Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong nền kinh tế số tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 7 tp hồ chí minh (Trang 115 - 119)

Là đơn vị trực thuộc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nên những chỉ đạo, định hướng của HSC có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Để dịch vụ NHBL tại Vietinbank chi nhánh 7 phát triển và đạt được thành công hơn nữa trong những năm tới, đạt được mục tiêu đề ra của HSC, HSC cần xem xét, thực hiện các nội dung sau:

- Tăng vốn tự có

Từ nguồn nội bộ, chủ yếu là lợi nhuận giữ lại. Nguồn vốn này giúp ngân hàng không phải phụ thuộc vào thị trường vốn và không phải chịu chi phí cao do tìm kiếm nguồn tài trợ từ bên ngoài, đồng thời không làm loãng quyền kiểm soát của HSC cũng như không đe dọa đến việc mất quyền kiểm soát của cổ đông hiện hữu. Do vậy, Vietinbank cần xác định tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để bổ sung vốn tự có hợp lý, tránh tình trạng chi trả cổ tức quá cao làm tăng trưởng vốn chậm hoặc ngược lại lợi nhuận giữ lại cao, tăng trưởng vốn nhanh nhưng tốc độ tăng lợi nhuận không theo kịp làm giảm thu nhập của cổ đông. Nếu ngân hàng có tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để bổ sung vốn tự có hợp lý, ổn định qua các năm và tương ứng với tốc độ tăng trưởng tài sản có thì ngân hàng mới có dấu hiệu tốt và thể hiện sự phát triển ổn định.

Đối với tăng vốn tự có bằng phát hành cổ phiếu: biện pháp này có thể làm tăng năng lực tài chính của chi nhánh nhưng chi phí phát hành cao hơn các phương thức khác và làm loãng quyền kiểm soát ngân hàng, giảm thu nhập trên mỗi cổ phiếu.

Đối với tăng vốn bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi: sẽ tránh được tình trạng gia tăng số lượng cổ phiếu trên thị trường và tránh làm thu nhập cổ động sụt giảm. Đồng thời, Vietinbank sẽ có nguồn vốn dài hạn ổn định để phục vụ cho vay các dự án có thời gian dài, thu nhập cao hơn, giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

- Phát triển tài sản có

Đẩy mạnh giải quyết nợ xấu: tích cực tăng cường xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Tiếp tục tăng cường các biện pháp xử lý nợ, khởi kiện, tịch thu tài sản đảm bảo và phát mãi tài sản nhằm thu hồi vốn.

Thứ hai, phát triển thương hiệu:

Trong giai đoạn hội nhập với nhiều thách thức, cạnh tranh, diễn biến thị trường khó dự báo như hiện nay, việc xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Vietinbank có ý nghĩa thiết thực, góp phần quan trọng giúp ngân hàng nâng cao

năng lực cạnh tranh trong giai đoạn mới để tiếp tục giữ vững vị trí là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam. Vì vậy, chiến lược phát triển thương hiệu Vietinbank sẽ gắn với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của ngân hàng, khách hàng, đối tác và cộng đồng. Trước mắt, cần phải thực hiện:

- Xây dựng kế hoạch ngân sách cho việc phát triển thương hiệu, đặc biệt ngân sách để truyền thông, quảng bá thương hiệu.

- Tăng cường quan hệ công chúng, giao tiếp cộng đồng, tạo mối quan hệ giữa ngân hàng với ban biên tập các báo, các cơ quan chính trị - đoàn thể, các trường đại học, tham gia hội chợ triển lãm, chương trình khuyến mãi, công bố sản phẩm mới..., tham gia tài trợ các chương trình xã hội, hoạt động từ thiện, chương trình ca nhạc ủng hộ quỹ người nghèo, tài trợ các cuộc thi học thuật như chuyên viên tài chính, giám đốc tài chính, các gameshow truyền hình, quỹ học bổng khuyến học, quỹ bảo trợ tài năng trẻ, tài trợ cho Câu lạc bộ doanh nghiệp trẻ...

Thứ ba, mở rộng việc sử dụng và phân tích dữ liệu chuyên sâu:

Việc phân tích dữ liệu chuyên sâu phát triển theo cấp số nhân theo thời gian. Mỗi lần lặp lại, nguồn dữ liệu được thêm vào và kết quả đo lường hiệu suất theo hành vi tiêu dùng nhằm nâng cao tính chính xác của các mô hình dự đoán. Nó cũng cho phép Vietinbank điều chỉnh các nguồn dữ liệu ở chiều hướng ngược lại để đơn giản hóa thêm ngày càng nhiều dữ liệu. Với mỗi lần lặp, khả năng dự báo tăng lên trong khi chi phí có thể đi xuống nhằm nâng cao hiệu quả tiếp thị. Xuất phát từ quan điểm của khách hàng, các thông điệp của ngân hàng sẽ tập trung hơn vào “mục tiêu,” cải thiện trải nghiệm của khách hàng, sự thõa mãn và giá trị thời gian.

Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ trở thành một điều cần thiết cho các dịch vụ tài chính để cung cấp trải nghiệm tốt hơn, chi phí thấp hơn, giảm thiểu rủi ro, tăng doanh thu và cung cấp một lợi thế cạnh tranh. Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ bắt đầu phát triển, hỗ trợ các nhu cầu phức tạp đối với người lớn tuổi và lập kế hoạch tài chính đối với tuổi thọ của họ. Sự kết hợp của phân tích chuyên sâu, Internet vạn vật (IOT) và dữ

liệu lớn sẽ cho phép Vietinbank tích hợp các thói quen hàng ngày của khách hàng liền mạch hơn và chuyển giọng nói thành giao diện người dùng mới.

Thứ tư, cải thiện đa kênh phân phối:

Xu hướng tương tác giao dịch trên các kênh số hóa sẽ tăng trong thời gian tới. Với sự phát triển trong công nghệ số hóa, ngân hàng trực tuyến và điện thoại di động, việc truy cập vào các sản phẩm ngân hàng và các giao dịch không còn giới hạn trong một vị trí địa lý, điều này tạo sự thuận tiện cho khách hàng.

Trong thời gian tới, Vietinbank cần triển khai nhiều hơn các hoạt động liên quan đến số hóa các quy trình hiện tại, trong đó tập trung vào các khách hàng thương mại và giao dịch qua điện thoại di động nhằm xử lý khoản vay, mở tài khoản, đăng ký dịch vụ, đạt được tốc độ, hiệu quả. Vietinbank cần chú trọng tăng cường đầu tư công nghệ (hoặc hợp tác với các công ty tài chính công nghệ) để đơn giản hóa các quy trình cho vay kinh doanh, sử dụng đội ngũ cán bộ chi nhánh để bán các dịch vụ này.

Thứ năm, mở rộng thanh toán số hóa:

Mặc dù, hiện nay đã có sự tăng trưởng qua các kênh số hóa, tiền mặt vẫn là một hình thức thanh toán chính đối với nhiều người, đặc biệt đối với các giao dịch có giá trị thấp và các nhóm đối tượng nhất định. Các thuộc tính giúp tiền mặt tiếp tục được sử dụng rộng rãi bao gồm: tốc độ, sự chấp nhận rộng rãi, bí mật danh tính, không mất phí,… thanh toán qua các thiết bị di động được dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh mẽ nhờ sự phát triển nhanh chóng của các thiết bị di động, giống như nhiều xu hướng thanh toán trên thế giới và sự ảnh hưởng của Trung Quốc đến có ý nghĩa rất lớn.

Sự tích hợp của việc phân tích khách hàng, cải thiện quản lý gian lận, các giải pháp tiêu dùng thông qua ví điện tử và các dịch vụ giá trị gia tăng khác sẽ có tác động tích cực đối với cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Người ta cho rằng sự cải thiện liên tục trong sinh trắc học và thanh toán an toàn sẽ trở thành bắt buộc trong tương lai, trong khi các giải pháp quản lý tài chính tích hợp với thời gian thực sẽ trở nên phổ biến. Người tiêu dùng và hoạt động kinh doanh trên thị trường

sẽ quyết định người chiến thắng, vì vậy, Vietinbank cần có giải pháp mới để giải quyết nhu cầu của khách hàng về tốc độ, tính năng sản phẩm và bảo mật.

Thứ sáu, hoàn thiện hệ thống các công cụ quản lý, điều hành dịch vụ NHBL: hệ thống chỉ tiêu kế hoạch, phân giao kế hoạch và đánh giá thực hiện kế hoạch. Việc phân giao chỉ tiêu kế hoạch cần gắn với khả năng, điều kiện triển khai thực hiện tại mỗi địa bàn, đơn vị. Các chỉ đạo cụ thể về dịch vụ NHBL cần được cập nhật theo sát tín hiệu thị trường, hướng dẫn kịp thời, đầy đủ cho các chi nhánh triển khai.

Thứ bảy, xây dựng một danh mục sản phẩm, dịch vụ chuẩn, đa dạng, phong phú về tiện ích, chất lượng cao dựa trên nền công nghệ hiện đại, trong đó lựa chọn một số sản phẩm có tính cạnh tranh cao để đầu tư, phát triển thành sản phẩm “lõi” của Vietinbank, tạo sự khác biệt với các ngân hàng khác và là sản phẩm riêng mang thương hiệu của Vietinbank. Các sản phẩm sau khi đã được triển khai thí điểm và nghiệm thu tốt cần nhanh chóng triển khai ra toàn hệ thống để chiếm lĩnh khách hàng.

Thứ tám, rà soát, chuẩn hoá quy trình, thủ tục theo hướng đơn giản, thân thiện, dễ tiếp cận để nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

Thứ chín, nâng cao chất lượng giao dịch khách hàng thông qua việc giám sát thực hiện giao dịch khách hàng đối với cán bộ giao dịch khách hàng. Công tác giám sát được thực hiện thường xuyên tại chi nhánh, HSC triển khai các đợt đánh giá định kỳ và đột xuất, có cơ chế xử lý thưởng, phạt rõ ràng.

Thứ mười, tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bán lẻ theo hướng đào tạo nâng cao các kiến thức về NHBL và kỹ năng mềm cho đối tượng đã được đào tạo cơ bản, cập nhật kiến thức về sản phẩm dịch vụ, kỹ năng bán hàng cho các đối tượng mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong nền kinh tế số tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 7 tp hồ chí minh (Trang 115 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)