Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong nền kinh tế số tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 7 tp hồ chí minh (Trang 33 - 35)

2.2.3.1 Đối tượng khách hàng của dịch vụ ngân hàng hàng bán lẻ là các khách hàng cá nhân riêng lẻ, hộ gia đình và các doanh nhiệp vừa và nhỏ

Như khái niệm được rút ra ở trên, dịch vụ NHBL là việc ngân hàng cung ứng các dịch vụ ngân hàng đến từng cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối tượng khách hàng khác nhau về độ tuổi, nghề nghiệp và quy mô, do vậy nhu cầu của họ đối với các dịch vụ ngân hàng cũng khác nhau. Xuất phát từ đặc điểm đó, buộc các ngân hàng phải nghiên cứu để đưa ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng khách hàng để phát triển dịch vụ NHBL của chính ngân hàng mình. Điều này đi đôi với việc, ngân hàng phải đánh giá được khả năng tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, độ rủi ro và những lợi ích mà ngân hàng nhận được khi tài trợ những nhóm đối tượng khách hàng này.

2.2.3.2 Số lượng giao dịch lớn nhưng giá trị từng giao dịch không cao

Do đối tượng khách hàng của dịch vụ NHBL là các các nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên số lượng khách hàng của NHBL rất lớn dẫn đến

số lượng giao dịch cũng rất nhiều và thường xuyên. Tuy nhiên, giá trị mỗi giao dịch của NHBL thường nhỏ hơn giá trị mỗi giao dịch của ngân hàng bán buôn (NHBB), vì giá trị mỗi giao dịch của NHBL chỉ tương ứng với nhu cầu của một các nhân hay một hộ gia đình.

2.2.3.3. Độ rủi ro thấp

Những giao dịch của cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thường xuyên và ổn định góp phần mang lại nguồn thu nhập đáng kể, tạo ra sự tăng trưởng bền vững của ngân hàng. Bên cạnh đó, giá trị của các giao dịch bán lẻ không quá lớn nên rủi ro của mỗi giao dịch không quá cao, điều này góp phần đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng.

2.2.3.4. Danh mục sản phẩm đa dạng

Do đặc trưng về đối tượng khách hàng của dịch vụ NHBL là các cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khác nhau về độ tuổi, giới tính, tập quán, văn hóa, vị trí địa lý,... nên nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cũng khác nhau. Vì thế, các NHBL muốn đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng cần phải có một danh mục các sản phẩm đa dạng và không ngừng cải tiến.

2.2.3.5. Dịch vụ ngân hàng bán lẻ phát triển trên nền tảng công nghệ cao và công tác Marketing đóng vai trò rất quan trọng, nhất là trong nền kinh tế số

- Dịch vụ NHBL có thể thực hiện được nhờ công nghệ thông tin, cụ thể là: + Công nghệ thông tin là tiền đề quan trọng để lưu trữ và xử lý cơ sở dữ liệu tập trung, cho phép thực hiện các giao dịch trực tuyến.

+ Công nghệ thông tin hỗ trợ triển khai các dịch vụ ngân hàng bán lẻ như: chuyển tiền, huy động vốn, trích nợ tự động và cho vay dân cư,...

+ Công nghệ thông tin góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản trị ngân hàng do khả năng trao đổi thông tin tức thời.

- Đối với hoạt động NHBL, marketing đóng vai trò rất quan trọng: Do đối tượng khách hàng chủ yếu là khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những đối tượng này rất nhạy cảm, dễ dàng thay đổi nhà cung cấp, mức độ trung thành không cao, do đó marketing đóng vai trò quan trọng trong

việc thắt chặt mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, đồng thời duy trì và phát triển lòng trung thành của khách hàng đối với ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong nền kinh tế số tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 7 tp hồ chí minh (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)