Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô la hóa nền kinh tế việt nam (Trang 76 - 102)

Dựa trên cơ sở về bài học kinh nghiệm quốc tế, các cấp quản lý Việt Nam cần cân nhắc một số biện pháp dƣới đây để thúc đẩy quá trình chống đô la hóa nền kinh tế.

4.2.6.1. Tăng cƣờng hợp tác quốc tế

Từ kinh nghiệm kiểm soát đô la hóa của Campuchia về tăng cƣờng hợp tác khu vực, Chính phủ Việt Nam cũng cần triển khai các thỏa thuận song phƣơng về đồng nội tệ. Mục tiêu của các thỏa thuận song phƣơng này là tăng cƣờng thanh toán và chuyển tiền qua biên giới với các nƣớc lân cận bằng nội tệ. Từ đó, Việt Nam và các quốc gia trong khu vực sẽ giảm bớt đƣợc sự phụ thuộc vào USD.

Việt Nam nên hợp tác với các tổ chức khu vực và quốc tế để chống hiện tƣợng đô la hóa. Bởi vì dù đất nƣớc có giàu mạnh và phát triển đi chăng nữa thì cũng không thể tự giải quyết đƣợc hiện tƣợng toàn cầu này. Quan hệ đối tác xuyên quốc gia giúp chia sẻ những kinh nghiệm trong việc phòng chống đô la hóa. Việc Việt Nam tiếp cận với quá trình xây dựng chính sách khác nhau của các nƣớc trên thế giới giúp Chính quyền đƣa ra những chính sách chọn lọc nhất để giảm thiểu và loại bỏ đô la hóa khỏi nền kinh tế. Sự phối hợp giữa các quốc gia sẽ dẫn tới sự thành lập các chƣơng trình đào tạo cán bộ xây dựng luật pháp liên quan đến vấn đề đô la hóa, tăng năng lực cho nguồn nhân lực đất nƣớc.

4.2.6.2. Tăng cƣờng nguồn nhân lực và công nghệ

Việt Nam là một quốc gia có nguồn nhân lực dồi dào, nhƣng kinh nghiệm cá nhân còn non trẻ, chƣa qua nhiều đào tạo. Nếu có thể, xây dựng một tổ chức nghiên cứu về đô la hóa độc lập tại Việt Nam và liên kết với các tổ chức quốc tế là điều cần thiết. Đây là một tổ chức sở hữu những cá nhân có kinh nghiệm và hiểu biết về công nghệ, phân tích dữ liệu, báo cáo kinh tế liên quan đến đô la hóa nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, những cá nhân này nên đƣợc gửi ra nƣớc ngoài để trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết, tìm hiểu về công nghệ và kỹ thuật khoa học tiên tiến.

Bên cạnh nguồn nhân lực, để kiểm soát và chống đô la hóa cũng cần một chƣơng trình cụ thể đƣợc xây dựng trên hệ thống vững chắc. Một yếu tố quan trọng để chƣơng trình này trở nên hiệu quả chính là sự tích hợp công nghệ cao. Bằng cách sử dụng các công cụ công nghệ, các tổ chức quản lý có thể giám sát và giảm thiểu tội phạm tài chính. Ngày nay, công nghệ cũng đóng vai trò quan trọng trong công tác đẩy lùi đô la hóa. Nó hỗ trợ đắc lực các ngân hàng cập nhật thông tin của khách hàng, kiểm soát các giao dịch, đƣa ra những dữ liệu đáng tin cậy để báo cáo cho NHNN.

4.2.6.3. Quản lý hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính khác

Các ngân hàng thƣơng mại và các tổ chức tài chính khác đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính của một quốc gia. Những tổ chức này cũng chính là những thực thể dễ bị tổn thƣơng bởi hiện tƣợng đô la hóa. Tuy nhiên, tại Việt Nam, không có nhiều tổ chức tài chính quan tâm nhiều vào tình trạng này. Các tổ chức này vẫn làm lơ với trách nhiệm đẩy lùi đô la hóa, tiếp tay cho hoạt động sử dụng USD tại Việt Nam, bởi vì mục tiêu hàng đầu của họ vẫn là tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp, không phải là ổn định nền kinh tế. NHNN cần đƣa ra nhiều quy định để khuyến khích các tổ chức tài chính tăng cƣờng tham gia chống đô la hóa nền kinh tế, cũng nhƣ ban hành nhiều hình thức xử phạt đối với những tổ chức không tham gia hợp tác.

