Giải pháp nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô la hóa nền kinh tế việt nam (Trang 74 - 75)

Nâng cao vị thế của đồng nội tệ là yêu cầu chung trong công cuộc chống đô la hóa nền kinh tế, theo quan điểm và chủ trƣơng của các cơ quan quản lý. Công việc này cần đƣợc thực hiện trong khoảng thời gian dài, với nỗ lực hợp tác của nhiều bộ phận trong nền kinh tế. Để đạt đƣợc mục tiêu này, việc quan trọng là phải lấy lại lòng tin của ngƣời dân đối với đồng nội tệ. Dƣới đây là một số đề xuất giúp cải thiện tâm lý của ngƣời dân:

- Thứ nhất, các chính sách đƣợc đƣa ra phải đảm bảo tỷ lệ lạm phát ở mức đƣợc chấp nhận. Nhƣ đã nghiên cứu, đô la hóa xảy ra khi tình hình lạm phát tại Việt Nam không đƣợc kiểm soát. Tâm lý về nền kinh tế không ổn định ảnh hƣởng nhiều đến quyết định sử dụng và dự trữ USD và bỏ rơi VND.

- Thứ hai, các chính sách kinh tế vĩ mô cần đƣợc nghiêm túc nghiên cứu và ban hành một cách hợp lý để nền kinh tế luôn đƣợc giữ ổn định, phù hợp với tốc độ phát triển của Việt Nam. Từ đó, đồng nội tệ mới có môi trƣờng phát triển tốt, tạo nhiều thu hút đối với nền kinh tế trong và ngoài nƣớc.

- Thứ ba, NHNN cần áp dụng các chính sách tỷ giá, chính sách lãi suất, chính sách quản lý ngoại hối phù hợp để khắc phục tình trạng đô la hóa, nâng cao vị thế đồng nội tệ. Trong tƣơng lai, khi nền kinh tế Việt Nam đƣợc hƣớng tới tự do hóa tài chính, nếu đô la hóa chƣa đƣợc loại bỏ ra khỏi nền kinh tế, khả năng Đô la Mỹ áp đảo Đồng Việt Nam trong nền kinh tế là điều sẽ xảy ra, đồng nội tệ sẽ bị đánh mất vị thế cạnh tranh, ngƣời dân sẽ quay lƣng với VND.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô la hóa nền kinh tế việt nam (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)