc vốn bằng VND trong dân chúng.

Các văn bản pháp luật đƣợc đƣa ra trong giai đoạn 2000 – 2017 quy định các chính sách nhằm điều tiết kinh tế vĩ mô đã đem lại các kết quả thực tế khác nhau. Trong đó, giảm đô la hóa tiền gửi trong hệ thống ngân hàng Việt Nam là một trong những kết quả đáng mừng và xứng đáng đƣợc ghi nhận. Nhìn chung, Chính phủ và NHNN đã hoàn thành bƣớc đầu trong công cuộc kiểm soát và hạn chế đô la hóa nền kinh tế, thông qua việc ban hành nhiều chính sách khác nhau để khắc phục và ổn định từng yếu tố liên quan trực tiếp cũng nhƣ gián tiếp đến tình trạng này. Tuy nhiên, chống đô la hóa là công việc cần có một lộ trình rõ ràng và cụ thể, cũng nhƣ cần thực hiện trong khoảng thời gian dài, dƣới sự hợp tác và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành chức năng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chƣơng 3 đã phân tích một cách cụ thể thực trạng đô la hóa trong nền kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2017. Từ việc phân tích diễn biến tình hình đô la hóa tại Việt Nam chủ yếu qua tỷ lệ FCD/M2, tác giả đã chỉ ra nguyên nhân của thực trạng này, đồng thời phân tích những tác động của đô la hóa đối với nền kinh tế Việt Nam. Chƣơng 3 cũng nghiên cứu tình hình kiểm soát đô la hóa nền kinh tế Việt Nam, thông qua các chính sách đã đƣợc ban hành. Đó chính là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp kiểm soát đô la hóa thích hợp cho nền kinh tế Việt Nam trong chƣơng 3.

CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT ĐÔ LA HÓA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô la hóa nền kinh tế việt nam (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)