Cơ sở đề xuất giải pháp kiểm soát đô la hóa nền kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô la hóa nền kinh tế việt nam (Trang 65 - 67)

Thứ nhất, theo Đoàn Văn Trƣờng (2005, trang 32), các cơ quan quản lý Việt Nam đã từ lâu hình thành đƣợc quan điểm rõ ràng về kiểm soát đô la hóa nền kinh tế.

“Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, Chính phủ và Ngân hàng trung ƣơng trong vấn đề đô la hóa là rất rõ ràng: xóa bỏ đô la hóa trong nền kinh tế – xã hội nƣớc ta phải đƣợc thực hiện từng bƣớc, từng khâu thích ứng với từng giai đoạn đổi mới, phát triển của đất nƣớc; phải bằng nhiều giải pháp vừa kinh tế, vừa hành chính kết hợp với giáo dục pháp luật, điều chỉnh tâm lý xã hội trong lộ trình thực thi nhiều cơ chế kinh tế nghiệp vụ ngân hàng cụ thể nối tiếp nhau, để nâng vị thế của đồng tiền Việt Nam trong các chức năng thuộc tính của tiền tệ”.

Tính đến năm 2016, các cơ quan chức năng, đặc biệt là NHNN, đã quyết liệt chống đô la hóa thông qua việc xây dựng một hệ thống khung pháp lý, kết hợp với các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô khác nhau. Mặc dù chủ trƣơng này luôn đƣợc giữ vững và phát huy, kết quả đã đạt đƣợc chỉ mới ghi nhận ở bƣớc đầu. Mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn đô la hóa còn xa vời, cần thêm nhiều thời gian cũng nhƣ cố gắng đến từ tất cả các thành phần trong xã hội.

Tuy nhiên, quan điểm của Chính phủ và NHNN gặp phải một nhƣợc điểm lớn. Nhƣợc điểm đó chính là rất khó để loại bỏ hoàn toàn đô la hóa ra khỏi nền kinh tế. Nhƣ đã bàn luận ở Chƣơng 1, đô la hóa là hiện tƣợng tất yếu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của bất kỳ quốc gia. Đối với Việt Nam, việc xóa bỏ đô la hóa sẽ càng trở nên khó khăn hơn vì nền kinh tế vẫn còn trong giai đoạn chuyển đổi, phát triển và hội nhập. Bên cạnh đó, đô la hóa không hẳn tác động xấu hoàn toàn lên nền kinh tế, nếu loại bỏ hiện tƣợng này, nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ bị đánh mất nhiều lợi ích của đô la hóa mang lại. Các cấp quản lý Việt Nam cần nhanh chóng thay đổi quan điểm trên, thay

vào đó là kiểm soát tình hình đô la hóa nền kinh tế. Để đẩy nhanh quá trình kiểm soát đô la hóa trong giai đoạn sắp tới, việc đề xuất các giải pháp mới và mang tính hiệu quả hơn là điều cần thiết cho nền kinh tế Việt Nam.

Thứ hai, đánh giá tình trạng đô la hóa nền kinh tế tại Việt Nam để xây dựng chính sách là điều cấp thiết. Nền kinh tế Việt Nam không phải là một ứng cử viên sáng giá cho sự thống nhất tiền tệ với Hoa Kỳ. Nói cách khác, đô la hóa đƣợc xem là không thích hợp cho Việt Nam. Vì nền kinh tế Việt Nam không đáp ứng đƣợc các điều kiện cơ bản để hƣởng lợi ích tối ƣu từ việc sử dụng đồng đô la Mỹ. Bên cạnh đó, tình trạng đô la hóa diễn ra càng lâu sẽ càng làm phát sinh nhiều bất lợi cho nền kinh tế còn đang phát triển tại Việt Nam.

