Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục pháp luật QLBVR và xoá bỏ dần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 127 - 128)

những tập quán không có lợi cho công tác QLBVR

Thực tế cho thấy nếu công tác tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ rừng được quan tâm, nhận thức về công tác bảo vệ rừng của người dân được nâng cao thì số vụ vi phạm các qui định của Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng sẽ giảm. Tuy nhiên việc tuyên truyền bảo vệ rừng vẫn còn những hạn chế nhất định như còn nặng về hình thức, nội dung chưa phong phú, hấp dẫn, chưa phù hợp với từng đối tượng người nghe, chưa tổ chức khảo sát đánh giá để đúc rút kinh nghiệm nhằm làm cho công tác tuyên truyền ngày cáng tốt hơn.

Để công tác tuyên truyền BVR phát huy hiệu quả, trong thời gian tới chú trọng đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền cho phù hợp với tình hình thực tiển của từng địa bàn và từng loại hình đối tượng. Lấy địa bàn thôn, bản làm trung tâm để tổ chức tuyên truyền, gắn tuyên truyền với việc xây dựng hương ước, quy ước BVR để khơi dậy, nâng cao ý thức trách nhiệm và tính tự giác của từng cá nhân, cộng đồng, dòng họ, phát huy tính tích cực của phong tục tập quán vào việc bảo vệ rừng. Có biện pháp khuyến khích sự cùng tham gia của người dân. Xây dựng chương trình kế hoạch tuyên truyền và định kỳ tổ chức khảo sát đánh giá để điều chỉnh nội dung tuyên truyền cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả đem lại.

Vận động bà con dân tộc thiểu số thay đổi xoá bỏ dần những tập quán, thói quen tiêu cực xâm hại đến tài nguyên rừng như : Tập quán thói quen phát nương làm rẫy, sử dụng gỗ trái phép để làm nhà, săn bắt động vật rừng, dùng củi đun trong sinh hoạt… chuyển thói quen sử dụng gỗ từ rừng tự nhiên sang gỗ chế biến nhân tạo, sử dụng kim loại nhựa Polyme, sử dụng những vật liệu thay thế như Bêtông, ván nhân tạo… khuyến khích một số hộ gia đình tự nguyện xây dựng, sử dụng bếp đun từ hầm Biogas.

Để làm được những vấn đề này đòi hỏi phải có sự tiên phong gương mẫu của già làng, trưởng bản, các cán bộ hội đòan thể giúp cho nhân dân noi theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 127 - 128)