Ngoài ra, NHNN cần giám soát chặt chẽ hoạt động của các NHTM và các tổ chức tài chính khác. Phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật, không tuân thủ là điều cần thiết để kiểm soát tốt hơn các hoạt động liên quan đến ngoại tệ trên thị trƣờng, giúp chống đô la hóa nền kinh tế.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Chƣơng 4 của khóa luận đã đƣa ra một số giải pháp nhất định nhằm kiểm soát đô la hóa nền kinh tế Việt Nam. Dựa trên các cơ sở quan trọng nhƣ quan điểm của các cấp quản lý về đô la hóa, thực trạng đô la hóa nền kinh tế Việt Nam và bài học kinh nghiệm quốc tế, các giải pháp đƣợc đề xuất với kỳ vọng mang lại hiệu quả cao hơn trong việc kiểm soát đô la hóa. Chƣơng 4 đã đƣa ra bốn nhóm giải pháp chính, bao gồm: hoàn

thiện khung pháp lý, kiến nghị các chính sách tiền tệ, nâng cao vị thế đồng nội tệ, xây dựng nguồn lực kinh tế và hệ thống ngân hàng. Đặc biệt, tất cả các thành phần tham gia trong nền kinh tế cần phải nghiêm túc phối hợp thực hiện để sớm mang lại kết quả và đạt đƣợc mục đích chung đã đề ra.

KẾT LUẬN

Tóm tắt kết quả nghiên cứu:

Đô la hóa là một hiện tƣợng kinh tế phức tạp, có các biểu hiện và diễn biến khác nhau đối với các nền kinh tế khác nhau. Luận văn đã giải quyết đƣợc các mục tiêu nghiên cứu đề ra, bao gồm: (i) Nghiên cứu tình trạng đô la hóa nền kinh tế trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; (ii) Nghiên cứu thực trạng đô la hóa ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2017 để có cái nhìn sâu sắc về diễn biến đô la hóa, nguyên nhân gây nên đô la hóa và tác động của đô la hóa lên nền kinh tế Việt Nam; (iii) Đề xuất các giải pháp nhằm kiểm soát tình trạng đô la hóa nền kinh tế Việt Nam.

Với kết cấu 04 chƣơng, luận văn đã hoàn thành những nội dung cơ bản sau: - Cơ sở lý luận đã làm rõ khái niệm đô la hóa và các khái niệm tƣơng tự đô la

hóa. Luận văn đã đƣa ra khái niệm đô la hóa là hiện tƣợng một hay nhiều đồng ngoại tệ đƣợc lƣu hành rộng rãi và sử dụng phổ biến trong nền kinh tế của một đất nƣớc, thay thế đồng nội tệ thực hiện một số hoặc toàn bộ các chức năng của tiền tệ. Khóa luận đã nghiên cứu lý thuyết các loại hình đô la hóa, từ đó rút ra đƣợc 03 nhóm chính gồm (i) đô la hóa chính thức, (ii) đô la hóa bán chính thức, (iii) đô la hóa không chính thức, đồng thời đánh giá mức độ đô la hóa. Qua đó, khóa luận đã phân tích các nguyên nhân và đánh giá tác động hai mặt của đô la hóa lên nền kinh tế.

- Kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát đô la hóa đã nghiên cứu tình hình chung về đô la hóa tại một số khu vực trên thế giới, từ đó phân tích tình trạng đô la hóa tại 03 quốc gia là Ecuador, Campuchia và Argentina. Dựa trên các nghiên cứu này, luận văn đã rút ra đƣợc các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc kiểm soát đô la hóa. Bài học kinh nghiệm quốc tế chính là cơ sở để đề xuất các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô nhằm kiểm soát đô la hóa tại Việt Nam. - Thực trạng đô la hóa nền kinh tế tại Việt Nam đã trình bày diễn biến sự hình

đoạn 2000 – 2017. Từ đó, luận văn đã nghiên cứu các nguyên nhân chính gây nên đô la hóa nền kinh tế Việt Nam là lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất tiền gửi và các dòng vốn từ nƣớc ngoài đổ vào Việt Nam. Đồng thời, tác động tích cực và tác động tiêu cực của đô la hóa đã đƣợc làm rõ về mức độ ảnh hƣởng lên nền kinh tế Việt Nam. Tình hình kiểm soát đô la hóa tại Việt Nam đã đƣợc phân tích thông qua khung pháp lý nhằm chống đô la hóa theo quan điểm của các nhà quản lý Việt Nam và kết quả nhận đƣợc từ các chính sách này. Qua phân tích, hiện tƣợng đô la hóa nền kinh tế Việt Nam đƣợc đánh giá đang có xu hƣớng giảm qua các năm dựa trên tỷ lệ đô la hóa tiền gửi trong hệ thống ngân hàng, nhƣng hiện tƣợng này vẫn khó kiểm soát trên thị tƣờng tự do. - Giải pháp kiểm soát đô la hóa nền kinh tế Việt Nam đã đƣợc đề xuất dựa trên