Bên cạnh việc đặt quan điểm của các nhà quản lý làm cơ sở đề xuất giải pháp, một cơ sở quan trọng khác nhằm kiểm soát tình trạng đô la hóa chính là nguyên nhân gây dẫn đến tình trạng đô la hóa nền kinh tế Việt Nam. Đô la hóa nền kinh tế Việt Nam bắt nguồn từ bốn nguyên nhân chính bao gồm: lạm phát không đƣợc kiểm soát, tỷ giá hối đoái tăng liên tục, lãi suất tiền gửi bất ổn định, các nguồn vốn ngoại tệ từ nƣớc ngoài ồ ạt đổ vào nền kinh tế. Để kiểm soát tình trạng đô la hóa, trƣớc hết, các cấp quản lý cần đƣa ra những chính sách điều tiết phù hợp, hƣớng đến ổn định các nguyên nhân trên đây.

Thứ tƣ, xét về mức độ đô la hóa nền kinh tế Việt Nam, tỷ lệ đô la hóa đã có xu hƣớng giảm trong 17 năm qua, từ năm 2001 đến năm 2017. Điều này đã phản ánh kết quả tích cực trong cuộc chiến chống đô la hóa của cơ quan quản lý Việt Nam. Tuy nhiên, một quốc gia có nền kinh tế tiền mặt nhƣ Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý hoạt động sử dụng đô la Mỹ trong giao dịch hàng ngày của ngƣời dân. Vì vậy, Chính phủ và NHNN cần phải có những giải pháp mới để kiểm soát tình trạng đô la hóa trên thị trƣờng tự do. Sử dụng những kết quả thực tế từ nghiên cứu thực trạng đô la hóa nền kinh tế Việt Nam sẽ đƣa ra đƣợc các giải pháp mang tính thực tiễn hơn.

Thứ tƣ, đô la hóa không chỉ đơn thuần là hiện tƣợng kinh tế trong các nền kinh tế mới nổi, mà còn là một hiện tƣợng kinh tế toàn cầu. Tại các khu vực kinh tế nói chung, cũng các nền kinh tế quốc gia nói riêng, đô la hóa sẽ có những biểu hiện khác nhau và biện pháp kiểm soát khác nhau. Trong nghiên cứu về tăng cƣờng vai trò đồng nội tệ của các quốc gia là ứng cử viên tham gia Liên minh châu Âu, tác giả Ulrich Windischbauer (2016) cho thấy việc nghiên cứu chỉ dừng ở các quốc gia thành công trong công cuộc chống đô la hóa vẫn chƣa đủ yếu tố để tìm ra biện pháp phù hợp, mà còn cần phải tìm hiểu hoạt động chống đô la hóa tại các quốc gia có nền kinh tế tƣơng xứng. Việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về chống đô la hóa có thể giúp Việt Nam tìm ra đƣợc những biện pháp phù hợp để áp dụng lên nền kinh tế quốc gia. Dựa trên kết quả nghiên cứu ở Chƣơng 2, Việt Nam cần ghi nhận và tiếp thu các kinh nghiệm kiểm soát đô la hóa của Campuchia. Campuchia là quốc gia tiếp giáp với Việt Nam. Với nền kinh tế bán đô la hóa, chính quyền Campuchia vẫn kiểm soát tốt nền kinh tế trong nhiều năm qua. Điều này cho thấy các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô nhằm kiểm soát đô la hóa của Campuchia đã đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan. Từ đó, các cơ quan quản lý Việt Nam cần phải ghi nhận và học hỏi những ƣu điểm, đồng thời đề phòng các hạn chế từ hoạt động kiểm soát đô la hóa ở Campuchia. Bên cạnh đó, bài học kinh nghiệm từ Ecuador và Argentina đã cho thấy nền kinh tế bị đô la hóa hoàn toàn sẽ dẫn đến các cuộc khủng hoảng kinh tế. Việt Nam cần phải xem xét kỹ lƣỡng các hạn chế trong chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của hai quốc gia này để hạn chế gia tăng đô la hóa nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô la hóa nền kinh tế việt nam (Trang 65 - 67)