Khái quát thực trạng phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 35 - 39)

2.2.1.1.Cơ sở hạ tầng:

Những năm gần đây, Hướng Hoá rất chú trọng trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển và có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện từng bước mục tiêu CNH HĐH nông nghiệp nông thôn. Mạng lưới điện, đường, trường, trạm không ngừng hoàn thiện, nhiều công trình được đầu tư xây dựng và đã vào sử

dụng đem lại hiệu quả phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống dân sinh. Tổng số vốn xây đầu tư xây dựng thực hiện trên địa bàn năm 2010 đạt 523,4 tỷ đồng. Đến nay 22/22 xã , thị trấn đã có điện lưới quốc gia vào đến trung tâm xã; đường giao thông vào trung tâm 22/22 xã, thị trấn; 01 Bệnh viện đa khoa với quy mô trên 100 giường bệnh phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh không chỉ cho người dân trong huyện mà còn giúp đỡ các huyện bạn Lào giáp biên; Sân vận động có sức chứa 15.000 chổ ngồi và Trung tâm Văn hoá - TDTT đảm bảo nhu cầu thể dục - thể thao trên địa bàn; mạng bưu chính viễn thông ngày càng chú trọng nâng cấp và mở rộng, hiện 100% các xã, thị trấn đều có điện thoại vào trung tâm xã (mạng Visat), toàn huyện có 7.900 máy điện thoại, trung bình 11,2 máy/100 dân.

2.2.1.2. Nông - Lâm nghiệp:

Trong sản xuất nông lâm nghiệp, Hướng Hoá đã tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá; hình thành các vùng chuyên canh sản xuất các sản phẩm có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao; gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến; chăn nuôi phát triển cả số lượng lẫn chủng loại. Cây cà phê được xác định là một trong những loại cây chủ lực của huyện, được trồng có quy hoạch trên địa bàn, tổng diện tích cây cà phê chè catimo hiện có là 4.459,8ha, sản lượng năm 2010 đạt 5.480,7 tấn cà phê nhân. Những năm gần đây, cây sắn cũng được xem là một cây trồng xoá đói giảm nghèo của huyện, năm 2010 diện tích sắn thu hoạch đạt 4.218,5 ha, năng suất bình quân 18 tấn/ha. Hiện nay trên địa bàn có 05 nhà máy chế biến cà phê, 01 nhà máy tinh bột sắn với công nghệ tiên tiến nhất, xuất khẩu sản phẩm đi các nước.

Nhờ đất đai, thời tiết khí hậu thuận lợi nên có điều kiện để phát triển nông - lâm - nghiệp. Tài nguyên rừng chiếm diện tích khá lớn ở tỉnh Quảng Trị, đa dạng về chủng loại gỗ quý và loại thú như: Lát hoa, kiền kiền, gụ sao,

sến mật, lim, huê mộc, kỳ nam, sa nhân, mã tiền..., Bò tót, nai, khỉ, vượn, hổ, vẹt... Tốc độ tăng trưởng ngành nông - lâm - nghiệp đạt 11,34%, giá trị ước đạt 221 tỷ đồng. Tổng diện tích gieo trồng đạt 9.627,5ha, tăng 1,4% so với kế hoạch. Kinh tế trang trại là một mô hình phát triển và ngày càng được nhân rộng. Hiện có 354 trang trại (theo tiêu chí mới) xây dựng theo mô hình hộ gia đình và nhóm hộ chủ yếu sản xuất trên các lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản. Nhiều trang trại sản xuất kinh doanh đã mang lại hiệu quả góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế của huyện. Phát triển ổn định theo hướng sản xuất hàng hoá. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên toàn huyện là 63,2ha, sản lượng thu hoạch đạt 119,6 tấn.

2.2.1.3.Thương mại - Dịch vụ:

Chú trọng xem thương mại - dịch vụ là một trong những tiền đề thúc đẩy nền kinh tế huyện nhà phát triển toàn diện. Từ đầu tư vốn, mở rộng lĩnh vực kinh doanh - dịch vụ, huyện đã huy động nhiều thành phần kinh tế tham gia đạt hiệu quả. Đặc biệt, tập trung ở trung tâm thị trấn Khe Sanh, Lao Bảo và ven đường Quốc lộ 9. Hàng hoá đa dạng về chủng loại, giá cả ổn định, mở rộng thị trường đến các xã vùng sâu, vùng xa phục vụ cơ bản nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Lĩnh vực Bưu chính - Viễn thông ngày càng được mở rộng và phát triển. Duy trì và hoạt động có hiệu quả tại 04 bưu cục, 19 điểm bưu điện văn hoá xã.

2.2.1.4.Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp:

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được chú trọng ưu đãi và phát triển. Sản xuất của ngành tiếp tục duy trì đạt tốc độ tăng trưởng cao. Cơ sở hạ tầng đầu tư phát triển, công nghiệp được quan tâm; hoàn thành Đề án và quy hoạch chi tiết Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Hướng Tân. Lĩnh vực công nghiệp chế biến nông sản và sản xuất hàng tiêu dùng bước đầu đã khai thác được lợi thế về nguồn nguyên liệu tại địa phương để nâng cao giá trị

sản phẩm phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 256,3 tỷ đồng, vượt 6,8% kế hoạch năm.

2.2.1.5.Giáo dục - Đào tạo:

Hiện toàn huyện có 02 trường THPT (Hướng Hoá và Lao Bảo), 01 trường phổ thông dân tộc nội trú, 01 Trung tâm GDTX & Hướng nghiệp dạy nghề, 38 trường học các cấp (Mầm non, Tiểu học, THCS). Đã hoàn thành công tác phổ cập THCS năm 2005. Chất lượng, số lượng học sinh giỏi ở các bậc học ngày càng được nâng lên rõ rệt qua các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Phong trào xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh; số lượng tổ chức hội, hội viên Hội khuyến học tăng, các cấp hội khuyến học từ huyện đến xã rất tích cực trong việc xây dựng quỹ hội, hoạt động nề nếp, hiệu quả. Các đơn vị, cá nhân tiếp tục đỡ đầu, trao học bổng cho học sinh giỏi, học sinh nghèo vợt khó vươn lên trong học tập. Toàn huyện có 30 Trung tâm học tập cộng đồng.

2.2.1.6.Y tế:

Công trình Bệnh viện Đa khoa huyện có quy mô 100 giường bệnh được đưa vào sử dụng năm 2004 đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh, tư vấn cho nhân dân thuộc 22 xã, thị trấn, trong đó phần lớn là người đồng bào dân tộc thiểu số Pa Kô, Vân Kiều, gia đình chính sách, người có công với nước.... Hàng năm, Bệnh viện đã triển khai thực hiện thu khám, chữa bệnh đạt trên 7.000 lượt/năm trong đó có cả nhân dân nước bạn Lào ở các huyện giáp biên giới như: Mường Noòng, Tù Muồi, Sê Pôn. Với mạng lưới liên hoàn từ Bệnh viện, Trung tâm Y tế Dự phòng đến Trạm Y tế 22 xã, thị trấn, 3 phòng khám khu vực, đã phối hợp chặt chẽ, giải quyết kịp thời, có những giải pháp tích cực, giảm đáng kể các loại bệnh nguy hiểm thường xuất hiện trên địa bàn như: Sốt rét, sốt xuất huyết, tả lỵ... Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng tính đến cuối năm 2010 còn 31,43%. Trên địa bàn huyện có 17 làng không sinh con thứ 3 trở lên, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,84%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 35 - 39)