các cơ sở đã đƣợc nghiên cứu ở các phần trƣớc. Để kiểm soát và chống đô la hóa tại Việt Nam, cơ sở hạ tầng về pháp lý và tài chính phải đƣợc cải thiện nhiều hơn nữa, việc sử dụng đô la Mỹ phải trở nên kém hấp dẫn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam và các nhóm khách hàng, tài sản bằng VND phải mang lại nhiều hứa hẹn hơn so với USD. Luận văn kiến nghị các cấp quản lý Việt Nam cần xây dựng một lộ trình kiểm soát đô la hóa nền kinh tế cụ thể, với phạm vi thời gian và không gian đƣợc xác định rõ ràng. Đồng thời, để lộ trình này nhanh chóng nhận đƣợc các tín hiệu và kết quả khả quan, tất cả các thành phần kinh tế cần phải tích cực tham gia đảm nhiệm vai trò của mình, phối hợp nhịp nhàng với nhau để tránh xảy ra sai sót.

Bên cạnh kết quả đạt đƣợc, đề tài còn có một số hạn chế nhƣ sau:

- Việc đo lƣờng mức độ đô la hóa chỉ tập trung nghiên cứu đô la hóa phƣơng tiện cất giữ, vì luận văn không thể tiếp cận đƣợc thông tin và số liệu liên quan đến hai chỉ tiêu còn lại là đô la hóa phƣơng tiện thanh toán và đô la hóa sự định giá, niêm yết giá.

- Các giải pháp đƣợc đề xuất để kiểm soát đô la hóa nền kinh tế Việt Nam chƣa đi vào chi tiết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh

1. Adam, C., Goujon, M., Guillaumont-Jeanneney, S., Currency substitution and the transactions demand for money in Vietnam, University of Oxford, UK and

Professeur Invité, Department of Economics, October 2002

2. Agenor, P. P., Khan, M. S. 1995, Foreign Currency Deposits and The Demand

for Money in Developing Countries, Journal of Development Economics Vol.

50, 1996, pp. 101-118

3. Alvarez-Plata, P., García-Herrero, A., To dollarize or de-dollarize: Consequences for Monetary Policy, Paper prepared for the Asian Development

Bank, September 2007

4. Balino, T.J.T. 1999, Monetary Policy in Dollarized Economies, Available from <http://www.imf.org/external/pubs/nft/op/171/> [May 11, 2018]

5. Bradbury, M., Vernengo, M., The Limits to Dollarization in Ecuador: Lessons from Argentina, University of Utah, Working Paper, No. 2008-12, 2008

6. Business, 2017, Transaction Costs: Saving Time and Money, Available from <https://www.khmertimeskh.com/news/36268/transaction-costs--saving-time- and-money/> [May 11, 2018]

7. Buszko, M., Krupa, D., Foreign Currency Loans in Poland and Hungary – A Comparative Analysis, 2015

8. Calvo, G., Vegh, C., Currency Substitution in Developing Countries: An Introduction,IMF Working Paper, No. 92/40, May 1992

9. Duma, N., Dollarization in Cambodia: Causes and Policy Implications, IMF

Working Paper, March 2011

10.Feige, E., Dynamics of Currency Substitution, Asset Substitution and De facto Dollarisation and Euroisation in Transition Countries, Comparative Economic

11.Fischer, S., Ecuador and the IMF, May 19, 2000

12.Hanke, S.H. 1999, Dinar Inflation, Available from <https://mises.org/library/dinar-inflation> [May 11, 2018]

13.Hanke, S.H., Schuler, K., A Dollarization Blueprint For Argentina, Foreign

Policy Briefing, No. 52, March 11, 1999

14.Hauskrecht, A., Hai, N.T. 2004, Dollarization in Vietnam, Kelly School of

Business, Indiana University, Department of Business Economics and Public Policy, Second draft, July 2004

15.Hoang, V.Q., Analyses on Gold and US Dollar in Vietnam's Transitional Economy, Centre Emile Bernheim Research Institute in Management Sciences,

Working Paper, No. 04/033, July 2004

16.Holtfrerich, C. L., The German Inflation 1914-1923: Causes and Effects in International Perspective, February 6, 2013

17.Hungwe, B. 2014, Zimbabwe’s multi-currency confusion, Available from

<http://www.bbc.com/news/world-africa-26034078> [May 11, 2018]

18.Im, T.N., Dabadie, M. 2007, Dollarization in Cambodia, National Bank Of

Cambodia

19.IMF, Gold in the IMF, Factsheets, April 20, 2018, Available from

<http://www.imf.org/en/About/Factsheets/Sheets/2016/08/01/14/42/Gold-in- the-IMF> [May 11, 2018]

20.IMF, Mexico: Selected Issues, Staff Country Reports, August 13, 2014

21.Investopedia, Dollarization, Available from <https://www.investopedia.com/terms/d/dollarization.asp> [May 11, 2018] 22.Liping, H., Hyperinflation: A World History, October 3, 2017

23.Mack, C., Joint Economic Committee of the Congress, Basic of Dollarization,

24.Mathieson, D.J., Wickham, P. 1995, Dollarization in Transition Economies: Evidence and Policy Implications, IMF Working Paper, September 1995

25.McCosh, D.J. 1999, Mexican Ponders Benefits and Risks of Dollarization,

Available from <https://www.joc.com/mexico-ponders-benefits-and-risks- dollarization_19990526.html> [May 11, 2018]

26.Mun, S.M. và Jung, S.H., Dollarization in North Korea: Evidence from a Survey

of North Korean Refugees, East Asian Economic Review, Vol. 21, No. 1, March

30, 2017, pp. 81-100

27.Mwase, N., Kumah, F. Y., Revisiting the Concept of Dollarization: The Global

Financial Crisis and Dollarization in Low-Income Countries, IMF Working

Paper, January 2015

28.Neav, C. 2017, Session 3: Regional Cooperative Arrangements to Enhance the

International Monetary System, National Bank of Cambodia, Riel Stability

Development, March 8, 2017

29.Nurkse, R, League of Nations. Economic, Financial, and Transit Dept, The Course and Control of Inflation: A Review of Monetary Experience in Europe after World War I, 1946

30.Paredes, G.J., Ecuador: Why Exit Dollarization, CEPAL Review, No. 121,

April 2017, pp. 139-156

31.Rennhack, R., Nozaki, M. 2006, Financial Dollarization in Latin America, IMF Working Paper, January 2006

32.Sheppard, H.E., Dollarization of Ecuador: Sound Policy Dictates U.S. Assistance to This Economic Guinea Pig of Latin America, Indiana International

and Comparative Law Review, Vol. 11, No. 1, January 1, 2000

33.Smith, G., Nugée, J., The Changing Role of Central Bank Foreign Exchange Reserves, Official Monetary and Financial Institutions Forum, September 2015

34.Torre, A., Yeyati, E.L., Schmukler, S.L., Financial Globalization: Unequal Blessings, The World Bank Latin America and the Caribbean Region Office of

the Chief Economist and Development Research Group Investment Climate, Policy Research Working Paper, No. 2903, pp. 3

35.Velde, F.R., Veracierto, M., Dollarization in Argentina, ResearchGate, February 2000

36.Vouthy, K. 2016, Policy Implications, National Bank Of Cambodia – Riel

Stability Development, October 20, 2016

37.Wallace, J. 2013, Development and Its Discontent, Available from

<https://latitude.blogs.nytimes.com/2013/04/12/development-and-its- discontent/> [May 11, 2018]

38.Wang, S. 2016, Examining the Effects of Dollarization on Ecuador, Available

from <http://www.coha.org/examining-the-effects-of-dollarization-on-ecuador/> [May 11, 2018]

39.Windischbauer, U. 2016, Strengthening the role of local currencies in EU Candidate and Potential Candidate Countries, European Central Bank,

Occasional Paper Series, No. 170, April 2016

40.Winkler, A., Mazzaferro, F., Nerlich, C., Thimann, C. 2004, Official Dollarisation/Euroisation: Motives, Features And Policy Implications Of Current Cases, European Central Bank, Occasional Paper Series, No. 11,

Febuary 2014

41.World Bank Group, Migration and Remittances: Recent Developments and Outlook, Special Topic: Global Compact on Migration, Migration and

Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Chu Khánh Lân, Điều hành chính sách tỷ giá nhằm giảm tình trạng đô la hóa của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013, Tạp chí Khoa học

và Đào tạo Ngân hàng, Số 140+141, 2014

2. Đặng Phong, 21 Năm Viện Trợ Mỹ ở Việt Nam, Viện nghiên cứu khoa học thị

trƣờng – giá cả, 1991

3. Đoàn Văn Trƣờng, Tình trạng đô la hóa ở Việt Nam và những giải pháp khắc phục, Nghiên cứu Kinh tế, Số 320, Tháng 1/2005

4. Lê Văn Hải, Tình trạng Dollar hóa ở Việt Nam và những giải pháp khắc phục, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, Số 3, 2005

5. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Tiền đang lưu hành, Truy cập tại

<https://www.sbv.gov.vn> [Truy cập ngày 11/05/2018]

6. Nguyễn Anh Tuấn, Hiện tượng đô la hóa: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho

Việt Nam, Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, Số 6, 2011

7. Nguyễn Thị Hồng, Đô la hóa và điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, Số 5, 2011

8. Nguyễn Thiện Cƣờng, Đánh giá các giải pháp hạn chế mức độ đô la hóa, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, Số 68, 2011

9. Phạm Thị Vân Anh, FDI và những kỷ lục mới, Tạp chí Tài chính, Truy cập tại <http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/fdi-va-nhung-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô la hóa nền kinh tế việt nam (Trang 76 - 102)